Sự hình thành và phát triển của Tin học tử 1890 đến nay

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Bài 1: Tin học là một ngành khoa học I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết sự hình thành và phát triển của tin học. - HS trình bày được đặc tính, vai trò máy tính điện tử. - HS hiểu được thuật ngữ "Tin học". 2. Kỹ năng Sau bài học này học sinh rèn luyện một số kỹ năng sau: - Kỹ năng phân tích, khái quát kiến thức. - Kỹ năng liên hệ với thực tế. II. Phương pháp - Phương pháp hỏi đáp tìm tòi bộ phận. - Phương pháp thuyết trình Ơrixtic. III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Nội dung cần đạt Hoạt động của thầy và trò - Hãy kể tên các ứng dụng của
  2. tin học trong thực tiễn mà các em biết? Trả lời: Ứng dụng trong quản lý, kinh doanh, giáo dục, giải trí,... - Vậy các em có biết ngành tin học hình thành và phát triển 1. Sự hình thành và phát triển của tin học như thế nào không? HS trả lời câu hỏi. 1890 1920 1950 1970 Đến nay - GV chính xác hoá.  1890 - 1920: Phát minh ra điện năng, radio, máy bay...  Cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển của máy tính điện HS ghi bài tử và một số thành tựu khoa học kỹ thuật khác.  1970 - nay: Thời kỳ phát triển của thông tin toàn cầu (Internet). Với sự ra đời của máy tính điện tử nên con Vì sao tin học có thể hình người cũng từng bước xây dựng ngành khoa học thành và phát triển thành một
  3. tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác ngành khoa học? HS trả lời câu hỏi. tài nguyên thông tin. GV chính xác hoá kiến thức 2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử a. Đặc tính: 7 đặc tính Các em có thể kể tên những  Tính bền bỉ đặc tính ưu việt của máy tính?  Tốc độ xử lý nhanh - HS trả lời.  Tính chính xác cao - Gv nhận xét và bổ sung.  Lưu trữ nhiều thông tin trong không gian hạn HS ghi bài chế  Giá thành hạ --> tính phổ biến cao  Ngày càng gọn nhẹ  Có khả năng liên kết thành mạng. b. Vai trò Máy tính điện tử chỉ là một công cụ lao động Em hãy cho biết vai trò của trong kỷ nguyên thông tin và ngày càng có thêm máy tính điện tử? nhiều khả năng kỳ diệu. - HS trả lời. 3. Thuật ngữ tin học - GV nhận xét và bổ sung. Tin học là một ngành khoa học có: Đối tượng nghiên cứu: Thông tin
  4. Công cụ nghiên cứu: MTĐT Vậy: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 4. Củng cố  Sự hình thành và phát triển MTĐT.  Đặc tính MTĐT  Thuật ngữ tin học 5. Dặn dò. - Làm bài tập SGK. - Soạn bài mới.


Page 2

YOMEDIA

I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết sự hình thành và phát triển của tin học. - HS trình bày được đặc tính, vai trò máy tính điện tử. - HS hiểu được thuật ngữ "Tin học". 2. Kỹ năng Sau bài học này học sinh rèn luyện một số kỹ năng sau: - Kỹ năng phân tích, khái quát kiến thức. - Kỹ năng liên hệ với thực tế. II. Phương pháp - Phương pháp hỏi đáp tìm tòi bộ phận. - Phương pháp thuyết trình Ơrixtic. III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ...

17-09-2011 798 36

Download

Sự hình thành và phát triển của Tin học tử 1890 đến nay

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Câu hỏi: Vì sao tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học?

Lời giải:

- Từ cuộc cách mạng lần thứ 3, máy tính đã trở thành một công cụ tiêu biểu cho một kỉ nguyên lao động mới. Cùng với việc sáng tạo ra công cụ mới là máy tính điện tử, con người đã tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin.

- Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một nghành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các hoạt động xã hội của con người.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm về Tin học qua bài viết dưới đây nhé.

1. Sự hình thành và phát triển của Tin học

Trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến năm 1920 đã phát minh ra điện năng, điện thoại, radio, máy bay và tiếp đến là sự ra đời của máy tính điện tử.

Trong vài thập kỷ gần đây, xã hội loài người có sự bùng nổ về thông tin và coi thông tin là một dạng tài nguyên mới.

Tin học là một ngành mới nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Động lực chính của sự phát triển là nhu cầu khai thác và ứng dụng thông tin của loài người.

Sự hình thành và phát triển ở nền văn minh thứ ba gắn liền với máy tính điện tử. Ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Đặc thù riêng của nó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.

2. Đặc điểm ưu việt của máy tính

Tin học trở thành một ngành khoa học có thể ứng dụng vào đời sống xã hội để giúp con người thuận tiện hơn trong việc xử lý dữ liệu. Chính vì vậy mà ngày nay những chiếc máy tính đã trở thành điều quan trọng trong công việc, giải trí,...

Dưới đây là một số đặc điểm ưu việt của máy tính:

- Máy tính có thể “làm việc không mệt mỏi” trong suốt 24/24 giờ.

-Tốc độ xử lí thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao. Tốc độ của máy tính được tăng lên hàng triệu lần trong vòng sáu mươi năm trở lại đây.

-Máy tính là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao.

-Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế. Chẳng hạn, một đĩa CD, một đĩa USB có kích thước nhỏ nhưng có thể chứa nội dung của nhiều quyển sách, tài liệu... Những thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính càng ngày được cải tiến để có dung lượng lớn hơn và tiện sử dụng hơn.

-Giá thành máy tính ngày càng hạ nhờ những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc. Đây chính là yếu tố quan trọng làm cho việc sử dụng máy tính ngày một trở nên phổ biến he:

-Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng.

-Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn. Các mạng máy tính lại có thể liên kết với nhau thành một mạng lớn hơn, thậm chí trẽn phạm vi toàn cầu.

3. Vai trò của Tin học

- Là một công cụ lao động do con người sáng tạo ra để trợ giúp trong công việc, hiện không thể thiếu trong kỉ nguyên thông tin.

4. Thuật ngữ Tin học

Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng:

- Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về các phương pháp nhập/xuất, lưu trữ, truyền, xử lí thông tin một cách tự động, sử dụng máy tính và ứng dụng vào mọi rình vực của xã hội.

- Yếu tố tự động được đề cập một cách hệ thống.

- Việc nghiên cứu công nghệ chế tạo, hoàn thiện máy tính cũng thuộc lĩnh vực Tin học. Chúng ta không nên hiểu máy tính chỉ là công cụ của Tin học mà cần phải hiểu theo nghĩa vừa sử dụng máy tính, vừa phát triển máy tính.

5. Tin học ứng dụng vào lĩnh vực nào?

Tin học được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, cụ thể:

  • Hỗ trợ việc quản lí

Tin học đã hỗ trợ xử lí một khối lượng lớn thông tin rất đa dạng. Để làm được các việc đó, đã có các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Excel, Quattro… các hệ quản trị dữ liệu như Foxpro, Microsoft Access, Oracle, SQL Server… trợ giúp con người.

  • Tự động hoá và điều khiển

Máy tính đã giúp con người trong những quy trình công nghệ tự động hoá. Chẳng hạn, giúp con người phóng các vệ tinh nhân tạo hay bay lên vũ trụ.

  • Truyền thông

Tin học đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong việc đổi mới và phát triển các dịch vụ truyền thông, đặc biệt là tạo ra sự liên kết giữa mạng truyến thông và các mạng máy tính, trong đó phải kể tới mạng thông tin toàn cầu Internet.

  • Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng

Tin học đã tạo cho việc biên soạn, in ấn… các văn bản, lập kế hoạch công tác, luân chuyển văn thư… được thuận lợi, chính xác và nhanh chóng. Từ đó, các khái niệm văn phòng điện tử, xuất bản điện tử… trở nên quen thuộc với người dùng.

  • Trí tuệ nhân tạo

Con người đã thiết kế ra các máy có thể đảm đương một số hoạt động thuộc lình vực trí tuệ của con người hoặc những hoạt động đặc thù của con người như hiểu ngôn ngữ tự nhiên dưới dạng văn bản viết tay, nghe và hiểu tiếng nói.

  • Giáo dục

Nhờ những thành tựu của Tin học, chúng ta có thể thiết kế được nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc học tập, làm cho việc dạy học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú cho người học… Đáng kể nhất là có thể thực hiện dạy học qua mạng Internet.

  • Giải trí

Để giải trí trên máy tính ta có thể sử dụng những phầm mềm như phần mềm trò chơi, xử lí ảnh, xem phim, nghe nhạc…