Tại sao gọi là nước muối sinh lý

Tại sao gọi là nước muối sinh lý
Không nên chiết nước muối sinh lý từ chai lớn ra chai nhỏ để dùng nhỏ mắt, mũi - Ảnh: T.T.D.

Nước muối sinh lý là sản phẩm rất thông dụng đối với mọi người. Hiện nay trên thị trường có những loại nước muối sinh lý nào? Từng loại được dùng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Hiểu đúng về nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý được chia theo hai loại:

Thứ nhất, nước muối sinh lý dùng làm thuốc dùng trong - tức thuốc tiêm truyền tĩnh mạch đưa vào cơ thể, gọi tắt là dịch truyền (nước biển). Đây là thuốc được tiêm nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn, được bào chế trong điều kiện vô trùng hết sức nghiêm ngặt.

Thứ hai, nước muối sinh lý được bào chế làm thuốc dùng ngoài có các loại: thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương, xúc miệng...

Người dùng thuốc không nên tự ý pha nước muối và gọi đó là nước muối sinh lý nhằm làm thuốc dùng ngoài. Bởi vì tự pha có thể dùng nước không sạch và pha không đúng nồng độ.

Cần lưu ý, người ta có dùng dung dịch NaCl 0,9% làm thuốc nhỏ rửa mắt. Nhưng tuyệt đối phải dùng chai thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% mà trên bao bì thuốc có vẽ hình con mắt và có số đăng ký cho biết đây là thuốc. Tuyệt đối không dùng nước muối sinh lý không có số đăng ký và không có vẽ hình con mắt để nhỏ mắt.

Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý là thuốc nhỏ mắt để nhỏ mũi nhưng tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9% (lọ ghi dùng nhỏ mũi) để nhỏ mắt. Vì thuốc nhỏ mắt được bào chế trong điều kiện riêng tuyệt đối vô trùng như thuốc tiêm.

Nước muối sinh lý dùng để nhỏ mũi có thể dùng nhỏ tai hay làm dung dịch rửa vết thương.

Thế nào là đạt chuẩn và dùng thế nào?

Mới đây, Sở Y tế TP.HCM gửi văn bản đến các phòng y tế quận/huyện, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố thông báo các sản phẩm: natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý), cồn 70 độ, cồn 90 độ, nước oxy già, cồn iod đang lưu hành trên thị trường là thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước phải được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số đăng ký theo quy định mới được phép lưu thông trên thị trường.

Bởi vì trong thời gian qua, nhiều cơ sở sản xuất đã đăng ký các sản phẩm vừa kể trên dưới dạng sản phẩm mỹ phẩm chứ không phải thuốc dùng ngoài.

Do không đăng ký là thuốc dùng ngoài nên có tình trạng nhiều cơ sở sản xuất nước muối sinh lý (dung dịch natri clorid 0,9%) bằng biện pháp “thủ công” trong điều kiện sản xuất không vô khuẩn, có nơi sản xuất trong điều kiện rất kém.

Đã phát hiện cơ sở sản xuất này với hàng ngàn thùng nước muối sinh lý thành phẩm được pha chế từ các công nhân làm việc bằng tay, không có bảo hộ cần thiết như quần áo được tiệt trùng, mang găng tay, khẩu trang đúng quy cách…

Phòng gọi là pha chế có nền nhà bề bộn nước chảy, lấm lem đất cát trông rất bẩn với công cụ để lẫn lộn đủ thứ. Đáng nói là các bồn đựng nước natri clorid phèn bám vàng.

Nếu sản phẩm gọi là “thuốc” thì dù là “thuốc dùng ngoài” cũng không thể chấp nhận việc pha chế cẩu thả, mất vệ sinh.

Cũng theo thông báo nêu trên, với các sản phẩm kể trên, đặc biệt là natri clorid 0,9% nếu không có số đăng ký lưu hành là thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước hoặc đăng ký là mỹ phẩm thì đây là các sản phẩm gây hiểu nhầm thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước không có tính pháp lý, nếu lưu hành sử dụng là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý thích đáng.

Về dùng đúng cách, chỉ dùng nước muối sinh lý nếu đúng là thuốc dùng ngoài. Là thuốc dùng ngoài, nước muối sinh lý phải được bào chế tại các công ty dược phẩm bảo đảm điều kiện sản xuất thuốc, trong đó có điều kiện vô trùng và không màu trong suốt.

Nếu sản xuất trong nước và lưu hành trên thị trường, phải được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp số đăng ký (số này được in trên nhãn, bao bì).

Khi mua nước muối sinh lý, người dùng phải xem bao bì, nhãn có số đăng ký, nếu không có số đăng ký thì không nên mua.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Nước muối sinh lý là gì?

Nước muối sinh lý là dung dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%). Dung dịch nước muối này có chứa muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9% (tức là 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn), tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt...

Hầu hết những chai nước muối sinh lý 0,5 - 1 lít đều ghi có công dụng: súc khử mùi cho khoang miệng; rửa vết thương, vết loét ở miệng, họng, ngoài da; rửa mắt, mũi, tai, các vết mẩn ngứa dị ứng, rửa loại bỏ các tác nhân gây bệnh viêm mũi, viêm xoang... Tuy nhiên, người dùng tuyệt đối không nên sử dụng chai nước muối sinh lý 0,5 - 1 lít chiết ra chai nhỏ để nhỏ mắt, mũi...

XUÂN MAI ghi

Nước muối sinh lý có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ đường hô hấp nhưng cần biết cách sử dụng nước muối sinh lý để có hiệu quả, tránh các tác hại khôn lường.

Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi.

Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch…

Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn có tác dụng:

  • Dùng để rửa mắt;
  • Dùng để rửa mũi;
  • Dùng súc họng;

Tại sao gọi là nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý cần sử dụng đúng cách, đúng loại

Dưới đây là ba cách sử dụng nước muối sinh lý thường thấy và lưu ý.

Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt hàng ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu.

Lưu ý, cần dùng loại nước muối do các công ty dược sản xuất dùng riêng cho mắt, bên ngoài nhãn của lọ thuốc có hình con mắt, thường đóng lọ 10ml. Không được tự pha nước muối để nhỏ mắt.

Tại sao gọi là nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt

Dùng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi – họng.

Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng 100ml, 500ml, nhưng cũng có người sử dụng nước muối sinh lý truyền tĩnh mạch hoặc dùng nước nhỏ mắt để rửa mũi. Cần lưu ý, thuốc dùng để nhỏ mắt có thể dùng để nhỏ mũi nhưng thuốc dùng để nhỏ mũi thì không dùng nhỏ mắt.

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ quan hô hấp, tiếp xúc với rất nhiều bụi bặm, các hóa chất độc hại và các yếu tố gây bệnh. Khi bị viêm nhiễm, dùng nước muối sinh lý để làm sạch lớp mủ trước khi sử dụng thuốc để thuốc tác dụng trực tiếp vào lớp biểu mô của niêm mạc mũi và phát huy vai trò chữa bệnh.

Nhưng khi mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, thì không nên sử dụng nước muối thường xuyên để rửa mũi.

Vì việc sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để làm sạch mũi sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi vốn có, mất đi chức năng bảo vệ mũi của lớp thảm này và gây tổn thương niêm mạc mũi.

Chính vì thế mũi lại hay bị viêm hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bặm.

Tại sao gọi là nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý dùng để súc họng

Để thuận tiện có thể dùng muối ăn (NaCl): 1 thìa cà phê (5g) pha trong 1 cốc nước ấm vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Nếu dùng nước muối quá đặc (mặn) để súc miệng – họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng – họng. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.

Cách súc họng bằng nước muối sinh lý: Ngậm 1 ngụm nước muối, ngửa cổ, há miệng kêu khà…khà…khà… sau đó ngậm miệng nghỉ một lát, lại ngửa cổ há miệng kêu, làm như vậy vài ba lần rồi nhổ đi. Mỗi lần làm 3 lượt.

Không nên ngậm vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ để sạch các nhày, mủ (nếu có) trong họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn. Mỗi ngày nên thực hiện súc họng 1 – 3 lần./.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/