So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Lý thuyết Tổng hợp chương Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng hay, chi tiết nhất

Trang trước Trang sau
Quảng cáo

+ Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.

+ Nếu ký hiệu phép biến hình là F thì ta viết F(M) = M’ hay M’ = F(M) và gọi điểm M’ là ảnh của điểm M qua phép biến hình F.

+ Nếu H là một hình nào đó trong mặt phẳng thì ta kí hiệu H = F(H) là tập các điểm M’ = F(M), với mọi điểm M thuộc H. Khi đó ta nói F biến hình H thành hình H, hay hình H là ảnh của hình (H) qua phép biến hình F.

+ Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó được gọi là phép đồng nhất.

1. Định nghĩa

Trong mặt phẳng cho vectơ v. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho MM' = v được gọi là phép tịnh tiến theo vectơ v

Phép tịnh tiến theo vectơ v thường được lí hiệu là Tv, v được gọi là vectơ tịnh tiến.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Như vậy

Tv(M) = M’ ⇔ MM' = v

Phép tịnh tiến theo vectơ – không chính là phép đồng nhất.

2. Tính chất

Tính chất 1. Nếu Tv(M) = M’, Tv(N) = N’ thì M'N' = MN và từ đó suy ra M’N = MN.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Tính chất 2. Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn cùng bán kính.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

3. Biểu thức toạ độ

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ v = (a; b). Với mỗi điểm M(x; y) ta có M’(x’, y’) là ảnh của M qua phép tịnh tiến theo v. Khi đó

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Biểu thức trên được gọi là biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến Tv

Quảng cáo

1. Định nghĩa

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành M’ sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng MM’ được gọi là phép đối xứng qua đường thẳng d hay phép đối xứng trục d.

Đường thẳng d được gọi là trục của phép đối xứng hoặc đơn giản gọi là trục đối xứng.

Phép đối xứng trục d thường được kí hiệu là Đd

Nếu hình H’ là ảnh của hình H qua phép đối xứng trục d thì ta còn nói H đối xứng với H’ qua d, hay H và H’ đối xứng với nhau qua d.

Nhận xét

Cho đường thẳng d. Với mỗi điểm M gọi M0 là hình chiếu vuông góc của M trên đường thẳng d. Khi đó M’ = Đd(M) ⇔ M0M' = - M0M.

M’ = Đd(M) ⇔ M = Đd(M’)

2. Biểu thức toạ độ

Nếu d ≡ Ox. Gọi M’(x’; y’) = ĐOx[M(x,y)] thì

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Nếu d ≡ Oy. Gọi M’(x’; y’) = ĐOy[M(x,y)] thì

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

3. Tính chất

Tính chất 1

Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

Tính chất 2

Phép đối xứng trục biến đường thẳng thành đường thẳng, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

4. Trục đối xứng của một hình

Định nghĩa

Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu phép đối xứng qua d biến hình H thành chính nó. Khi đó ta nói H là hình có trục đối xứng.

1. Định nghĩa

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Cho điểm I. Phép biến hình biến điểm I thành chính nó, biến mỗi điểm M khác I thành M’ sao cho I là trung điểm của MM’ được gọi là phép đối xứng tâm I.

Điểm I được gọi là tâm đối xứng.

Phép đối xứng tâm I thường được kí hiệu là ĐI.

Nếu hình H là ảnh của hình H qua ĐI thì ta còn nói H đối xứng với H’ qua tâm I, hay H và H’ đối xứng với nhau qua I.

Từ đinh nghĩa suy ra M = ĐI(M) ⇔ IM' = - IM

2. Biểu thức toạ độ

Với O(0;0), ta có M(x’; y’) = ĐO[M(x;y)] thì

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Với I(a; b), ta có M(x’; y’) = ĐI(x’; y’) thì

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Quảng cáo

3. Tính chất

Tính chất 1

Nếu ĐI(M) = M’ và ĐI(N) = N thì M'N' = – MN, từ đó suy ra M’N’ = MN.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Tính chất 2

Phép đối xứng tâm biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn cùng bán kính.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

4. Tâm đối xứng của một hình

Định nghĩa

Điểm I được gọi là tâm đối xứng của hình H nếu phép đối xứng tâm I biến hình H thành chính nó.

Khi đó ta nói H là hình có tâm đối xứng.

1. Định nghĩa

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Cho điểm O và góc lượng giác α. Phép biến hình biến điểm O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành điểm M’ sao cho OM’ = OM và góc lượng giác (OM; ON’) bằng α được gọi là phép quay tâm O góc α.

- Điểm O được gọi là tâm quay, α được gọi là góc quay của phép quay đó.

- Phép quay tâm O góc α thường được kí hiệu là Q(O, α)

2. Tính chất

Tính chất 1

Phép quay bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

Tính chất 2

Phép quay biến đường thẳng thành đường thẳng, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn cùng bán kính.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

1. Định nghĩa

Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

Nhận xét

Các phép đồng nhất, tịnh tiến, đối xứng trục, đối xứng tâm và phép quay đều là những phép dời hình.

Phép biến hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép dời hình là một phép dời hình.

2. Tính chất

Phép dời hình:

Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm;

Biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đọan thẳng bằng nó;

Biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến góc thành góc bằng nó;

Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.

3. Khái niệm hai hình bằng nhau

Định nghĩa

Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia.

1. Định nghĩa

Cho điểm O và số k ≠ 0. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho OM' = kOM được gọi là phép vị tự tâm O tỉ số k.

Phép vị tự tâm O tỉ số k thường được kí hiệu là V(O;k).

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Nhận xét

Phép vị tự biến tâm vị tự thành chính nó.

Khi k = 1, phép vị tự là đồng nhất.

Khi k = –1, phép vị tự là phép đối xứng tâm.

M’ = V(O; k)(M) ⇔ M = V(O; 1/k)(M’)

2. Tính chất

Tính chất 1

Nếu phép vị tự tỉ số k biến hai điểm M, N tùy ý theo thứ tự thành M’, N’ thì M'N' = kMN và M’N’ = |k|.MN.

Tính chất 2

Phép vị tự tỉ số k:

Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm ấy;

Biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng;

Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó, biến góc thành góc bằng nó;

Biến đường tròn bán kính R thành đường tròn bán kính |k|R.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

1. Định nghĩa

Phép biến hình F được gọi là phép đồng dạng tỉ số k (k > 0) nếu với hai điểm M, N bất kì và ảnh M’, N’ tương ứng của chúng ta luôn có M’N’ = k.MN.

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

Nhận xét

Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số 1.

Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số |k|.

2. Tính chất

Phép đồng dạng tỉ số k:

Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm ấy;

Biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đọan thẳng;

Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó, biến góc thành góc bằng nó;

Biến đường tròn bán kính R thành đường tròn bán kính kR.

3. Hình đồng dạng

Định nghĩa

Hai hình được gọi là đồng dạng với nhau nếu có một phép đồng dạng biến hình này thành hình kia.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Nhận xét

  • Các phép dời hình (phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép quay) là các phép đồng dạng có tỉ số k=1. Phép vị tự là phép đồng dạng có tỉ số |k|
  • Phép đồng dạng không phải phép dời hình. Khi k=1 thì nó sẽ là phép dời hình

Tính chất

So sánh phép dời hình và phép đồng dạng

-Định lí: Mọi phép dồng dạng đều là hợp thành của một phép vị tự và một phép dời hình

-Hệ quả:

  • Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự giữa chúng
  • Biến đường thẳng thành đường thẳng
  • Biến 1 tia thành 1 tia
  • Biến 1 đoạn thẳng thành đoạn thẳng có độ dài được nhân lên k lần
  • Biến một tam giác thành tam giác đồng dạng với tỉ số k
  • Biến đường tròn bán kính R thành đường tròn có bán kính R'=k.R