So sánh máy phát và động cơ

Mua máy phát điện xoay chiều 3 pha hay 1 pha? Trường hợp nào thì dùng máy phát điện 1 pha? Trường hợp nào thì dùng máy phát điện 3 pha? Rất nhiều khách hàng bỡ ngỡ không biết nên sử dụng loại máy nào phù hợp với nhu cầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị phân biệt máy phát điện 3 pha và 1 pha.

1. Máy phát điện 1 pha là gì

1.1. Cấu tạo 

Cấu tạo máy phát điện 1 pha gồm các phần: rotor, cọc bắt dây, giắc cắm dây,… Hiện nay, một số dòng máy phát điện 1 pha không còn phần cổ góp và chổi than. Tuy nhiên, dòng máy phát điện này vẫn gồm 2 bộ phận chính:

  • Phần cảm: gồm các cặp cực là các nam châm xen kẽ với nhau tạo ra từ trường.
  • Phần ứng: gồm các khung dây/cuộn dây giống nhau và được cố định trên một vòng tròn tạo suất điện động cảm ứng.

Tùy theo công suất của máy mà có thể có phần quay và phần đứng yên khác nhau. Cụ thể, đối với máy phát điện 1 pha công suất nhỏ thì phần đứng yên là nam châm và phần quay là khung dây. Máy phát điện công suất lớn hơn thì ngược lại.

Phần đứng yên được gọi là stato, phần chuyển động gọi là roto.

1.2. Nguyên lý hoạt động 

Máy phát điện xoay chiều 1 pha hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Tức là, khi roto quay sẽ tạo ra một suất điện động biến thiên. Suất điện động này khi được đưa ra ngoài sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều.

Động cơ máy phát điện 1 pha có khả năng tự đồng bộ tốt. Chúng có khả năng tự điều chỉnh tốc độ, độ rộng, điện áp, cường độ dòng điện. Bộ điều chỉnh điện áp có cấu trúc mạch điều khiển và mạch lực đơn giản hơn những chất lượng đạt được lại cao. 

So sánh máy phát và động cơ

Máy phát điện 1 pha Denyo

Đối với những dòng máy phát điện 1 pha cũ được trang bị chổi than và cổ góp. Trong môi trường hoạt động kém an toàn có thể gây ra cháy nổ. Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ hiện đại, các bộ phận này đã được loại bỏ và cải tiến tốt hơn rất nhiều.

Một số máy phát điện 1 pha có bán tại Tổng kho máy phát điện:

2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha

2.1. Cấu tạo máy phát điện 3 pha

Máy phát điện 3 pha và 1 pha đều có 2 bộ phận chính là stato và roto. Tuy nhiên, cấu tạo của hai chi tiết này sẽ khác nhau.

  • Phần cảm (roto): là 1 nam châm điện quay xung quanh trục stato tạo ra từ trường biến thiên.
  • Phần ứng (stato): gồm 3 cuộn dây giống nhau và lệch nhau 120 độ. Các cuộn dây này giống hệt nhau về số vòng và kích thước.

Ngoài 2 bộ phận chính trên thì máy phát điện 3 pha còn được trang bị một số bộ phận khác:

  • Vỏ máy phát
  • Bạc lót
  • Giá đỡ
  • Bộ chỉnh lưu
  • Bộ điều chỉnh điện
  • Vòng tiếp điện

2.2. Nguyên lý hoạt động 

Máy phát điện 3 pha hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ. Nam châm điện quay với tốc độ cao sẽ sinh ra từ trường và tạo ra dòng điện. Dòng điện này sẽ sinh ra 3 suất điện động trong 3 cuộn dây. Điện áp sinh ra ở 2 đầu cuộn dây chính là dòng điện xoay chiều.

Thay vì dòng điện sinh ra chỉ ở 1 cuộn dây như máy phát điện 1 pha thì ở máy 3 pha, dòng điện sinh ra ở cả 2 cuộn dây.

So sánh máy phát và động cơ

Máy phát điện 3 pha

Một số dải công suất phát điện 3 pha bán chạy hiện nay:

3. So sánh máy phát điện 3 pha và 1 pha 

Vậy, làm thế nào để phân biệt được đâu là máy phát điện 1 pha, đâu là máy phát điện 3 pha?

3.1. Máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha giống nhau ở điểm nào? 

  • Điểm giống nhau cơ bản của hai loại máy này đó là đều có stato và roto gồm các cuộn dây và các thanh nam châm.
  • Đều có phần ứng (quay) và phần cảm (cố định).
  • Đều dẫn điện ra ngoài mạch bằng bộ góp điện.
  • Hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ.
  • Trong đó có các cuộn dây và các thanh nam châm. 
  • Đều có phần ứng quay, phần cảm cố định.
  • Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngoài.
  • Đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ để tạo ra dòng điện.

3.2. Máy phát điện 3 pha và 1 pha khác nhau ở điểm nào?

Máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha có những điểm khác nhau sau đây:

Máy phát điện 1 pha

Máy phát điện 3 pha 

Roto và stato

Phần nào là roto hay stato còn phụ thuộc vào công suất máy phát điện  Roto là bộ phận chuyển động, stato đứng yên

Số cuộn dây

Không cố định, thường là 5

3

Dải công suất

Thấp, (1 KVA – 50 KVA)

Cao, lên tới vài nghìn KVA

Đối tượng sử dụng

Thiết bị điện 1 pha

Thiết bị điện 3 pha và 1 pha ( cần phải chia pha )

Địa điểm sử dụng

Các gia đình, văn phòng công ty quy mô nhỏ

Khu công nghiệp, xí nghiệp, bệnh viện,..

Cách mắc mạch 

Cuộn dây và nam châm chỉ có thể. 

Đa dạng: Mắc mạch 3 pha hình tam giác, hình sao.

Số lượng cuộn dây và nam châm

Bằng nhau

Đa dạng: 3 cuộn dây – 2 nam châm hoặc 6 cuộn dây – 8 nam châm,..

Hiệu điện thế

( ở Việt Nam )

220 V

380V/3F

4. Sử dụng máy phát điện 1 pha hay 3 pha 

Phần nội dung này chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn các trường hợp sử dụng máy phát điện 3 pha và 1 pha.

Bạn chỉ nên sử dụng dòng điện 1 pha khi các thiết bị điện trong gia đình sử dụng dòng điện 1 pha. Trường hợp thứ hai đó chính là nhu cầu sử dụng điện năng không quá cao và không thường xuyên. 

Nếu trường hợp trên các thiết bị điện trong gia đình sử dụng nguồn 1 pha thì trường hợp này sử dụng nguồn 3 pha. Hoặc nhu cầu sử dụng điện năng cao và thường xuyên. Chính vì thế, máy phát điện 3 pha thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp. 

Thực tế, nhiều hộ gia đình đã sử dụng máy phát điện 3 pha để có thể tận dụng được tối ưu lợi ích của chúng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho một chiếc máy này thường cao.

Trên đây là những so sánh giữa máy phát điện 3 pha và 1 pha. Hy vọng những thông tin trên giúp quý vị tự tin hơn trong việc mua máy phát điện.

So sánh các loại máy phát điện hiện có trên thị trường, phân tích ưu khuyết điểm và giá cả từng loại máy với góc nhìn của chuyên gia

Ngày đăng: 31-10-2017

1,431 lượt xem

SO SÁNH CÁC LOẠI MÁY PHÁT ĐIỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì máy phát điện đã có thêm nhiều chủng loại và tính năng mới. Bên cạnh dòng máy phát điện truyền thống dùng xăng hoặc dầu thì đã xuất hiện thêm máy phát điện dùng khí gas, năng lượng mặt trời, chạy bằng gió. Mục đích chính của các máy phát điện này vẫn là duy trì nguồn điện thiết yếu cho sinh hoạt, sản xuất khi bị mất điện hay những nơi chưa có điện. Trước sự đa dạng phong phú của các loại máy phát điện cộng với vô số nhãn hiệu làm bạn không ít bối rối và khó khăn để chọn cho mình 1 loại phù hợp với nhu cầu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn so sánh những đặc điểm chính của từng loại máy (bỏ qua yếu tố thương hiệu), chúng tôi chọn so sánh dòng máy dành cho gia đình và cá nhân sử dụng.

Yếu tố so sánh

Máy phát chạy dầu

Máy phát chạy xăng

Máy phát năng lượng mặt trời *

Máy phát năng lượng gió

Mức độ phổ biến

Rất nhiều

Rất nhiều

Nhiều

Tương đối ít

Nguyên lý hoạt động

Biến đổi cơ năng thành điện năng

Biến đổi cơ năng thành điện năng

Biến đổi quang năng thành điện năng

Biến đổi cơ năng thành điện năng

Nhiên liệu sử dụng

Dầu diesel

xăng

Ánh sáng mặt trời

Gió tự nhiên

Thành phần cấu tạo chính

Động cơ đốt trong ·  Bộ xoay chiều

·  Hệ thống nhiên liệu

·  Hệ thống điều áp

·  Hệ thống xả và làm mát

·  Hệ thống bôi trơn

·  Hệ thống sạc

·  Bảng điều khiển

·  Hộp nắp chính

Động cơ đốt trong ·  Bộ xoay chiều

·  Hệ thống nhiên liệu

·  Hệ thống điều áp

·  Hệ thống xả và làm mát

·  Hệ thống bôi trơn

·  Hệ thống sạc

·  Bảng điều khiển

·  Hộp nắp chính

Tấm pin mặt trời

Điều khiển sạc

Pin lưu trữ

Bộ đổi nguồn

Cánh quạt và trục quay

Điều khiển sạc

Pin lưu trữ

Bộ đổi nguồn

Bảo trì

Phải thực hiện thường xuyên, chi phí cao

Phải thực hiện thường xuyên, chi phí cao

Không cần bảo trì

Bảo trì định kỳ, chi phí ít hơn

Chi phí hoạt động

Phụ thuộc vào giá nhiên liệu và thời gian sử dụng

Phụ thuộc vào giá nhiên liệu và thời gian sử dụng

Không tốn chi phí

Không tốn chi phí

Độ ồn

Cao nhất

cao

Không có tiếng động

Thấp

Khí thải

Nhiều và độc hại

Nhiều và ít độc hại hơn máy dầu

Không khí thải, an toàn môi trường

Không khí thải, an toàn môi trường

Trọng lượng, kích thước

>50kg, kích thước vừa phải

25-50kg, kích thước vừa phải

3-40 kg, nhỏ gọn hơn

>10kg, tương đối nhỏ gọn

Thời gian hoạt động liên tục

8-12 giờ

8-12 giờ

24/24

24/24

Khi nào sử dụng

Dùng khi mất điện, nơi không có điện

Dùng khi mất điện, nơi không có điện

Hàng ngày, thay thế điện lưới, tiết giảm chi phí sử dụng điện

Hàng ngày, thay thế điện lưới, tiết giảm chi phí sử dụng điện

Giá thị trường

5-22 triệu đồng

5-20 triệu đồng

2-17 triệu đồng

2-20 triệu đồng

Công suất

3-5.5kw/h

1-5.5kw/h

250-2000w/ngày

300-1500w/ngày

Vị trí sử dụng

Đất trống, bằng phẳng, thoáng khí, tránh mưa ướt

Đất trống, bằng phẳng, thoáng khí, tránh mưa ướt

Nơi có nhiều nắng

Nơi có nhiều gió

Đối tượng sử dụng

Gia đình, cơ quan, lán trại tập trung

Gia đình, cơ quan, lán trại tập trung

Gia đình, cá nhân, cơ quan, cắm trại, du lịch, tàu thuyền

Gia đình, cơ quan,  tàu thuyền

Độ an toàn

Trung bình, tránh xa trẻ em và vật nuôi

Trung bình, tránh xa trẻ em và vật nuôi

Rất cao

Cao

Độ bền

Khoảng 10 năm nếu bảo trì tốt

Khoảng 10 năm nếu bảo trì tốt

Từ 20- 30 năm tùy hãng sản xuất

Từ 10- 15 năm tùy hãng sản xuất

*: máy được lắp ráp sẵn với công suất cố định.

Hy vọng với sự phân tích và so sánh ở trên giúp được các bạn lựa chọn máy phát điện phù hợp với nhu cầu của mình. Thay vì đầu tư 1 máy phát điện mà 1 năm chỉ sử dụng vài lần cùng với chi phí bảo dưỡng thì bạn nên sắm cho mình 1 cái máy phát điện sử dụng được hàng ngày không phí bảo dưỡng, đó là hiệu quả đầu tư bạn nên cân nhắc. Cửa hàng Phạm Tuyên cung cấp các loại máy phát điện năng lượng mặt trời với nhiều công suất khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu quý khách với giá cả hợp lý và dịch vụ hậu mãi tốt nhất.

Xem thêm>> sản phẩm thân thiện môi trường<<

diennuocsachphamtuyen.com

Địa chỉ: 194 Ngô Thời Nhậm P2 TP Cao Lãnh Đồng Tháp
Hotline: 0919 714 253
Email:

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------