Sao nhập ngũ 2023 tập 7

Vừa hé lộ dàn người chơi mùa mới, khán giả 'Sao nhập ngũ' đã rủ nhau ngừng xem vì lo sợ Nhã Phương sẽ làm 'khách mời trường kỳ của phòng y tế'.

Mới đây, trên mạng xã hội Facebook rò rỉ loạt hình ảnh dàn người đẹp Vbiz tham gia Sao nhập ngũ 2023. Là chương trình truyền hình thực tế về quân đội được đông đảo khán giả quan tâm, thông tin về dàn sao góp mặt trong Sao nhập ngũ nhanh chóng gây chú ý.

Không khó để nhận ra sự xuất hiện của những cái tên nổi đình đám thời gian gần đây như: hoa hậu Đoàn Thiên Ân, siêu mẫu Võ Hoàng Yến, Linh Ngọc Đàm, rapper Mai Âm Nhạc, Trang Hý, Diễm My 9X, Thùy Anh, Nhã Phương.

Sao nhập ngũ 2023 tập 7

Lộ diện dàn sao nữ tham gia Sao nhập ngũ mùa mới

Khác với các năm trước, đội hình năm nay quy tụ đủ diễn viên, ca sĩ, hot Tiktoker, hoa hậu... Đặc biệt, sự xuất hiện của Nhã Phương tạo lên nhiều luồng ý kiến.

Lần gần nhất Nhã Phương xuất hiện ở chương trình thực tế là trong một tập phát sóng của 2 ngày 1 đêm với vai trò khách mời cùng Thúy Ngân. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, phản ứng hóa học của bộ đôi diễn viên Cây táo nở hoa không mang lại tương tác thú vị cho chương trình.

Sao nhập ngũ 2023 tập 7

Sao nhập ngũ 2023 tập 7

Sao nhập ngũ 2023 tập 7

Nhã Phương từng nhận nhiều lời chê khi xuất hiện làm khách mời "2 ngày 1 đêm" khiến Trường Giang phải nhiều phen toát mồ hôi hột

Thậm chí nhiều khán giả còn chê phản ứng của bà xã Trường Giang nhạt nhẽo, không chịu lăn xả để tham gia các hoạt động tập thể và còn khiến Trường Giang “mất tự nhiên”. Do đó, việc Nhã Phương góp mặt trong Sao nhập ngũ khiến khán giả e ngại chuyện nữ diễn viên sẽ tiếp tục là nhân tố gây tranh cãi trong chương trình.

Một chương trình đòi hỏi thể lực cao như Sao nhập ngũ, một số netizen lo ngại Nhã Phương khó lòng theo kịp vì quá “èo uột”. Nếu ở 2 ngày 1 đêm có ông xã luôn bên cạnh hỗ trợ thì sang Sao nhập ngũ, liệu Nhã Phương có đủ sức khỏe để tự vượt qua các hoạt động một mình.

Một số bình luận nổi bật:

- “Bữa 2 ngày 1 đêm tập có Nhã Phương đã bỏ qua rồi. Haizzz. Giờ không lẽ bỏ nguyên mùa Sao nhập ngũ nữa!”.

- “Xem 2 ngày 1 đêm thấy Nhã Phương yếu như sên, không hiểu show này sống sót thế nào đây”.

- “Thí dụ nhà sản xuất cut hết phần có Nhã Phương được khum?”.

- “Team ok hết á mà sao có Nhã Phương vậy. Dẹo quá trời không thích hợp”.

- “Nhã Phương đang chơi cái bị bệnh rồi nhõng nhẽo ai ?? Không có Trường Giang kế bên không ai nhường rồi sao đây”.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ tổng hợp toàn bộ những quy định đáng chú ý về nghĩa vụ quân sự.

1. Nghĩa vụ quân sự là gì? Điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự

Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định rõ:

1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Theo đó, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú… đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Đồng thời, tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng quy định công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ:

- Có lý lịch rõ ràng;

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

- Có trình độ văn hóa phù hợp.

Trong đó, về tiêu chuẩn văn hóa, theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

nghia vu quan su

2. Tuổi nghĩa vụ quân sự 2023 là bao nhiêu?

Cũng như các năm trước đây, năm 2023 tới đây, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự vẫn là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi. Đây là quy định tại Điều 30 của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành.

Lưu ý, độ tuổi nhập ngũ được tính từ ngày tháng năm sinh ghi trên giấy khai sinh của công dân cho đến ngày giao quân.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì?

Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên, công dân được gọi nhập ngũ phải đáp ứng 04 điều kiện: Lý lịch rõ ràng; tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe, văn hóa.

Trong đó, về tiêu chuẩn về sức khỏe, Thông tư 148/2018/TT-BQP nêu rõ phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng những công dân có sức khỏe loại 3 bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ, bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS cũng sẽ không được gọi nhập ngũ.

Xem thêm: Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023 là gì? 

nghia vu quan su Tiêu chuẩn sức khỏe là một trong các điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự 2023(Ảnh minh họa)

4. Lịch khám nghĩa vụ quân sự năm 2023 là khi nào?

Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian khám sức khoẻ từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Như vậy, thời gian khám nghĩa vụ quân sự 2023 sẽ được diễn ra từ ngày 01/11/2022 - ngày 31/12/2022. Công dân sẽ nhận được lệnh gọi khám sức khỏe trước 15 ngày.

Sau khi có kết quả khám sức khỏe, công dân sẽ được gọi nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ được gọi lần thứ hai.

5. Trốn khám nghĩa vụ quân sự phạt thế nào?

Tiêu chuẩn sức khỏe là một trong các điều kiện quan trọng để tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó, công dân trước khi tham gia nhập ngũ phải tiến hành kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Trường hợp trốn tránh khám sức khỏe sẽ bị xử lý theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023 như sau:

- Phạt từ 10 - 12 triệu đồng: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Phạt từ 12 - 15 triệu đồng: Cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Phạt tiền 15 - 20 triệu đồng: Có hành vi gian dối để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự.

- Phạt tiền 25 - 35 triệu đồng: Không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

nghia vu quan suTrốn khám nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tiền đến 35 triệu đồng (Ảnh minh họa)

6. Năm 2023, công dân được gọi đi nghĩa vụ khi nào?

Theo Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba. Do đó, năm 2023, công dân cũng sẽ lên đường nhập ngũ vào tháng 02/2023 hoặc tháng 3/2023.

Theo đó, chỉ khi xuất hiện trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì công dân sẽ được gọi nhập ngũ lần thứ hai.

>> Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan đến nghĩa vụ quân sư 2023, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài LuatVietnam 1900.6192 để được hỗ trợ cụ thể.

7. Thời gian đi nghĩa vụ quân sự là bao lâu?

Bên cạnh quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự và tiêu chuẩn để được đi nghĩa vụ quân sự như trên, thì thời gian đi nghĩa vụ quân sự bao lâu cũng là thông tin được rất nhiều người quan tâm.

Thông tin này được nêu tại Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự mới nhất. Theo đó, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Quy định này đã được áp dụng từ năm 2016 và tiếp tục được thực hiện trong năm 2023 tới đây.

Trong trường hợp cần bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn thì thời hạn nêu trên có thể được kéo dài thêm tối đa 06 tháng.

Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân đến ngày được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Xem thêm: Nghĩa vụ quân sự 2023 đi mấy năm? 

nghia vu quan suThời gian tham gia nghĩa vụ quân sự là 24 tháng (Ảnh minh họa)

8. Các trường hợp được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự

Dù nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của mọi công dân, nhưng theo Điều 5 của Luật Nghĩa vụ quân sự, có một số trường hợp công dân được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự.

Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:

- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ;

- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận;

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn;

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang học đại học, cao đẳng hệ chính quy.

Miễn nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.

Xem thêm: Những trường hợp cụ thể được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự 

9. Điều kiện nữ giới được đi nghĩa vụ quân sự

Khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Để được phục vụ tại ngũ, nữ giới phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc Phòng; không bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS

- Có trình độ từ lớp 8 trở lên.

10. Đi nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?

10.1 Quyền lợi được hưởng của người đi nghĩa vụ

Đây là nội dung được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP. Theo đó, công dân đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng một số quyền lợi cơ bản như:

- Được nghỉ phép 10 ngày nếu phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở đi

Nếu phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được nghỉ phép 10 ngày (không kể ngày đi và ngày về). Khi nghỉ phép, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được thanh toán tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt như gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng nề, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, vợ/chồng hoặc con từ trần… thì được nghỉ phép đặc biệt tối đa 05 ngày.

- Được hưởng nhiều khoản trợ cấp khi xuất ngũ

Khi xuất ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ được trợ cấp một lần, mỗi năm phục vụ trong quân ngũ được trợ cấp 02 tháng lương cơ sở (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng).

Nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng…

Đồng thời, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ còn được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

- Được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm

Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sau khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học tiếp tại các trường mà trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi; Nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì được hỗ trợ đào tạo nghề; Được tiếp nhận vào làm việc, bố trí việc làm tại nơi trước khi nhập ngũ…

Xem thêm: Tất tật những khoản tiền nhận được khi đi nghĩa vụ quân sự 

10.2 Quyền lợi dành cho thân nhân người đi nghĩa vụ

Theo Nghị định 27/2016/NĐ-CP, nếu cha mẹ, vợ/chồng, con của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp 500.000 đồng/thân nhân/lần.

Trong trường hợp người thân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ không may bị hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng một khoản trợ cấp có mức 02 triệu đồng/người.

Thân nhân của hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ là một trong những đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng, tức là được cấp thẻ BHYT miễn phí hàng năm (Theo Nghị định Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

11. Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?

Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân phải phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Trong đó:

11.1 Phục vụ tại ngũ

Phục vụ tại ngũ là thực hiện các công việc được giao trong quân đội, tùy vào vị trí, đơn vị được tiếp nhận.

Với các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì được ưu tiên làm tại các vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội (theo khoản 1 Điều 23 Luật Nghĩa vụ quân sự).

11.2 Phục vụ trong ngạch dự bị

Theo Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:

+ Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm.

- Đối với binh sĩ dự bị hạng hai: Việc huấn luyện do Chính phủ quyết định.

Xem thêm: Nữ giới có phải đi nghĩa vụ không? Đi nghĩa vụ làm những gì?

12. Trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt thế nào?

12.1 Xử phạt hành chính

Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, người vi phạm quy định về nhập ngũ 2023 sẽ bị phạt hành chính như sau:

- Phạt tiền 30 - 40 triệu đồng: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

- Phạt tiền 40 - 50 triệu đồng: Gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

- Phạt tiền 50 - 75 triệu đồng: Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

Như vậy, người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tiền lên đến 75 triệu đồng.

12.2 Xử lý hình sự

Theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

Trường hợp có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Lôi kéo người khác phạm tội… mức phạt tối đa là 05 năm tù.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến nghĩa vụ quân sự 2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.