Tại sao có thiên tài

Tại sao con người cần thay đổi và thích ứng với sự thay đổi?

Có một sự thật hiển nhiên rằng sự sống được duy trì vì Trái Đất luôn không ngừng di chuyển và thay đổi. Và bản thân con người trong cuộc sống này cũng vậy, luôn phải thay đổi để phát triển.

Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như ngày nay, khả năng thay đổi suy nghĩ hoặc thích nghi là một kỹ năng không thể thiếu. Nếu bạn không khiến bạn thân linh động, thích ứng với hoàn cảnh mới, bạn không thể có bất cứ sự tiến bộ nào trong cuộc sống.

Stephen Hawking có câu nói nổi tiếng: "Thông minh là khả năng thích ứng với sự thay đổi. Thông minh là mong muốn học hỏi và làm nhiều hơn, tốt hơn, hữu ích hơn, nhanh hơn. Thông minh là luôn luôn tiến bộ.

Khả năng thích ứng là một trong những thước đo quan trọng của trí thông minh. Cuộc sống là hàng loạt các thay đổi, có hoặc không có sự tác động của bạn. Cách duy nhất để bạn có thể thích ứng là phải luôn thay đổi. Nếu bạn muốn mọi thứ diễn ra theo cách bạn muốn, bạn phải có tác động đủ mạnh để điều chỉnh hướng của sự thay đổi. Trí thông minh cho phép bạn chú ý đến mọi thứ xung quanh và nắm bắt được những cơ hội, vật chất, tinh thần... bạn cần để tồn tại.

Tại sao có thiên tài

C. JoyBell C. đã nói: “Cách duy nhất để chúng ta sống là phát triển. Cách duy nhất để phát triển là chúng ta phải thay đổi. Cách duy nhất để thay đổi được là chúng ta phải học hỏi. Cách duy nhất để học hỏi được là chúng ta phải tiếp xúc.”

Nếu bạn không chủ động tìm kiếm những cách làm tốt hơn để đổi mới bản thân hoặc trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình, bạn có thể sẽ "bế tắc". Nếu không thể thoát khỏi bế tắc, bạn sẽ mãi kẹt ở "mức trung bình" và không tận dụng được tối đa điểm mạnh của mình. Bạn là một người bình thường và không thay đổi, bạn sẽ không thể thông minh hơn hay nhận biết những khuyết điểm của bản thân.

Vera Nazarian, tác giả sách nổi tiếngngười Nga giải thích: "Sự thật là, mọi người đều không thể hiểu biết toàn diện mọi thứ. Và điều đáng sợ nhất là, những người thiếu hiểu biết nhất trong chúng ta là những người thường không biết, không muốn thừa nhận điều đó".

Nếu bạn chưa bao giờ thay đổi suy nghĩ về một số nguyên lý cơ bản, nếu bạn chưa bao giờ đặt câu hỏi về những điều cơ bản, nếu bạn không muốn làm như vậy, thì bạn có thể là một người không có trí tuệ.

Bạn đã thay đổi bao nhiêu trong 12 tháng qua? Bạn đã áp dụng những thói quen, thực hành và thói quen mới nào trong 6 tháng qua? Bạn đang thực hiện những hành động nào hôm nay để trở nên thông minh hơn bạn vào thời điểm này năm ngoái?

Bạn không thể ngăn cản tương lai và bạn chắc chắn không thể tua lại quá khứ, vậy tại sao không kiểm soát quá trình thay đổi tự nhiên và trở nên thông minh hơn bạn của 12 tháng trước.

Tại sao khả năng thay đổi là thước đó của trí thông minh?

Tại sao có thiên tài

Nhà bác học thiên tài Albert Einstein từng nói rằng: "The measure of intelligence is the ability to change." - "Thước đo của trí thông minh là khả năng thay đổi". Chỉ những người có khả năng thay đổi mới có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh sống, nhận biết và nắm bắt những thời cơ mà số đông khác nhìn thấy.

Cách duy nhất để chúng ta thay đổi và phát triển là tiếp xúc và học hỏi. Chỉ khi bạn tiếp xúc với thế giới bạn mới nhận ra thế giới rất đa dạng, ngoài kia tồn tại rất rất nhiều những con người tài năng, vô vàn những điều mà chúng ta chưa từng biết. Và để theo kịp dòng chảy này, chúng ta phải nỗ lực để nắm bắt và học hỏi từ chính những thay đổi của cuộc sống.

George Bernard Shaw đã nói: "Những người không thể thay đổi suy nghĩ của họ không thể thay đổi bất cứ điều gì." Quả thật vậy, mọi quá trình biến đổi đều bắt đầu từ suy nghĩ. Sự phát triển của mỗi cá nhân thực sự bắt đầu với việc nhận thực mình cần thay đổi.

Khi bạn bắt đầu sự thay đổi, bạn đòi hỏi ở bản thân nhiều hơn - học hỏi những trải nghiệm mới, khám phá nhiều hơn, và tìm ra những mô hình sống thông minh hơn, thách thức nhận thức hiện tại của mình về cuộc sống và trở nên cởi mở.

Ngược lại bạn sẽ không nhìn thấy được thế giới đang phát triển nhanh đến như thế nào qua lăng kính của một người không dám hay không muốn thay đổi. Tin tôi đi, những suy nghĩ rằng mình đã đủ tốt, mình không cần thay đổi, chỉ khiến bạn mãi đứng im và bị bỏ lại phía sau mà thôi.

Hãy nhớ rằng quá trình thay đổi để trở thành bản thân hoàn hảo hơn phải diễn ra thường xuyên và liên tục nhưng cũng không vội vàng, đòi hỏi kết quả đến ngay lập tức. Không bao giờ là quá muộn để làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bạn không cần phải thực hiện một cuộc cách mạng để thay đổi cuộc đời mình. Thay vào đó những thay đổi dù là nhỏ nhất đối với thói quen hàng ngày cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho cuộc sống của bạn.

Tại sao có thiên tài

Các mối quan hệ xã hội luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Hơn thế nữa, đó cũng chính là chìa khóa giúp xã hội tồn tại và phát triển.

Có thể thấy rõ việc có nhiều mối quan hệ xã hội trong mọi thời đại đều là một lợi thế rất lớn. Nhưng đó không phải là tất cả, ít nhất là đối với những người thông minh và các thiên tài.

Việc này đã được chứng minh bằng một nghiên cứu trên 15.000 người do các nhà khoa học Anh và Singapore khởi xướng, nhằm trả lời cho câu hỏi: Chúng ta có thực sự cần đến bạn bè và các mối quan hệ để trở nên hạnh phúc?

Nghiên cứu đưa ra 3 kết luận.

Đầu tiên, người sống trong những khu vực đông đúc, nhộn nhịp thường cảm thấy ít hạnh phúc. Thứ hai, chúng ta thấy hạnh phúc nhất là khi được trò chuyện cùng một người tâm đầu ý hợp. Và cuối cùng, những người có IQ cao sẽ nằm ngoài 2 kết luận trên.

Những người thông minh có rất ít bạn, và họ hạnh phúc với điều đó

Theo 2 nhà tâm lý học Satoshi Kanazawa tại Khoa Kinh tế ĐH London (Anh), và Norman Li - ĐHQuản lý Singapore, những người có IQ càng cao sẽ có ít nhu cầu giao tiếp với người ngoài.

Lý do là vì càng thông minh, bộ não của họ hoạt động càng lập dị. Càng lập dị, họ càng khó giao tiếp với người khác. Và khi không thể thấu hiểu, cách tốt nhất và phù hợp nhất cho cả đôi bên là im lặng.

Điều này đặc biệt đúng với các thiên tài, những người luôn coi hoạt động xã hội là cực hình. Ví dụ như Isaac Newton, Leonardo da Vinci, Albert Einstein, tất cả đều là những thiên tài trong lĩnh vực của họ, và đều cô độc.

Vấn đề là do họ không có nhu cầu giao tiếp, và họ chỉ quan tâm đến những gì quan trọng với bản thân. Nói cách khác, họ hạnh phúc vì được cô đơn.

Nguyên nhân có từ thời cổ đại


Có một lý thuyết cho rằng bộ gene của con người chúng ta ngày nay còn chứa đựng những ký ức từ tổ tiên xa xưa. Cách sống của tổ tiên chúng ta ảnh hưởng đến con người ngày nay, trong đó có cả cách cảm thấy thấy hạnh phúc.

Con người trong thời cổ đại sống thành từng nhóm với số lượng rất nhỏ. Thế nên, tổ tiên của chúng ta phải dựa vào nhau, tạo thành một cộng đồng, và họ thấy hạnh phúc vì được tồn tại.

Nhưng khi xã hội phát triển, chúng ta được sống trong những thành phố lớn, chật chội và chen chúc, thì con người lại cô độc hơn. Xã hội sống vội, con người ít quan tâm đến nhau, còn chúng ta thì chưa quen với điều đó.

Người thông minh thì khác, họ có khả năng thích nghi tốt hơn, và bằng cách nào đó trong quá trình tiến hóa, họ đã lấp đầy sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại.

Đó chính là lý do vì sao những người thông minh thường thích sống độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ ai, hoặc chỉ cần những mối quan hệ thân cận nhất.

>[Infographic]Lịch sinh hoạt của các thiên tài

>“Bí mật đằng sau sự thông minh của các thiên tài”