So sánh nông thôn và thành thị năm 2024

Có một thực tế là nếu bạn chứng kiến trẻ em ở thành thị được chăm bẵm bao nhiêu thì khi về nông thôn, bạn sẽ “sững sờ” trước cảnh trẻ em ở đó lội bùn bắt cá vào giữa trưa hè bấy nhiêu.

Không xét chuyện giàu nghèo mà chỉ riêng chuyện chăm bẵm theo nhiều kiểu khác nhau cũng cho thấy những cung cách nuôi dạy con khác nhau.

So sánh nông thôn và thành thị năm 2024
Sự bao bọc của gia đình với trẻ em thành thị.

Nếu ở nông thôn, những đứa trẻ “vắt mũi chưa sạch” đã có thể tung tăng đi chăn trâu, cắt cỏ, nhặt trứng, nhặt rau,v.v… Còn những đứa trẻ ở thành thị thì đi một bước có osin, chưa kịp ngã đã được bố mẹ hứng, chưa kịp khóc bố mẹ đã giúi quà vào tay hoặc chỉ cần ăn một bát cơm mà phải bế con chay khắp ngõ trên phố dưới. Tuy không phải là tất cả nhưng có thể thấy chung là đại đa số là vậy. Có thể thấy, trẻ em nông thôn có tính từ lập cao hơn rất nhiều so với trẻ em ở thành thị, và tình trạng trẻ em thành thị không thể “tự đứng vững” mỗi khi có một biến cố nào đó xảy ra, dường như ngày càng gia tăng.

“Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, có lẽ câu tục ngữ này sẽ rất phù hợp với những “cậu ấm, cô chiêu” thành thị sống trong sự bao bọc yêu thương của cha mẹ. Chính vì vậy, khi trưởng thành các em sẽ không chịu nổi áp lực từ cuộc sống, thiếu thốn nhiều kỹ năng sinh tồn và tự phát triển.

Vậy tại sao trẻ em nông thôn lại có khả năng tự lập cao hơn rất nhiều so với trẻ em thành thị? Và tại sao trẻ em thành thị lại ít có khả năng ‘tự bảo vệ” mình đến thế? Đây là một câu hỏi không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ trong việc giáo dục con cái ở những gia định Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những gia định thành thị.

Nguyên nhân của tình trạng trên có thể kể ra rất nhiều, xin đưa ra một số nguyên nhân chính sau đây.

Trẻ em nông thôn gần gũi với môi trường thiên nhiên hơn

Các chuyên gia tâm lý, giáo dục học nghiên cứu và đưa ra một phép so sánh: phải chăng trẻ nông thôn có nhiều kỹ năng sống hơn trẻ thành thị? Và kết quả thật bất ngờ: “Trẻ nông thôn hầu hết đều biết giúp cha mẹ làm việc nhà” và “thói quen ứng xử có đạo đức và tinh thần tập thể đối với bạn bè đồng trang lứa” của trẻ nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn.

Lý giải điều này, tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Minh Thức (ĐH Sĩ quan lục quân 2), khẳng định: “Trẻ ở nông thôn có điều kiện để tự lập hơn vì hoàn cảnh gia đình thường gắn những công việc lao động chân tay. Chính sự tự trải nghiệm của trẻ nông thôn làm cho các em có khả năng hình thành các kỹ năng cần thiết”.

So sánh nông thôn và thành thị năm 2024
Trẻ em nông thôn và những trò chơi gần gũi với thiên nhiên.

Tinh thần tập thể với bạn bè ở trẻ nông thôn cũng được hình thành từ rất sớm, bởi khi còn nhỏ, các em cùng chơi với nhau các trò dân gian đòi hỏi có sự tham gia của nhiều người. Các em sống trong cộng đồng tình làng, nghĩa xóm, khi “tối lửa tắt đèn có nhau”. Chính vì vậy, hầu hết trẻ ở nông thôn hay quan tâm nhiều đến bạn bè xung quanh, các em cũng hình thành thái độ, trách nhiệm với cộng đồng (phương châm 5 cùng: cùng đi, cùng học, cùng chơi, cùng làm việc, cùng chia sẻ khó khăn).

Trẻ em thành thị sống trong sự bao bọc của gia đình quá nhiều

Còn trẻ em thành thị thì sao? Tất nhiên, những ngõ hẻm, những cụm dân cư vẫn có mối quan hệ ấm áp trong cộng đồng. Nhưng, về “nguyên tắc” đô thị và đặc điểm gia đình không thể cho trẻ ở thành thị nhiều kỹ năng trong mối quan hệ này. Bên cạnh đó, cũng nhận ra rằng chính tư tưởng “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” làm cho không ít trẻ ở thành thị thiếu hụt kỹ năng quan tâm, giúp đỡ mọi người.

Ở trường các em được thầy cô dạy phải ngoan ngoãn, sống hoà thuận, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em; gần gũi, thân tình với thôn xóm, láng giềng, quan tâm giúp đỡ mọi người… Nhưng nếu hỏi một đứa trẻ ở thành thị tên người nhà bên cạnh là gì thì chưa chắc các cháu đã biết. Ngược lại ở nông thôn, khi hỏi một người ở “đầu làng, cuối xóm”, thậm chí ở xã bên cạnh là ai thì các cháu vẫn có thể nói vanh vách.

Như vậy, có thể thấy, sự tự lập của trẻ em nông thôn cao hơn trẻ em thành thị là do hoàn cảnh môi trường sinh sống. Trong đó phải kể đến yếu tố quan trọng nhất là sự giáo dục gia đình, rồi mới đến nhà trường và xã hội. Làm thế nào để trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ em thành thị nói riêng có thể phát triển một cách toàn diện, tạo được tính tự lập trong cuộc sống luôn là một vấn đề đặt ra đối với những nhà quản lý giáo dục hiện nay.

Từ xưa đến nay, so sánh cuộc sống thành phố và nông thôn luôn là chủ đề được xã hội quan tâm. Thành phố vốn là nơi có nhịp sống nhanh, đô thị tấp nập con người, hội nhập công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiện nghi, kèm theo đó là vấn đề ô nhiễm, ùn tắc giao thông và những hệ lụy khác. Nông thôn là chốn làng quê yên tĩnh, cuộc sống chậm, đường đi lối ngõ đều vắng vẻ, con người sống gắn kết với nhau hơn, tuy nhiên cơ hội việc làm thấp, điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế và còn nhiều thứ nữa. Nơi nào cũng có ưu và nhược điểm, nên chúng ta cần có cái nhìn chung hơn và chấp nhận cuộc sống thực tại.

Để so sánh được giá trị hiện thực của cuộc sống thành phố và nông thôn, mình cùng tìm hiểu thế nào là cuộc sống thành phố? thế nào là cuộc sống nông thôn? dưới đây là định nghĩa:

Cuộc sống thành phố

So sánh nông thôn và thành thị năm 2024

Thành phố là nơi quy tụ về nhiều cộng đồng dân cư ở khắp nơi, có mật độ dân số cao, được “lột xác” từ thị trấn, thị xã ngày càng hội nhập kinh tế, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng nâng cao, tiện nghi với các dịch vụ, đặc biệt dân cư ngày càng tăng. Hiện nay thành phố chia thành đô thị loại 1,2,3 thể hiện quy mô đô thị và mật độ dân số cao, dân cư được sống theo tổ dân phố, phường, quận.

Nhịp sống ở thành phố nhanh, lối sống tiện nghi với nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, hệ thống giao thông, y tế, trường học hiện đại, công nghệ cao. Thành phố phát triển với nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp, công ty, mở ra cơ hội việc làm cao cho người dân, do đó hằng năm nhiều người ở nông thôn lên thành phố tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống, nhất là các bạn trẻ có khát vọng phát triển sự nghiệp.

Cuộc sống nông thôn

Nông thôn là cuộc sống làng xã, dân cư sinh sống thưa thớt và thường tập trung lại một nhóm nhỏ gọi là thôn, nhỏ hơn là ấp và cuối cùng là xóm. Quy mô dân số ở nông thôn tuy nhỏ hơn thị trấn và thành phố, nhưng dân cư nơi phát triển tự nhiên từ thế hệ này sang thế hệ sau, tầng tầng lớp lớp tạo nên một cộng đồng con người gắn kết với nhau. Nông thôn có nhịp sống chậm, yên tĩnh, môi trường dễ chịu, tuy nhiên cơ sở hạ tầng như trường học, y tế, ngân hàng,… còn hạn chế và cơ hội việc làm thấp.

Được sinh sống trong một làng quê yên tĩnh, có lối sống chậm là mong muốn của nhiều cư dân thành phố, bởi họ cảm thấy gò bó, áp lực bởi nhịp sống quá nhanh ở thành thị. Vì thế dòng người từ bỏ cuộc sống thành phố đề về quê sinh sống ngày càng tăng, ở họ muốn lựa chọn cuộc sống an nhàn, mặc dù kinh tế thấp tuy nhiên vấn đủ chi tiêu sinh hoạt hằng ngày, do đó người ta có câu “ Về quê nuôi cá và trồng thêm rau” đó là câu cửa miệng nói cho vui, tuy nhiên mang rất nhiều ý nghĩa.

So sánh nông thôn và thành thị năm 2024

So sánh cuộc sống ở thành phố và nông thôn?

Lối sống ở thành phố và nông thôn từ xưa nay hoàn toàn khác nhau, luôn tồn tại ở hai thái cực. Bởi khi sống ở nông thôn chúng ta được hưởng không khí trong lành, không gian yên tĩnh, không ô nhiễm, lương thực – thực phẩm đều tự làm ra nên nên bảo đảm sức khỏe. Tuy nhiên, ở nông thôn cơ hội tiếp cận các trang thiết bị hiện đại, dịch vụ tiện ích bị hạn chế.

Thành phố có cuộc sống nhộn nhịp, hiện đại, tiện nghi. Được sinh sống ở thành phố. Ở thành phố, bạn chấp nhận sống trên một mảnh đất nhỏ, cùng với hàng nghìn, triệu dân, trong một trật tự xã hội, có những quy tắc đô thị và phức tạp, khiến mỗi hộ gia đình đều có cuộc sống riêng tư, không còn gắn kết như ở nông thôn.

Lợi thế cơ bản về cuộc sống thành phố và nông thôn

So sánh nông thôn và thành thị năm 2024

Con người đều có quyết định nơi sinh của mình, nhưng tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và các yếu tố khác. Cùng xem những lợi thế của nơi này, để bạn lựa chọn nơi sống phù hợp:

Lựa chọn bận rộn hay yên tĩnh

Bạn là người thích cuộc sống bận rộn, nhịp sống nhanh thì hãy chọn đến thành phố, nơi đó chúng ta hoạt động liên tục như dây chuyền sản xuất, có người chỉ có chút thời gian nghỉ ngơi, còn lại “lao đầu” vào công việc, với mục đích kiếm tiền ổn định cuộc sống. Nông thôn cũng có lợi thế riêng, với không gian sống yên tĩnh, người dân sống chung một khu vực nên đi lại dễ dàng và thoải mái hơn, cuộc sống lành mạnh.

Tiện nghi và việc làm

Ở thành phố bạn được đảm bảo quyền công dân và tiếp cận tiện ích, tiện nghi cuộc sống hiện đại đem lại và cơ hội việc làm cao.

Tuy nhiên bạn không được tiếp cận tiện nghi hiện đại như trường đại học, bệnh viện chất lượng cao có máy móc hiện đại, trung tâm giải trí – mua sắm. Cơ hội việc làm thấp.

Môi trường

So sánh nông thôn và thành thị năm 2024

Thành phố phát triển kéo theo các hệ lụy không mong muốn như tiếng ồn, không khí, nguồn nước bị ô nhiễm. Bởi có nhiều khách sạn, giao thông, nhà máy xí nghiệp.

Nông thôn yên tĩnh, không khí mát mẻ, trong lành, nguồn nước dồi dào và đảm bảo sạch sẽ. Do đó, người dân gặp các loại bệnh ung thư, viêm phế quản.

Quan hệ xã hội

Ở thành phố con người bận rộn, có cuộc sống riêng tư. Ít có thời gian chia sẻ tâm sự với nhau nên thường gặp rắc rối trong các mối quan hệ hôn nhân gia đình và quan hệ khác.

Nông thôn thường cảm thông, trách nhiệm xã hội cao. Coi trọng mối quan hệ gia đình và tình làng nghĩa xóm.

Trên đây là so sánh cuộc sống ở thành phố và nông thôn, Hy vọng đây là những thông tin hữu ích để mở rộng kiến thức dành cho bạn. Hãy theo dõi mình để cập nhật nhiều điều hay nhé!