Sữa công thức pha bao lâu thì hỏng

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Tại sao cần ủ ấm, ủ nóng sữa công thức sau khi pha?

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho con yêu khi mới chào đời cho tới năm 2 tuổi. Do đó, nếu mẹ có thể cho bé bú hoàn toàn 100% được là tốt nhất. Vì một lý do cấp thiết nào đó không thể cho bé bú mẹ và mẹ phải sử dụng sữa công thức cho bé thì sẽ không tránh khỏi có những lúc bé nhả nhớn không chịu ti bình. Đã mất công pha sữa công thức xong mà bé không chịu bú, mẹ lại phải tìm cách để bảo quản sữa sao cho sữa không bị hỏng mà bé vẫn sử dụng được cho cữ bú ngay kế tiếp.

Thông thường sữa công thức sau pha sẽ đạt nhiệt độ 37 – 40 độ C tương đương với sữa mẹ trong lồng ngực khi cho em bé bú trực tiếp. Để sữa công thức sau pha luôn đạt nhiệt độ này bạn sẽ cần ủ nóng sữa bằng một vài phương pháp như túi ủ, máy hâm, nước nóng,… Nếu ủ đúng kỹ thuật thì chất dinh dưỡng trong sữa công thức đã pha vẫn đảm bảo, em bé vẫn có thể sử dụng ngay trong cữ sữa kế tiếp mà không cần pha lại hay bỏ đi gây lãng phí cho túi tiền của mẹ.

Sữa công thức pha bao lâu thì hỏng
Sữa công thức ủ nóng để được bao lâu?

Theo khuyến cao từ các chuyên gia thì sữa công thức sau khi pha xong chỉ nên cho bé bú ngay trong khoảng 1 – 2 giờ ở nhiệt độ thường. Nếu để quá lâu ngoài môi trường thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm hỏng sữa. Nếu mẹ sử dụng các phương pháp ủ nóng bằng túi giữ nhiệt hoặc bình hâm sữa thì sữa công thức sau pha sẽ để được khoảng 4 – 5 tiếng. Trước khi cho bé sử dụng mẹ vẫn nên kiểm tra chất lượng sữa xem trong sữa đã pha có sủi bọt không. Nếu có sủi bọt vì lý do bất kể nào đó thì mẹ đừng nên tiếc mà hãy dứt khoát bỏ ngay phần sữa công thức đó đi để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của em bé nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!

Một số cách ủ nóng, ủ ấm sữa công thức phổ biến

Trong số các mẹ bỉm sữa sử dụng sữa công thức cho con phải chiếm tới 60% các mẹ chưa biết cách ủ nóng hay ủ ấm sữa công thức đã pha đúng cách gây mất chất dinh dưỡng trong sữa và nguy hiểm hơn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của con. Với 4 cách ủ nóng, ủ ấm sữa sau, Websosanh.vn tin rằng mẹ sẽ tự tin hơn trong việc bảo quản sữa đã pha và chăm con an toàn:

1. Ủ nóng sữa công thức trong bình hay túi ủ

Bình giữ nhiệt hay túi giữ nhiệt là một vật dụng hỗ trợ đắc lực trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức. Đây là các dụng cụ có chức năng bảo quản giữ nóng hoặc giữ lạnh cho sữa trữ được đảm bảo nhiệt độ nhất định khi mẹ ra ngoài, chưa dùng tới sữa ngay.

Sữa công thức pha bao lâu thì hỏng
Ủ nóng sữa công thức trong bình hay túi ủ

Sau khi pha sữa công thức xong, nhiệt độ sữa sau pha vẫn còn nóng khoảng 50 – 70 độ C tùy khoảng nhiệt độ pha khuyến cáo từ hãng. Nếu mẹ đã để nguội mà bé không bú bạn có thể tìm cách ủ nóng khác. Còn nếu mẹ có việc cần kíp phải ra ngoài cần ủ nóng sữa mang theo thì mẹ có thể bỏ ngay bình sữa công thức đã pha vào bình hoặc túi giữ nhiệt đóng nắp chặt và mang theo bên mình cho tới khi cần sử dụng mới mở ra. Hãy đảm bảo chèn kỹ để sữa đặt trong đó không bị đổ khi mẹ di chuyển cùng con bên ngoài nhé!

2. Ủ ấm sữa công thức bằng máy hâm sữa

Trường hợp mẹ cho con bú bình tại nhà mà bé không chịu hợp tác và mẹ có sẵn máy hâm sữa thì có thể vặn nút điều chỉnh ở nhiệt độ ủ ấm sữa rồi đặt bình sữa công thức đã pha vào đó. Khi nhiệt độ giảm, máy hâm sữa sẽ tự động bật lại giúp mẹ giữ sữa đã pha trong khoảng 4 – 5 tiếng luôn sẵn sàng cho bé sử dụng khi muốn bú trong cữ kế cận.

Sữa công thức pha bao lâu thì hỏng
Ủ ấm sữa công thức bằng máy hâm sữa

3. Ủ ấm sữa công thức bằng nước nóng

Nếu không có bình ủ cũng chẳng có máy hâm sữa thì bạn có thể ủ ấm sữa theo cách truyền thống là cho bình sữa công thức đã pha vào một bát nước nóng. Tuy nhiên cách này không đảm bảo sữa để được lâu. Bạn chỉ nên ủ ấm sữa và sử dụng ngay trong vòng 1 – 2 tiếng thôi nhé!

4. Cách ủ sữa công thức đã pha trong tủ lạnh

Một cách phổ biến hơn luôn được hầu hết các mẹ sử dụng đó là bé không uống thì cho ngay bình sữa đã pha vào tủ lạnh, lúc bé muốn uống thì lấy ra hâm lại theo 1 trong 3 cách trên. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý rằng, nếu bình sữa chưa được bé sử dụng thì có thể để được 24 giờ còn bình sữa bé đã nhấp miệng rồi không tu thì sẽ chỉ được 4 – 6 giờ thôi. Sau khoảng thời gian này mẹ nên bỏ phần sữa không dùng đi đừng tiếc mà hại tới con. Một lưu ý nữa là nếu bé dùng ngay cữ kế tiếp thì mẹ cũng không cần bỏ tủ lạnh làm gì vì bỏ tủ lạnh rồi hâm nóng quá trình nóng lạnh này sẽ khiến sữa đã pha nhanh bị mất chất, thậm chí biến chất không có lợi cho con.

Một trong những lỗi phổ biến ở người lớn khi chăm trẻ là không nắm rõ sữa công thức pha để được bao lâu. Điều này khiến trẻ đôi khi ăn phải sữa đã pha quá lâu, gây ảnh hưởng đến đường ruột nói riêng và sức khỏe của trẻ nói chung. Vậy sữa đã pha bao lâu thì vẫn có thể sử dụng được, cách bảo quản sữa đã pha như thế nào mời bạn theo dõi những thông tin dưới đây.

Xem thêm:

Sữa công thức pha bao lâu thì hỏng

Sữa công thức để được bao lâu ở nhiệt độ thường và ngăn mát

Nắm rõ sữa công thức pha để được bao lâu là điều thực sự cần thiết đối với các bậc cha mẹ, ông bà. Đây là một trong những vấn đề quan trọng giúp bạn có thể bảo vệ con của mình một cách an toàn nhất, tránh những sai lầm khiến cho trẻ phải ăn sữa bị hỏng do pha quá lâu.

  • Thời gian để ở nhiệt độ thường

Ở nhiệt độ thường, sữa công thức pha xong có thể để được tối đa là 2 giờ. Nếu sữa không dùng đến hoặc để quá thời gian này thì bạn nên đổ bỏ. Nếu cố gắng giữ sữa lại và cho trẻ uống sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và đường ruột của trẻ bởi sữa có khả năng bị nhiễm khuẩn, có khả năng gây nên bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

  • Thời gian để ở ngăn mát

Bạn có thể bảo quản sữa sau khi đã pha bằng cách cất trong ngăn mát. Sau 24 giờ pha sữa, nếu không sử dụng đến thì bạn cũng cần loại bỏ. Môi trường tủ lạnh vẫn tồn tại vi khuẩn, chúng chỉ phát triển chậm hơn so với bên ngoài mà thôi. Một lưu  ý quan trọng cho cha mẹ là không được cho trẻ sử dụng lại sữa đã uống không hết bởi sữa đã dính nước bọt, có thể bị nhiễm khuẩn, sữa bị hư….Bởi vậy nếu trẻ uống sữa còn thừa thì mẹ nên uống hết hoặc đổ đi, tránh dùng sữa cho trẻ bú cữ sau.

Xem thêm: Phân biệt sữa giả sữa thật chuẩn 100% chỉ trong 1 phút

Sữa công thức pha bao lâu thì hỏng

Hướng dẫn cách pha sữa công thức đúng cách

Pha sữa cho công thức cho trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải vậy, rất nhiều người mắc sai lầm khi thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn pha sữa đúng cách, bạn nên tìm hiểu và làm theo để trẻ có được sữa thơm ngon, đảm bảo an toàn nhất:

  • Bước 1: Mẹ vệ sinh tay và tiệt trùng dụng cụ pha sữa.

Bình sữa cần được cọ rửa sạch sẽ bằng nước lạnh sau khi cho bé bú, sau đó phơi khô ở nơi thoáng mát hoặc có ánh nắng càng tốt. Trước khi pha sữa có thể tiệt trùng bình sữa cho con bằng cách luộc với nước sôi hoặc sử dụng nồi hấp, dụng cụ khử trùng, lò vi sóng…

  • Bước 2: Đun sôi nước và để nguội

Sữa công thức cần được pha với nước sối để nguội đến một nhiệt độ nhất định. Tùy theo loại sữa mà nhiệt độ nước nên để nguội đến nhiệt độ phù hợp, điều này sẽ được ghi cụ thể trong hướng dẫn sử dụng. Không pha sữa với nước sôi hoàn toàn bởi một số thành phần dinh dưỡng có thể bị biến chất, trẻ khó hấp thu được dinh dưỡng toàn diện. Một số loại sữa sẽ tan hết ở 70 độ C nhưng một số loại sữa lại chỉ cần pha ở 40-50 độ C.

  • Bước 3: Rót nước vào bình và cho sữa bột vào

Cách pha sữa đúng là cho nước vào bình trước theo vạch chia, sau đó dùng muỗng để đong lượng sữa tương ứng rồi cho vào bình. Không nên cho sữa bột vào trước rồi mới cho sữa vì như vậy khó kiểm soát lượng bột sữa và khó nắm bắt nhiệt độ nước phù hợp.

  •  Bước 4: Lắc đều cho sữa tan hết

Sau khi đậy nắp, bạn lắc sữa cho sữa tan hết. Sữa cần phải lắc đều nhưng nên lắc ngang, không lắc lên xuống. Sữa công thức rất dễ tan, do đó lắc ngang cũng đủ để sữa tan hết mà không cần lắc quá mạnh.

  • Bước 5: Làm nguội sữa đến nhiệt độ tiêu chuẩn

Sữa sau khi pha xong nên kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay, nếu cảm thấy nóng thì nên để nguội thêm rồi mới cho trẻ uống.

Sữa công thức pha bao lâu thì hỏng

Bảo quản sữa công thức đúng cách

Ngoài nắm rõ vấn đề sữa công thức pha để được bao lâu, bạn cũng cần lưu tâm đến cách bảo quản sữa đã pha sao cho an toàn và để được lâu nhất. Sữa đã pha nếu không bảo quản đúng cách có thể gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa, trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công khi hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Cách bảo quản sữa được các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên như sau:

Nếu sữa pha xong mà trẻ chưa bú luôn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Để tránh bị vi khuẩn tấn công, nên đậy nắp bình sữa cẩn thận. Cách bảo quản này được thực hiện với sữa bé chưa hề bú đến hoặc chưa hề cho miệng vào ngậm vì nếu dùng sữa bé đã dùng sẽ bị hỏng dù để trong môi trường tủ lạnh. Sữa sau khi pha mà không dùng đến có thể giữ được tối đa 24 giờ, trong khoảng thời gian này, mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa để hâm nóng sữa cho trẻ bú khi cần thiết.

  • Bảo quản khi mang theo ra ngoài

Trong trường hợp phải ra ngoài, bạn cũng cần chú trọng đến việc bảo quản sữa và đặc biệt lưu ý đến sữa công thức pha xong  để được bao lâu, nếu quá thời gian cho phép sẽ khiến sữa bị hỏng. Bạn có thể sử dụng túi trữ lạnh có đá bên trong. Sữa bảo quản theo cách này chỉ giữ được 4 giờ, quá thời gian này thì không dùng sữa cho bé uống.

Sữa sau khi bảo quản trong tủ lạnh có thể lấy ra để cho bé bú, tuy nhiên trước đó sữa cần được hâm nóng đúng cách. Bạn có thể lấy sữa ra khỏi tủ lạnh và để khoảng 1 giờ cho sữa nguội đến nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, cách phổ biến nhất mà các mẹ thường làm là sử dụng máy hâm sữa hoặc đặt sữa trong một cốc nước ấm. Không nên đun lại sữa hoặc dùng lò vi sóng hâm sữa bởi điều này sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa, mẹ nên lưu ý nhé.

Lưu tâm đến việc sữa công thức pha để được bao lâu là điều mà các bậc phụ huynh không thể bỏ qua, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu những kiến thức khác có liên quan đến sữa công thức để cho bé một dinh dưỡng đầy đủ, toàn diện nhất nhé.