Sông gianh ở đâu

(QBĐT) - Vùng đất thượng nguồn sông Gianh thuộc 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa (Minh Hóa) không chỉ có vẻ đẹp nên thơ, kỳ vỹ như tranh vẽ mà còn ẩn chứa bao điều huyền bí rất ít người biết đến…

Khe Nước Rụng, nơi đất trời gặp nhau

Sông gianh ở đâu
Khe Nước Rụng, nơi khởi nguồn của sông Gianh.

Là con sông biểu trưng địa lý của một vùng đất, là ranh giới của một thời kỳ lịch sử Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhưng sông Gianh là dòng sông chỉ chảy duy nhất qua địa phận tỉnh Quảng Bình.

Nơi con sông Gianh khởi nguồn là đỉnh núi Cô Pi cao hơn 2.000m thuộc địa bàn xã Dân Hóa của huyện Minh Hóa. Ở đó có khe Nước Rụng, là địa danh thiêng liêng của người Mày, một tộc người mang thiên mệnh chiến binh bảo vệ cương vực của Tổ quốc và các tộc người khác.

Theo những người Mày cao niên nhất ở bản Ka Ai (xã Dân Hóa), sở dĩ gọi là “nước rụng” vì ở đó, từ trên đỉnh núi Cô Pi, vô số giọt nước nhỏ như sương “rụng” xuống mà tạo thành suối. Suối ấy ngọn nguồn đầu tiên của sông Gianh mà dân trong vùng gọi là Rào Nậy, tức nguồn lớn của con sông linh thiêng. Theo truyền thuyết của người Mày, đây là nơi đất trời gặp nhau, chốn bồng lai tiên cảnh, nơi cư ngụ của các vị thần tiên.

Chúng tôi may mắn một lần được già Cao Dương và người con trai Cao Hùng (người Mày) ở bản Ka Ai làm hoa tiêu dẫn đường khám phá khe Nước Rụng, nơi khởi nguồn của sông Gianh. Già Dương năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhưng vẫn tráng kiệt như cây lim trong rừng nguyên sinh. Còn Cao Hùng, cậu con trai đi cùng ông mới qua tuổi 20, sung sức như một con trâu mộng và có đôi chân thoăn thoắt như con sóc, đi trên ghè đá mà cứ như chạy trên đường nhựa!

Khi con gà rừng phía núi mới bắt đầu gáy, dân bản vẫn đang chìm sâu trong giấc ngủ say nồng, chúng tôi bắt đầu rời khỏi bản Ka Ai. Bố con già Dương dẫn chúng tôi men theo con đường mòn nhỏ như sợi chỉ chạy giữa lưng chừng một bên là núi cao, bên kia là vực thẳm con sông Gianh đang cuộn chảy qua những thác ghềnh…

Đứng bóng, chúng tôi đã đi hết con đường mòn. Dòng sông Gianh chuyển ngoặt theo hướng tây bắc (thực tế là đông nam vì chúng tôi đang đi ngược dòng sông), già Dương bảo, từ đây trở lên sẽ không có đường mòn nữa, chúng ta phải men theo con sông, len lỏi những ghềnh đá mà tìm đường đi. Từng ghè đá to, nhỏ nối tiếp nhau bên bờ sông tạo thành con đường đá khúc khuỷu như thách thức bước chân của chúng tôi. Đến đây, lòng sông cũng bắt đầu hẹp dần.

Dòng chảy của dòng sông bây giờ cũng chỉ còn những luồng nước len lỏi qua từng khe đá, tạo nên những thác nước trắng xóa, đẹp mê lòng. Một điều thú vị là cũng từ đoạn sông này, ngay giữa lòng sông xuất hiện cánh rừng lội ken dày.

Hàng nghìn cây lội cao vút, thẳng tắp, vàng ươm với tán lá xanh um che kín một khúc sông dài hơn 1km. Già Dương cho biết, về mùa xuân khi cây lội thay lá, sắc lá màu tía đẹp lắm. Vào thời điểm đó, khúc sông này đẹp như một bức tranh thủy mặc...

Vượt qua cánh rừng lội, chúng tôi tiếp tục hành trình chinh phục tận nguồn sông Gianh trên những ghè đá giữa lòng sông. Càng lên cao, dòng sông Gianh càng hẹp dần, đến nơi này dòng nước chỉ như một dòng suối nhỏ. Thế nhưng, sức chảy của nó vẫn mãnh liệt vô cùng. Những ghè đá nối tiếp nhau tạo thành những thác nước tuôn trào, trắng xóa, có thể cuốn trôi mọi thứ...

Đến khoảng 4 giờ chiều, khi đã bắt đầu xuống sức, chúng tôi chạm mặt một thác nước cao hàng chục mét. Ngước mặt nhìn lên phía trên là những đỉnh núi mờ sương cao vút chắn ngang.

Từ trên đỉnh núi, từng tia nước rơi xuống tạo thành một màn sương trắng xóa như thế giới của các thần tiên trong những câu chuyện cổ tích. Đứng dưới thác nước, già Hồ Dương bảo, đã đến thác Nước Rụng, nơi cao nhất của dòng sông Gianh mà người Mày có thể đặt chân đến...

Vùng đất của những chiến binh trong truyền thuyết

Thượng nguồn sông Gianh thuộc 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa là vùng đất sinh sống của khoảng 1.000 người Mày, thuộc nhóm dân tộc Chứt, là hệ gia đình của các tộc người Rục, Sách, Khùa. "Mày", theo tiếng của tộc người anh em này có nghĩa là đầu nguồn con nước. Theo truyền thuyết của người Mày, họ là anh cả của các tộc người khác, thậm chí cả người Kinh ở dưới xuôi.

Sông gianh ở đâu
Rừng lội giữa lòng sông Gianh ở thượng nguồn.

Chuyện kể rằng: Ngày xưa, trời làm lũ lụt, núi non ngập hết, chỉ duy nhất ngọn núi khổng lồ của thần Cu Lôông (người của trời) là không bị ngập. Nước lũ cuốn trôi nhà cửa, cây cối, con người và mọi vật đều chết hết. Trong cơn đại hồng thủy ấy, có hai anh em (một trai, một gái) nhờ lấy cây ó làm bè, trôi dạt đến núi Cu Lôông mà sống sót. Nước rút, hai anh em ở lại núi của thần Cu Lôông làm ăn sinh sống.

Có ông Bụt hiện lên khuyên hai anh em lấy nhau để nối dõi loài người nhưng họ không chịu. Một buổi sáng, người em quét nhà, người anh ngồi ăn trầu, vô tình vứt bã trầu vào bắp vế em gái. Chỗ bã trầu dính sinh ra một cái trứng, sinh ra ba người con: anh cả là người Mày, em kế là là người Nguồn và em út là người Kinh ngày nay.

“Người Mày của miềng (mình) tin rằng, sự kỳ diệu của miếng bã trầu là nhờ vào tài ba thần núi Cu Lôông. Thần núi Cu Lôông đã sinh tổ tiên người Mày, người Nguồn và cả người Kinh. Và theo sự phân công của thần Cu Lôông, người Mày là anh cả nên phải sống ở miền biên viễn, đầu nguồn nước để bảo vệ lãnh thổ, cũng như bảo vệ nguồn nước - nơi khởi nguồn của sự sống muôn loài. ”, già Hồ Dương, người dẫn đường cho chúng tôi kể.

Theo truyền thuyết, để người Mày làm tròn trách nhiệm anh cả bảo vệ lãnh thổ cương vực của Tổ quốc, thần Cu Lôông đã chỉ cho người Mày cách làm cung tên, các loại vũ khí tự tạo, các công cụ sản xuất và biết dựa vào núi rừng để chiến đấu với giặc dã và sinh tồn.

Năm này qua năm khác, đời này qua đời khác, những cuộc chiến kinh thiên động địa đã xảy ra ở miền biên viễn của Tổ quốc, nhưng bao giờ cũng vậy, người Mày với thiên mệnh của những chiến binh hùng mạnh đã luôn dành chiến thắng, giữ vững cương thổ, tạo dựng niềm tin cũng như sự kính nể của các tộc người anh em khác ở miền xuôi.

Ngày nay, các bản làng của người Mày như: Ka Ai, Ka Vàng, Tà Dong, Tà Vờng, Dộ, Ra Mai… thuộc 2 xã Trọng Hóa và Dân Hóa vẫn là nơi cao nhất, đầu nguồn, nơi khởi phát của những con suối nhỏ đổ ra tạo nên dòng sông Gianh lịch sử, dòng sông mang biểu trưng địa lý của vùng đất Quảng Bình.

“Theo sự phân công của thần Cu Lôông, người Mày là anh cả nên phải sống ở miền biên viễn, đầu nguồn nước và trở thành một tộc người chiến binh để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, cũng như bảo vệ nguồn nước, nơi khởi nguồn của sự sống muôn loài.”, già Hồ Dương kể

Lâm An

,

Sông Gianh là dòng sông gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nằm trên vĩ tuyến 16, từng là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh.

Sông gianh ở đâu
Tìm Hiểu Về Dòng Sông Gianh

Sông Gianh được bắt nguồn từ khu vực núi Cô Pi cao 2,017m thuộc dãy Trường Sơn. Thượng nguồn thuộc 2 xã Dân Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa. Nơi đây có nhiều tộc người sinh sống như Mày, Thổ, Nguồn, Trì, Kinh sinh sống. Khởi nguồn của sông gianh là khe nước Rụng, theo người dân địa phương thì từ đỉnh Cô Pi có vô số giọt nước nhỏ như sương “rụng xuống” tạo thành suối nguồn. Khu vực suối đầu nguồn đó người ta gọi là Rào Nậy (Rào có nghĩa là sông, suối, kênh. Nậy có nghĩa là lớn). Rào Nậy được hiểu là dòng sông, dòng suối lớn. Các bà con dân tộc ở đây xem nơi đây là chốn linh thiêng, là nơi giao thoa của đất trời.

Sông gianh ở đâu
Tìm Hiểu Về Dòng Sông Gianh

Sông Gianh dài tầm 16km, diện tích lưu vực khoảng 4,680 km2. Độ cao trung bình của sông Gianh là 360m với độ dốc trung bình 19,2%. Đi qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn. Sông Gianh phát nguyên từ bốn đầu nguồn: Nguồn Son, nguồn Nan, nguồn Trổ và nguồn Nậy. Sông Gianh lòng sông sâu, lượng nước chảy mạnh, bắt đầu từ rừng núi Trường Sơn hiểm trở, lách núi, xuyên ngàn, tạo ra nhiều ghềnh thác rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.

Dong sông Gianh gắn liền với lịch sử Việt Nam.

Sông Gianh còn được gọi là Đại Linh Giang, nghĩa là dòng sông linh thiêng.

Thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh (1570 – 1786) sông Giang là rang giới phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài. Các cuộc chiến kéo dài giữa hai bên gần nửa thế kỷ, tại chiến trường chính là Quảng Bình (còn được gọi là Bố Chính). 

Quân chúa Trịnh  án ngữ phía bắc Sông Gianh tại khu vực chính là Ba Đồn ngày nay. Chúa Nguyễn cai trị ở bờ nam sông Gianh hay còn gọi là xứa Thuận Hóa.

Sông gianh ở đâu
Tìm Hiểu Về Dòng Sông Gianh

Cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt hơn 150 năm.

Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Pháp, thì sông Gianh lại nằm trong “địa chỉ đỏ” đánh phá. Phần hạ lưu sông Gianh đổ ra biển có cảng Gianh là điểm xuất phát của tuyến đương Hồ Chí Minh trên biển. Quân đội Mỹ đã trút xuống nơi đây hàng triệu tấn bom, đạn. Những chuyến tàu không số xuôi dòng Nam tiến vẫn không ngừng nghỉ, tiếp vận quân, lương, vũ khí cho chiến trường. Sông Gianh là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân dân ta, cũng là chứng tích cho sự đau thương của chiến tranh.

Khám phá vẻ đẹp của Sông Gianh ngày nay.

Sông Gianh là con sông chỉ chảy qua nội tỉnh lớn nhất Việt Nam. Từ thượng nguồn là dãy Trường Sơn, sông Gianh chảy qua nhiều vùng đá vôi hiểm trở. Cũng chính vì thế đã góp phần hình thành nên nhiều hang động đẹp. Trong số các nhánh sông có sông Son khá là nổi tiếng chảy qua động Phong Nha. 

Sông gianh ở đâu
Tìm Hiểu Về Dòng Sông Gianh

Những mùa không có mưa bão, dòng sông hiền hòa với bóng nước mây trời. Nước sông xanh ngắt như ngọc bích tạo nên một vẻ đẹp huyển ảo say đắm lòng người.

Nếu có dịp xuôi thuyền ngược dòng sông Gianh bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình của con sông ấy. Những cảnh quan đôi bờ, những kiệt tác của thiên nhiên.

Sông gianh ở đâu
Tìm Hiểu Về Dòng Sông Gianh

Có người từng so sánh sông Gianh như một cô gái xinh đẹp với nhiều sắc thái đầy thú vị. Nơi thượng nguồn, sông Gianh chảy qua nhiều làng mạc vừa nguyên sơ vừa e ấp. Xuôi về hạ lưu, sông Gianh sôi nổi và đầy sức sống, mang lại vẻ đẹp trù phú, xanh mát cho bao ngôi làng. Đoạn chảy qua trung tâm thị xã Ba Đồn, sông mang nét hiện đại, tươi trẻ của phố xá. Cuối cùng, sông Gianh háo hức và tự tin hòa mình ra biển. Có lẽ vì thế, cư dân sông Gianh cũng mang đậm những khí chất của dòng sông, muôn đời bí ẩn và gợi sự khám phá

Cầu Sông Gianh – Di tích bến Phà Sông Gianh

Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp cho tiến hành xây dựng bến phà sông Gianh (1886). Sông Gianh đoạn chảy qua thị xa Ba Đồn là tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc – Nam. Ngày xưa các phương tiện kỹ thuật còn hạn chế, phương tiện lưu thông thô sơ tất cả đều phải đi qua phà.

Trong chiến tranh bến phà Sông Gianh là điểm nối vô cùng quan trọng. Năm 1960 bộ GTVT đã chủ trương xây bến phà Gianh 2 cách bến cũ 5km. Hai bến phà cùng hoạt động để giảm tải và đảm bảo thông suốt chi viện cho miền Nam.

Di tích Lịch sử bến phà Gianh nằm ở hạ Lưu sông Gianh, cách cửa biển về phía tây 2 km (bến phà I) và 5 km (bến phà II). Với vị trí địa lý như vậy, đến với di tích bến phà Gianh bằng đường bộ hoặc đường thủy đều thuận lợi. Trên quốc lộ 1A, bến phà Gianh ở tại km 625 + 500, cách Hà Nội 462 km về phía Nam, cách tỉnh lỵ Quảng Bình 34 km về phía Bắc. Đi bằng đường thủy, từ cửa biển vào sông Gianh, ngược về phía thượng nguồn từ 2 đến 7 km là có thể ghé thuyền thăm di tích.

Sau khi hòa bình lập lại, cầu Gianh được triển khai xây dựng 1991 và hoàn thiện năm 1998. Đây là một trong những cây cầu lớn cuối cùng trên quốc lộ 1A. Cầu Gianh là 1 biểu tượng cho ý chí, tinh thần cảu nhân dân ta.

Sông gianh ở đâu
Tìm Hiểu Về Dòng Sông Gianh

Dong Sông Danh ngày đêm vẫn chảy, như cuộc sống chúng ta vẫn tiếp diễn. Bến phà xưa nay đã thành di tích nhưng chúng ta sẽ mãi ghi nhớ. 

Đến du lịch Quảng Bình du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông Gianh trên tuyến tham quan.

Bình luận

bình luận