So sánh rcep và cptpp

Các quy định về thuế quan của hiệp định RCEP? Thuế quan tiếng Anh là gì? Các quy định về thuế quan của hiệp định ATIGA? So sánh nội dung giữa RCEP và ATIGA về thuế quan?

Trong thời gian gần đây, Việt nam tham gia vào nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Thực hiện ký kết nhiều hiệp định đối tác cùng tìm kiếm thuận lợi phát triển chung. Các chủ thể tham gia hiệp định thực hiện cam kết dành cho nhau những quyền lợi cụ thể về thuế quan. Hiệp định ATIGA và hiệp định RCEP cũng mang đến các ưu đãi thuế quan, thuận lợi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước tham gia hiệp định. Khi các nghĩa vụ thuế được kiểm soát, các nước có thể tích cực hợp tác và mở rộng thị trường giao dịch hàng hóa.

Căn cứ pháp lý:

– Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

– Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

So sánh rcep và cptpp

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Các quy định về thuế quan của hiệp định RCEP:

Ngày 01/01/2022 đánh dấu Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới, chính thức có hiệu lực. Việt nam tham gia vào hiệp định RCEP với các nhu cầu mở rộng thị trường trong và ngoài khu vực ASEAN.

Quá trình tự do hóa thuế quan được xác định trong lộ trình từ 15 – 20 năm.

RCEP giúp xây dựng khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về các lĩnh vực tham gia. Từ chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử,… Hiệp định là sự quyết định sau khi đã thương lượng, thỏa hiệp. Do đó đây là văn kiện quốc tế mà các quốc gia thành viên phải tuân thủ. Đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ để nhận về lợi ích trong kinh tế.

Các nước thành viên của Hiệp định:

Xem thêm: Khu phi thuế quan là gì? Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam?

Hiệp định RCEP có 15 nước thành viên. Trong đó bao gồm 10 thành viên của khu vực Đông Nam Á. Hiệp định được ký kết tạo thuận lợi hóa, kết nối sản xuất giữa các nước thành viên. Các quốc gia trở thành đối tác, cùng khai thác lợi ích kinh tế trên thị trường. Hiệp định này giúp các quốc gia phá bỏ hàng rào thuế quan cao đã tồn tại trước đó. Để tiến đến lộ trình ưu đãi, tự do hóa thuế quan trong khu vực.

Việc thực thi RCEP tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực. Mang đến tiềm năng và lợi thế tốt hơn so với việc xuất nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài khu vực. Do đó, khi kết nạp thành viên, phải xác định trên sự phù hợp về nhu cầu, có thể khai thác lợi ích của thị trường nước bạn.

Nước thành viên nhập khẩu sẽ cho phép hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này. Nếu hàng hóa có xuất xứ dựa trên Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Thực hiện xuất khẩu từ một quốc gia thành viên trong tổ chức.

Ý nghĩa thực hiện Hiệp định:

Hiệp định RCEP thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các quốc gia thành viên. Hoạt động xuất khẩu, tìm kiếm nhu cầu trên thị trường không còn chịu các nghĩa vụ thuế lớn. Từ đó mà lợi nhuận kinh tế tìm được cũng hiệu quả hơn. Thị trường này được xây dựng cho các nước ASEAN và 05 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây.

2. Thuế quan tiếng Anh là gì?

Thuế quan tiếng Anh là Tariffs.

3. Các quy định về thuế quan của hiệp định ATIGA:

ATIGA là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN với sự tham gia của10 nước khu vực. Hiệp định xây dựng lộ trình ưu đãi và tiến đến loại bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan. Được thực hiện trong 10 -15 năm theo danh mục, giảm gần 100% số dòng thuế. Từ đó hướng đến thúc đẩy xuất, nhập khẩu trong khu vực.

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu được thực hiện theo lộ trình đã cam kết. Các quốc gia có thể tính toán nhu cầu tiếp cận thị trường sao cho hiệu quả. Ưu đãi thuế quan theo hiệp định sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu, kinh doanh mới cho các sản phẩm. Đặc biệt là các ngành hàng nổi bật như: Viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp. Đây là thế mạnh ngành nghề phát triển của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Xem thêm: Thuế quan là gì? Vai trò, mục đích và tác động của thuế quan đến đất nước?

Nguyên tắc, mục tiêu của Hiệp định:

Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là: Các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận. Phải đảm bảo lợi ích và tiềm năng phát triển trong khu vực trước khi tiếp cận và thành công ở thị trường quốc tế.

Mục tiêu: Đạt được sự lưu chuyển tự do của hàng hoá trong ASEAN. Từ đó mà không có hàng rào hay cản trở để các quốc gia tham gia vào thị trường khu vực. Xây dựng thị trường đơn nhất, có cơ sở sản xuất chung, hội nhập kinh tế sâu sắc. Hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.

4. So sánh nội dung giữa RCEP và ATIGA về thuế quan:

4.1. Giống nhau về ý nghĩa của các hiệp định:

Các hiệp định này đều định hướng trong điều chỉnh và tìm kiếm các ưu đãi về thuế quan. Để xóa bỏ rào cản thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia đối tác. Các bên thống nhất chung lợi ích dành cho nhau, từ đó cũng giúp mình tham gia hiệu quả hơn vào thị trường khu vực và quốc tế.

Hàng rào thuế quan cản trở rất nhiều trong nhu cầu và hiệu quả tiếp cận thị trường mới. Tất yếu cần có lộ trình để giảm thuế, điều chỉnh thuế quan. Đó là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để các nước mở cửa, phát triển kinh tế. Đồng thời tạo ra các hoạt động thương mại đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho người dân trên thế giới. Kết quả cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

4.2. Các điều chỉnh thuế quan được xác định với chủ thể tham gia vào hiệp định:

– Ở ATIGA xác định các Quốc gia Thành viên là những nước thuộc tổ chức ASEAN. Có 10 quốc gia tham gia trong Hiệp định thương mại hàng hóa này. Phạm vi áp dụng của hiệp định nhỏ hơn so với RCEP. Bởi ngay từ khi có hiệu lực, RCEP đã có thêm sự tham gia của 05 quốc gia khác ngoài ASEAN.

– Chủ thể của RCEP bao gồm 15 quốc gia thành viên. Trong đó, có 10 quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Ngoài ra bao gồm cả 05 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do. Đó là Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand. Đây là các thị trường có nhiều hoạt động đối tác xuất nhập khẩu với Việt nam trong thời gian gần đây.

Như vậy, các quốc gia thành viên sẽ nhận được các ưu đãi về thuế quan theo nội dung hiệp định. Có thể thấy rằng, RCEP mang đến cơ hội tốt hơn khi Việt nam có thể trở thành đối tác của nhiều quốc gia trên thế giới trong tương lai. Được hưởng các chính sách ưu đãi thuế quan khi xuất, nhập khẩu hàng hóa với những nước này.

Xem thêm: Các phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới theo Hiệp định GATS

4.3. Về lộ trình cắt giảm thuế quan:

– ATIGA:

Có lộ trình 10 tới 15 năm theo danh mục ưu đãi và hướng tới cắt bỏ hoàn toàn thuế quan. Trong định hướng giảm gần 100% số ngành thuế. Xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các sản phẩm trong quan hệ thương mại giữa các Quốc gia Thành viên. Giúp các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực không có rào cản. Tự do hóa Thương mại hàng hóa là đích đến của Hiệp định.

Và lộ trình này được xác định hoàn thành vào năm 2010 đối với ASEAN 6. Vào năm 2015, với linh hoạt tới năm 2018 với bốn nước còn lại, trong đó có Việt nam. Đến thời điểm hiện tại, các ý nghĩa thực tế của cắt giảm thuế quan đã mang đến nhiều tác động trong nền kinh tế của các nước.

Trừ cắt giảm thuế quan đối với ngành xăng dầu có lộ trình riêng, không thực hiện theo mốc thời gian này.

– RCEP:

Xác định đạt đến quá trình tự do hoá thuế quan trong 15 tới 20 năm. Với mục đích của hiệp định là thực hiện các ưu đãi tốt nhất về thuế quan. Không loại bỏ hoàn toàn các nghĩa vụ thuế, vì thuế được xóa bỏ gần như hoàn toàn.

RCEP sẽ tiến tới loại bỏ 90-92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm. Tính từ thời điểm các quốc gia đó gia nhập vào khu vực. Thực hiện trong lộ trình cắt giảm hiệu quả, tiếp cận dần với thị trường và đạt càng nhiều lợi ích kinh tế. Sau 20 năm, các ưu đãi về thuế quan đối với quốc gia đó sẽ là tốt nhất. Có thể thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường của nước thành viên với thuế quan gần như được xóa bỏ.

Cụ thể, Việt Nam và các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tức là các ưu đãi được xác định ngay từ khoảng thời gian đầu tham gia vào hiệp định. Các quyền lợi này chỉ được dành cho quốc gia ký kết hiệp định. Cho nên nếu muốn có được hiệu quả xâm nhập và khai thác thị trường thế giới, cần có nhiều quốc gia tham gia vào hiệp định này.

Xem thêm: Kết cấu và phạm vi điều chỉnh của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

Đến cuối lộ trình (sau 20 năm), Việt Nam sẽ xóa bỏ gần 90% số dòng thuế với các nước đối tác. Trong khi đó, các nước đối tác sẽ xóa bỏ khoảng 90-92% số dòng thuế cho Việt Nam. Các giá trị ưu đãi này vô cùng lớn và ý nghĩa cho các quốc gia thành viên. Muốn phát triển kinh tế, cần tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Và đây là các lợi ích mà các đối tác dành cho nhau để thúc đẩy các nhu cầu trên thị trường chung. Cũng từ đó mà thúc đẩy nhanh chóng hiệu quả của nền kinh tế thế giới.

Trong khi đó, các nước ASEAN sẽ xóa bỏ gần như toàn bộ số dòng thuế cho Việt Nam. Vì 10 nước thành viên còn tham gia vào các hiệp định khác trong xóa bỏ hàng rào thuế quan cho khu vực Đông Nam Á.

4.4. Các nước thành viên được tiếp cận ưu đãi thuế quan:

– ATIGA mang tính đóng khuôn và không mở như RCEP. Tức là các đối tác không được mở rộng và tìm kiếm nhiều hơn trong thực tế. Hiệp định ATIGA sẽ chỉ để áp dụng cho 10 nước thành viên ASEAN. Mang đến các lợi ích tốt nhất của khu vực, thúc đẩy trong hoạt động thương mại, kinh tế khu vực Đông Nam Á. Các định hướng hợp tác, hỗ trợ và phát triển toàn diện trước tiên được tập chung cho khu vực ASEAN.

– Còn RCEP thì sau khi có hiệu lực thi hành 18 tháng, RCEP sẽ xem xét đơn yêu cầu của những thành viên mới. Từ đó có khả năng kết nạp thêm nhiều quốc gia tham gia vào Hiệp định. Cũng có nghĩa là Việt nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mới hiệu quả hơn trong chính sách ưu đãi thuế quan.

Trên đây là các khác nhau cơ bản trong nội dung hai Hiệp định về thuế quan.