Sự khác nhau giữa trẻ sơ sinh và con vật non

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Trẻ sơ sinh non tháng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trên các hệ cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh,... Việc chăm sóc, điều trị đúng cách cho trẻ sinh non sẽ giúp bé phát triển toàn diện, bắt kịp đà tăng trưởng như các bé sinh đủ tháng.

Trẻ sơ sinh được gọi là sơ sinh non tháng khi ra đời trước 37 tuần tuổi thai. Có khoảng 12% trong tổng số trẻ được sinh ra là trẻ non tháng. Trẻ ra đời trước 28 tuần là sinh cực non, ra đời trong khoảng 28 - 34 tuần là sinh non tháng và trẻ chào đời ở thời điểm 34 - 37 tuần là sinh non muộn.

Trẻ sơ sinh non tháng có đặc điểm:

  • Khả năng dự trữ và điều hòa hệ nội môi chưa hoàn chỉnh: Bé dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, hạ canxi huyết;
  • Hệ miễn dịch còn khiếm khuyết do thiếu kháng thể truyền từ mẹ, nhiễm trùng bào thai gây sinh non, thủ thuật gây nhiễm trùng bệnh viện: Bé dễ bị viêm phổi, viêm màng não, viêm khớp, nhiễm trùng huyết;
  • Hệ hô hấp (gồm phổi và trung khu hô hấp) chưa trưởng thành, thiếu chất hoạt động bề mặt (surfactant), các phế nang chưa hình thành đầy đủ, thành ngực không ổn định, cơ hô hấp yếu: Trẻ có nguy cơ xuất hiện các cơn ngưng thở hoặc mắc bệnh màng trong, mắc bệnh phổi mạn tính;
  • Hệ tiêu hóa: Phản xạ bú, nuốt yếu; chậm hấp thu dưỡng chất và hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương; gan chưa trưởng thành. Vì vậy, bé có nguy cơ gặp phải các vấn đề như hít sặc, trào ngược dạ dày - thực quản, liệt ruột cơ năng, viêm ruột hoại tử, vàng da sớm và có nguy cơ vàng da nhân;
  • Hệ tim mạch chưa hoàn chỉnh: Bé có thể vẫn tồn tại ống động mạch, chậm nhịp tim, huyết áp không ổn định;
  • Não: Trẻ dễ bị xuất huyết não, nhũn não, cơn ngưng thở, phản xạ bú/nuốt yếu hoặc không biết;
  • Huyết học: Trẻ có nguy cơ bị thiếu máu, nhiễm trùng;
  • Thận: Trẻ dễ bị ngộ độc thuốc, mất nước hoặc rối loạn điện giải;
  • Vấn đề khác: Cơ quan sinh dục chưa phát triển, bệnh lý võng mạc trẻ sinh non, co giật, chậm phát triển chiều cao, cân nặng,...

Sự khác nhau giữa trẻ sơ sinh và con vật non

Trẻ sơ sinh non tháng có hệ hô hấp chưa trưởng thành

Tùy tuổi thai, cân nặng và bệnh lý mắc phải mà trẻ sơ sinh non tháng có thể cần chăm sóc và các phương tiện hỗ trợ khác nhau. Các phương tiện chăm sóc thông thường bao gồm:

  • Lồng ấp hoặc giường sưởi.
  • Dụng cụ theo dõi nhịp tim và oxy máu;
  • Dụng cụ hỗ trợ hô hấp.
  • Các dụng cụ để thiết lập đường truyền tĩnh mạch: Truyền thuốc- dịch.
  • Ông thông dạ dày;
  • Kháng sinh, thuốc;
  • Sữa mẹ.
  • Chăm sóc Kangaroo (da kề da);
  • Chụp X-quang, xét nghiệm máu

3.1 Điều hòa thân nhiệt ở trẻ sinh non

Cho trẻ nằm lồng ấp hoặc giường sưởi:

  • Lồng ấp: Chỉ định cho trẻ sinh non có cân nặng dưới 1.700g và trẻ mắc bệnh khiến thân nhiệt không ổn định;
  • Giường sưởi: Chỉ định cho trẻ sinh non có cân nặng dưới 1.700g và trẻ mắc bệnh có thân nhiệt không ổn định: dùng khi can thiệp các thủ thuật như: giúp thở, thay máu, hút đờm nhớt thường xuyên,...

3.2 Hỗ trợ hô hấp

Hệ hô hấp trẻ sinh non thường chưa hoàn thiện. Có thể hỗ trợ hô hấp cho trẻ:

  • Nếu trẻ thở khí trời chưa hồng, có thể cho thở oxy
  • Nếu trẻ có biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, thở rên, thở co lõm lồng ngực, xuất hiện các cơn ngưng thở, tím tái da và môi,... sẽ được hỗ trợ hô hấp bằng thở NCPAP (thở áp lực dương liên tục qua đường mũi) với áp lực 4 - 6 cmH2O.
  • Nếu thất bại với NCPAP sẽ được chỉ định đặt nội khí quản và thở máy.
  • Sử dụng surfactant (chất hoạt động bề mặt) khi có chỉ định.
  • Trẻ xuất hiện cơn ngưng thở: Sử dụng Caffeine Citrate tiêm tĩnh mạch.

Sự khác nhau giữa trẻ sơ sinh và con vật non

Hỗ trợ hô hấp cho trẻ sinh non

3.3 Hạn chế nhiễm trùng

  • Đảm bảo vô trùng các dụng cụ kỹ thuật chăm sóc trẻ, người chăm sóc cần rửa tay thường xuyên, sát trùng lồng ấp và máy giúp thở mỗi 48 - 72 giờ;
  • Chú ý tới các tác nhân gây bệnh trong môi trường bệnh viện như Pseudomonas, S.Aureus, Klebsiella,... để lựa chọn sử dụng loại kháng sinh phù hợp. Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ

3.4 Dinh dưỡng

  • Nhu cầu năng lượng của bé là 120 - 140 Kcal/kg/ngày để đảm bảo tốc độ tăng cân đạt 15g/kg/ngày;
  • Đường nuôi ăn: Gồm dinh dưỡng tĩnh mạch và dinh dưỡng đường miệng. Dinh dưỡng tĩnh mạch được chỉ định ở trẻ sinh cực non có cân nặng dưới 1.000g, có bệnh lý đường tiêu hóa (thủng dạ dày, ruột, teo thực quản, teo ruột non, tắc tá tràng,...), mắc các bệnh lý nội khoa nặng chưa thể ăn qua đường miệng (xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp nặng,...). Đường miệng là phương pháp sinh lý nhất và những trẻ được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch nên sớm chuyển qua đường miệng khi có thể;
  • Khi nuôi ăn cho trẻ cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ.

  • Suy hô hấp: Điều trị cơn ngưng thở và bệnh màng trong với các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ;
  • Vàng da: Chiếu đèn có chỉ định sớm hơn đối với trẻ sơ sinh non tháng và chiếu đèn phòng ngừa ngay sau khi sinh đối với tất cả các trường hợp trẻ sinh non có cân nặng dưới 1.000g.

Sự khác nhau giữa trẻ sơ sinh và con vật non

Chiếu đèn điều trị vàng da

Trẻ được xuất viện khi các bệnh lý nghiêm trọng đã được điều trị; thân nhiệt ổn định (có thể ngủ trong nôi bình thường không cần lồng ấp); tự bú đủ; không bị ngưng thở hay giảm nhịp tim và bố mẹ có thể chăm sóc trẻ.

  • Khám mắt và khám tai theo lịch hẹn;
  • Theo dõi hậu quả của thở máy và liệu pháp Oxy: Loạn sản phổi, bệnh lý võng mạc;
  • Theo dõi sự phát triển thể chất, tâm thần vận động và bệnh lý của bé cho đến khi trẻ được 2 tuổi;
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ theo đúng lịch được bác sĩ tư vấn.

Trẻ sơ sinh non tháng rất yếu ớt nên cần được chăm sóc, điều trị thật cẩn thận để giúp bé có thể sống sót, giảm nguy cơ gặp phải các di chứng phát triển tinh thần- vận động và có thể bắt kịp đà tăng trưởng của bé sinh đủ tháng. Cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc, điều trị cho trẻ sinh non.

Sự khác nhau giữa trẻ sơ sinh và con vật non

Hình ảnh trẻ được chăm sóc tại Khoa sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ như: Viêm tai giữa, sốt vi khuẩn, sốt virus, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm chuyên môn và luôn tận tâm trong thăm khám sẽ giúp cho việc chăm sóc trẻ sinh non tại nhà không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Da kề da - Liều thuốc diệu kỳ cho em bé sơ sinh

XEM THÊM:

I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ SƠ SINH: (0 - 2 tháng)

1.Vai trò của các phản xạ không điều kiện:

Từ đời sống trong bụng mẹ, một môi trường trường đối ổn định, đứa trẻ ra đời như đột ngột bị đẩy vào một hoàn cảnh mới mẻ của môi trường không khí, với vô số kích thích của thế giới bên ngoài.

Đời sống của bé trong môi trường mới được bảo đảm nhờ có những cơ chế di truyền có sẵn: hệ thống thần kinh đã sẵn sàng thích nghi với điều kiện bên ngoài, những hệ cơ quan cơ bản của cơ thể bắt đầu khởi động, nhờ đó trong những ngày đầu tiên các phản xạ tự vệ được thực hiện. Bên cạnh những phản xạ tự vệ, còn có các phản xạ định hướng, tức là những phản ứng của trẻ hướng tới những kích thích mới lạ. Phản xạ định hướng là cơ sở ban đầu của hoạt động tìm tòi của trẻ. Tuy nhiên sự tìm tòi của trẻ còn bị hạn chế bởi các giác quan còn quá non nớt.

Trong những ngày đầu tiên của cuộc sống của trẻ đã có một số phản xạ không điều kiện, giúp trẻ thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Phản xạ thở, phản xạ mắt và những phản xạ về nhiệt độ... đều là những phản xạ bẩm sinh được thực hiện sau khi sinh ra.

Tuy mới sinh ra đứa trẻ hầu như bất lực không tự phát triển được, nhưng lại có khả năng tiếp nhận kinh nghiệm và hành vi đặc biệt của con người.

2.Tình trạng bất phân (cảm giác không phân định):

Trẻ sơ sinh trong tình trạng bất phân khi cảm nhận mọi vật. Trong tháng đầu trẻ hầu như chưa tiếp nhận kích thích từ bên ngoài, chỉ có nội cảm và tự cảm, chỉ khi nào kích thích bên ngoài quá mạnh mới nhận ra.

Ban đầu nội cảm chiếm ưu thế, về sau ngoại cảm chiếm ưu thế, nhưng những hoạt động nội cảm vẫn tiếp tục một cách vô thức.

Hết tuần đầu, em bé bắt đầu có những phản ứng phân định. Đến hết tuần thứ 6 bé có thể cảm nhận được một số kích thích từ môi trường bên ngoài.

Trẻ sớm nhận ra mặt người. Khi lại gần dù đói hay no trẻ cũng phản ứng với bộ mặt người, còn những đồ vật khác thì không gây phản ứng gì.

Ở giai đoạn này cảm xúc và cảm giác còn hỗn hợp, nội cảm lấn át ngoại cảm. Nhưng ở vùng môi, miệng và họng, là nơi mà một kích thích bên ngoài tạo ngay một phản ứng đặc trưng: tìm bú.

Quá trình tiến từ tiếp cảm gần đến tiếp cảm xa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Bé vừa bú vừa nhìn mẹ, hai cảm giác ở miệng và mắt kết hợp lại. Những lúc miệng rời vú, không còn cảm giác gần, nhưng cảm giác xa vẫn còn. Dần dần thị giác đóng vai trò quan trọng, vì không bị dứt đoạn. Đây là chỗ dựa đầu tiên cho quan hệ với đối tượng.

3. Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới bên ngoài, nhu cầu gắn bó với người khác:

a. Nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng thế giới bên ngoài:

Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng. Lúc đầu trẻ chỉ có phản ứng nhìn khi có một vật sáng để gần và chỉ có phản ứng nghe khi có tiếng động to. Nhờ đó nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng xuất hiện, trẻ bắt đầu nhìn theo các vật di động hoặc phản ứng với âm thanh, đặc biết là giọng nói của người lớn và rất thích nhìn vào mặt người.

Dần dần trẻ đã có thể phân biệt được các âm thanh và mùi vị khác nhau. Tiếng nói chuyện bình thường, hoặc tiếng hát khe khẽ cũng làm cho trẻ chú ý.

Đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh là thị giác và thính giác phát triển nhanh để tiếp nhận những ấn tượng bên ngoài, đó là nhờ sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thần kinh, trước hết là não bộ.

Điều kiện thiết yếu để não bộ có thể phát triển bình thường là sự luyện tập các giác quan để thu nhận các tín hiệu từ thế giới bên ngoài. Nếu đứa trẻ bị giữ trong tình trạng cô lập với thế giới bên ngoài thì sẽ chậm phát triển một cách nghiêm trọng. Do đó người lớn cần chú ý tạo ra và tổ chức các ấn tượng bên ngoài cho trẻ tiếp nhận để phát triển nhanh các phản xạ định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh.

b. Nhu cầu gắn bó với người khác:

Lọt lòng mẹ trẻ đã có những ứng xử làm cho người lớn phải quan tâm như mút, bám níu, mỉm cười, muốn được ôm ấp, vỗ về, thể hiện một nhu cầu gắn bó với người lớn. Phản xạ rúc đầu vào ngực mẹ, một mặt là để tìm vú, nhưng mặt khác là muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp vỗ về. Quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng vào bậc nhất và cũng được xuất hiện sớm nhất, hiện tượng đó là sự gắn bó mẹ con.

Sự gắn bó mẹ con là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển sau này của trẻ. Thiếu đi sự gắn bó này, em bé sẽ khó phát triển bình thường, ngay cả sự sống còn cũng gặp nhiều khó khăn. Mối quan hệ gắn bó mẹ - con là một nhu cầu gốc, có ngay từ đầu, lúc trẻ mới sinh ra.

Như vậy, trong trường hợp bé bị tách khỏi mẹ quá sớm, thì điều cần thiết là phải giúp cho trẻ tạo ra mối quan hệ gắn bó mẹ - con. (Nhu cầu này cũng có thể thoả mãn được bởi người khác, miễn là người đó có lòng yêu thương, sẵn lòng ôm ấp, vỗ về).

Trong mối quan hệ gắn bó mẹ - con, ở cả hai phía mẹ và con đều phát ra tín hiệu cho nhau. Thông qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều công trình nghiên cứu đã tổng kết được bốn kiểu quan hệ gắn bó mẹ- con như sau:

+ Kiểu thứ nhất: Tín hiệu phát ra ở mẹ và con đều mạnh. Nghĩa là nhu cầu gắn bó của cả hai mẹ con đều tỏ ra bức thiết. Trong trường hợp này mối quan hệ gắn bó mẹ - con được thiết lập một cách dễ dàng, thuận lợi. Kiểu này thường thấy ở những cặp mẹ con sinh nở bình thường, mẹ tròn con vuông, xuất phát từ lòng ước ao mong đợi của người mẹ đối với sự ra đời của đứa con.

+ Kiểu thứ hai: Tín hiệu phát ra từ người mẹ thì mạnh mà từ người con thì lại yếu. Thường thì đây là trường hợp của những trẻ bị thiếu tháng hay khuyết tật bẩm sinh. Trong trường hợp này người mẹ nên giao tiếp với con một cách nhẹ nhàng, từ tốn.

+ Kiểu thứ ba: Tín hiệu của con thì mạnh, nhưng tín hiệu của mẹ lại yếu. Kiểu này thường xảy ra ở những người mẹ có con một cách bất đắc dĩ, có con không theo ý muốn... Trong trường hợp này người mẹ thường lạnh lùng, thờ ơ với con, không muốn giao tiếp với con. Vì không nhận được tín hiệu đáp lại của người mẹ, tín hiệu phát ra của đứa bé yếu dần đi, có khi mất hẳn và bé lâm vào tình trạng ủ ê, mệt mỏi, dễ mắc phải chứng bệnh "trầm cảm".

+ Kiểu thứ tư: Tín hiệu phát ra đều yếu ở cả mẹ và con. Đây thực sự là một tai hoạ. Cần phải có biện pháp khơi dậy tín hiệu ở cả hai phía. Trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của những người xung quanh, cần cả thầy thuốc lẫn những nhà tâm lý học.

Tạo ra được những quan hệ gắn bó mẹ - con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là một cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển hay phát triển lệch lạc về sinh lý cũng như tâm lý sau này.

Nhu cầu gắn bó mẹ - con là cơ sở nảy sinh nhu cầu giao tiếp giữa em bé với những người xung quanh. Dần dần ở trẻ hình thành nên những phản ứng vận động xúc cảm đặc biệt hướng tới người lớn. Phản ứng này được gọi là phức cảm hớn hở. Sự xuất hiện phức cảm hớn hở cũng là lúc chuyển từ thời kỳ sơ sinh bước sang thời kỳ mới: tuổi hài nhi.

II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ HÀI NHI: (2 - 15 tháng)

1. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo.

Giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. Sở dĩ có nhu cầu này là do yêu cầu khách quan của cuộc sống, trẻ em cần phải được chăm sóc thường xuyên của người lớn mới thoả mãn được những yêu cầu của cơ thể, mặt khác cũng lại do cư xử của người lớn, đã khơi gợi ở trẻ những xúc cảm ban đầu.

Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Đặc biệt là về mặt xúc cảm.

Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt với người lớn đến giao tiếp thực sự với người lớn, khi mà trẻ đã có những phương thức giao tiếp là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài nhi. Trong giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn, rồi dần dần trẻ cũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình.

Vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, ở trẻ xuất hiện một hiện tượng mới: lúc có người lạ đến gần trò chuyện với bé, bé không mỉm cười ngay như trước mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không muốn giao tiếp. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc.

Sự sợ hãi trước một người lạ cho thấy rằng đã xuất hiện ranh giới giữa bản thân và vật thể xung quanh, cũng tức là xuất hiện một bản ngã thô sơ (cũng có thể gọi là cái " tôi", tuy còn mờ nhạt.

Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật. Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để tiếp xúc với đồ vật. Lúc này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật. Sự giao tiếp này dần dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người lớn và trẻ em. Người lớn dẫn dắt đứa trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản.

Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ.

Khả năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ hài nhi. Đến cuối tuổi này thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt (chải tóc giống mẹ, đọc sách giống bố...)

Như vậy hành động của người lớn xung quanh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý của trẻ.

Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ, bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần dần hình thành được những thói quen tốt và học cách ứng xử đúng đắn.

Tóm lại: Trong suốt thời kỳ hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâm lý của trẻ không thực hiện được. Giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trưởng thành.

2. Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và sự định hướng vào môi trường xung quanh:

Sự tiến bộ của những vận động và hành động của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của người lớn. Nếu người lớn thường xuyên chú ý tới trẻ và tổ chức hành động cho trẻ thì những vận động và hành động của trẻ có những bước tiến rõ rệt và đóng vai trò tích cực trong sự phát triển tâm lý.

Bò là cách vận động đầu tiên của trẻ. Thường thì khoảng 7 - 8 tháng trẻ bắt đầu biết bò. Thoạt tiên là trườn, sau đó là bò lồm cồm cả hai chân và hai tay. Trước khi biết đi, trẻ học cách đứng dậy trên hai chân có vịn, rồi không cần vịn tay, đi men rồi sau đó chập chững từng bước một. Quá trình này rất cần sự giúp đỡ của người lớn.

Trong những tháng đầu tiên trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng thị giác, thính giác và vị giác. Sau tháng thứ ba trẻ bắt đầu dùng hai tay để sờ mó đồ vật. Đến tháng thứ tư trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật, có khi nắm đồ vật trong tay một hồi lâu, tuy vậy trẻ vẫn chưa hoàn toàn làm chủ hành động nắm. Từ tháng thứ sáu trở đi thì động tác nắm được cải thiện hơn . Càng về cuối năm động tác nắm càng chính xác hơn.

Khi trẻ có thể cầm nắm đồ vật trong tay thì nó bắt đầu thao tác với đồ vật bằng tay. Những thao tác đầu tiên rất đơn giản (cầm lấy rồi buông ra), sau đó thao tác trở nên phức tạp hơn (đẩy đồ vật ra xa hay xích lại gần...).

Khi trẻ bắt đầu thực hiện các vận động và thao tác với các đồ vật thì các giác quan của trẻ phát triển mạnh hơn và có thêm nhiệm vụ mới là bắt đầu điều khiển, điều chỉnh đôi chút chính những vận động và thao tác của trẻ.

Có thể nói rằng sự định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh trước hết bằng sự vận động và thao tác với đồ vật, trên cơ sở đó mà làm phát triển các quá trình tâm lý, rồi sau đó mới có sự định hướng bằng các quá trình tâm lý.

Cần chú ý rằng quá trình phát triển vận động, thao tác với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh tự trẻ không thể thực hiện được mà phải có sự hướng dẫn kích thích về tình cảm và trí tuệ của người lớn.

Nhờ người lớn hướng dẫn, tổ chức vận động và thao tác với đồ vật, đứa trẻ đã có những biểu tượng đầu tiên về thế giới xung quanh, làm xuất hiện những hình thái đầu tiên của hoạt động tâm lý, giúp trẻ định hướng được vào thế giới này và tạo nên những tiền đề để trẻ tiếp nhận những loại kinh nghiệm lịch sử - xã hội khác nhau ở những giai đoạn sau này.

3. Hình thành những tiền đề để lĩnh hội ngôn ngữ:

Nhu cầu giao tiếp với người lớn và sự định hướng vào môi trường xung quanh ngày càng tăng đã làm nảy sinh khả năng nói ở trẻ. Khi giao tiếp, trẻ thường thích thú chăm chú lắng nghe và bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung quanh .

Những cuộc "trò chuyện" giữa người lớn với trẻ hài nhi đã khêu gợi ở đứa trẻ những trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn và bắt đầu có những phản ứng lại với những sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn.

Càng về cuối năm, đứa trẻ càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm bập bẹ. Âm bập bẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ sau này.

Sự thông hiểu lời nói của trẻ xuất hiện trên cơ sở của việc phối hợp hoạt động của tri giác nhìn và nghe.

Lúc đầu, trẻ hài nhi nghe ngôn ngữ như những âm thanh nào đó. Ngữ âm là yếu tố đầu tiên quyết định thái độ phản ứng của trẻ tức quyết định sự hiểu ngôn ngữ của trẻ.

Cuối tuổi hài nhi, mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính bản thân đối tượng trở nên rõ ràng và phong phú hơn. Đó là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ.

Như vậy trong quá trình giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính tích cực hơn và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với những người xung quanh.

Tóm lại: Sự phát triển tâm lý của trẻ trong năm đầu tuy còn đơn sơ nhưng rất quan trọng, song song với tiến tới độc lập về mặt sinh học của con người, ở giai đoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết để sau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người.