Tại sao không ăn cá chép

Cá chép là một trong các loại cá được nhiều người biết đến với vô vàn các lợi ích sức khỏe. Thậm chí, một số người còn tin rằng ăn cá chép đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc.

1. Tìm hiểu về cá chép

Cá chép có tên khoa học Cyprinus carpio, là một loài cá dầu nước ngọt phổ biến trên khắp thế giới. Cá chép có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, sau này chúng đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Một số địa phương ở Việt Nam gọi cá chép là cá gáy.

Cá chép sống thành thành bầy, thường sinh trưởng ở những vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Đây là loài cá đẻ trứng, một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. 

Tại sao không ăn cá chép
Cá chép là loại cá phổ biến trong ẩm thực (Nguồn: Internet)

Cá chép được xem là một trong những loài cá ngon và phổ biến nhất được tiêu thụ ở rất nhiều nơi trên thế giới. Với hương vị tuyệt vời và lợi ích dinh dưỡng ấn tượng, cá chép được xếp vào món ăn ngon và thân thuộc với mọi người. Hơn thế, Đông y còn sử dụng các bộ phận của cá chép như: đầu cá, thịt cá, vây cá... như một vị thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Cá chép được đánh giá là loại cá giàu khoáng chấtvitamin, đặc biệt là photpho và vitamin B12. Đồng thời chúng cũng chứa hàm lượng cao các axit béo có lợi, protein và chất chống oxy hóa. Chính vì thế, ăn chép mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe có thể kể đến như:

2.1 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Cá chép giàu chất béo omega-3, vì thế ăn cá chép có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Đồng thời, thành phần omega-3 trong cá chép còn giúp làm giảm huyết áp, loại bỏ sự căng thẳng cho hệ thống tĩnh mạch, giảm nguy cơ gặp phải tình trạng đau tim, đột quỵ.

2.2 Chống viêm, đau khớp

Một trong những tác dụng của cá chép là có thể giúp chống viêm hiệu quả, đặc biệt là viêm, đau khớp. Nhờ có chứa thành phần omega-3 nên ăn cá chép sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm xương khớp.

2.3 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Cùng với vitamin C, kẽm cũng là chất đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch. Cá chép chứa nhiều kẽm, vì thế, tiêu thụ cá chép sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

2.4 Tốt cho hệ tiêu hóa

Nếu muốn cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón và đau dạ dày, bạn có thể thêm cá chép vào khẩu phần ăn của mình. Thành phần axit béo omega-3 trong loại cá này có bảo vệ chức năng hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc hội chứng viêm ruột.

2.5 Điều trị các bệnh mãn tính

Cá chép chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, điển hình như vitamin A và C đều là những chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do để không tác động tiêu cực đến cơ thể.

2.6 Giúp xương và răng chắc khỏe

Thành phần photpho trong cá chép có lợi cho xương và răng. Cụ thể, photpho có thể giúp phát triển và duy trì mật độ xương trong cơ thể, và nó cũng có chức năng như một thành phần trong răng. Bên cạnh đó, cung cấp đủ photpho cho cơ thể cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương cũng như tổn thương men răng.

2.7 Làm chậm quá trình lão hóa

Tại sao không ăn cá chép
Ăn cá chép giúp làm chậm quá trình lão hóa làn da (Nguồn: Internet)

Ăn cá chép sẽ giúp cung cấp một số chất chống oxy hóa có lợi trong việc làm chậm quá trình lão hóa làn da, hạn chế sự xuất hiện các dấu hiệu của tuổi già như các đốm, vết thâm, nếp nhăn hoặc da bị mất tính đàn hồi.

2.8 Giúp ngủ ngon

Nhờ có thành phần magie dồi dào nên cá chép có tác dụng tốt trong việc cải thiện giấc ngủ. Magie giúp kích hoạt giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh, làm dịu hệ thần kinh và giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn.

2.9 Tốt cho mắt

Beta-carotene là tiền chất vitamin A có chức năng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Beta-carotene có liên quan đến việc cải thiện thị lực và giảm stress oxy hóa, ngăn ngừa được tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở người già.

2.10 Cải thiện trí não và nhận thức

Omega-3, chất chống oxy hóa, kẽm và selen có trong cá chép đều có liên quan đến quá trình kích thích nhận thức ở con người. Đây là những chất có thể giúp “khởi động” các con đường thần kinh mới và ngăn ngừa stress oxy hóa trong mao mạch và mạch máu của não, giúp bạn tăng khả năng tập trung, sự chú ý và tăng cường trí nhớ.

Xem thêm: “Siêu thực phẩm” ngăn ngừa đãng trí

3. Những tác dụng của cá chép trong y học

Trong Đông y, cá chép được gọi là lý ngư, thịt cá chép có dương tính trong âm tính, tác dụng là giúp lợi tiểu tiện, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và khử được tả độc sưng tấy. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng cá chép trong các bài thuốc chữa bệnh phụ nữ.

Một số công dụng của cá theo từng bộ phận như sau:

  • Thịt cá: Có tính bình, vị cam, không độc, thường dùng để chữa các chứng cước khí, chứng hoàng đản.
  • Mắt cá: Dùng mắt cá đắp lên những vết thương hở có công dụng rất tốt.
  • Xương cá: Dùng để chữa trị chứng xích bạch đới ở phụ nữ hoặc chứng âm sang.
  • Não cá: Dùng để chữa các chứng kinh giản (động kinh)
  • Ruột cá: Có thể dùng để chữa lở loét, thối tai nhiễm trùng, bệnh trĩ, chứng nhọt rò.
  • Răng cá: Răng cá chép có thể dùng để chữa chứng sỏi thận.
  • Mật cá: Mật cá chép đắng, có tính hàn và không gây độc cho người sử dụng. Thường được dùng để chữa các bệnh đau mắt đỏ vì nóng trong người, mắt đau và bị mờ.
  • Vây cá: Dùng để chữa đau bụng, khí huyết ì trệ.
  • Mỡ cá: có thể dùng để chữa những cơn giật kinh phong.

Lưu ý: Những tác dụng chữa bệnh của cá chép cần tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng trong các bài thuốc. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng vì có thể không tốt cho cơ thể.

4. Tác dụng của cá chép đối với phụ nữ mang thai

Cá chép là một trong những loại cá bổ dưỡng và an toàn cho phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn cá chép trong thai kỳ có thể giúp an thai, dưỡng thai, nâng cao sức khỏe để phòng ngừa bệnh tật.

Tại sao không ăn cá chép
Bà bầu ăn cá chép tốt cho thai kỳ (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, những thành phần dưỡng chất trong cá chép cũng giúp xây dựng và phát triển hệ thống thần kinh, não bộ thai nhi. Đồng thời giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh.

Xem thêm: 'Mách mẹ' cách nấu cháo cá chép cho bà bầu và những lợi ích khi ăn

5. Một số món ngon từ cá chép

Cá chép phổ biến và có thể làm ra được rất nhiều những món ăn thơm ngon, đầy sức hấp dẫn. Các món ăn từ cá chép vừa có thể giúp bạn đổi vị bữa ăn, vừa cung cấp những dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Một số món ngon từ cá chép có thể kể đến như:

  • Cá chép om dưa
  • Cháo cá chép
  • Lẩu cá chép
  • Cá chép hấp bia
  • Cá chép kho riềng
  • Cá chép kho tộ
  • Cá chép chiên giòn
  • Cá chép chưng tương hột
  • Cá chép sốt cà chua
  • Canh chua cá chép

Xem thêm: Công thức chế biến 10 món ngon từ cá chép để bạn không phải 'lăn tăn' cá chép nấu gì ngon?

6. Ai không nên ăn cá chép?

Cá chép tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe  nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại cá này, cụ thể nếu bạn nằm trong  nhóm các đối tượng sau đây, bạn cần hạn chế hoặc không nên ăn cá chép.

6.1 Người bị bệnh gan, thận

Người bị bệnh gan cần phải giảm lượng protein cũng như kiểm soát lượng đạm trong cơ thể. Thịt cá chép chứa nhiều đạm và protein, vì thế chúng không thích hợp với những người đang có bệnh gan.

Ngoài ra, người có các vấn đề về thận như sỏi thận, bệnh về đường tiểu cũng cần tránh ăn cá chép, bởi những bệnh nhân này cần kiểm soát lượng axit uric trong cơ thể. Trong khi cá chép là thực phẩm giàu kali, ăn nhiều cá chép có thể làm tăng lượng axit uric khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

6.2 Người có bệnh xuất huyết, chảy máu

Tại sao không ăn cá chép
Một số đối tượng không nên ăn cá chép để đảm bảo an toàn sức khỏe (Nguồn: Internet)

Những người có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C do cơ chế chảy máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng chảy máu... cũng không nên ăn cá chép.

Lý do là vì trong cá chép có chất axit eicosapentaenoic, đây là chất có thể gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.

6.3 Người bị bệnh gout

Người mắc bệnh gout tuyệt đối không nên ăn cá chép, bởi cá chép có chứa chất purin – chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh gout cần tránh ăn cá chép để đảm bảo sức khỏe.

6.4 Người bị dị ứng với cá chép

Một số người ăn cá chép có thể sẽ bị dị ứng. Cá chép có khả năng gây mẫn cảm với những người từng bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, vì thế nếu bạn có cơ địa mẫn cảm, dị ứng nên thận trọng khi ăn loại cá này.

7. Thành phần dinh dưỡng của cá chép

Cá chép giàu dinh dưỡng, trong 100g thịt cá chép chứa đựng các thành phần dưỡng chất với hàm lượng được thống kê sau đây:

  • Nước: 76.3g
  • Năng lượng: 137 Kcal
  • Protein: 17.8g
  • Chất béo: 5.6g
  • Canxi: 41mg
  • Sắt: 1.24mg
  • Photpho: 415mg
  • Kali: 333mg
  • Natri: 49mg
  • Kẽm: 1.48mg
  • Vitamin C: 1.6mg
  • Vitamin B1: 0.12mg
  • Vitamin B2: 0.06mg
  • Vitamin B3: 1.64mg
  • Vitamin B6:0.19mg
  • Folate: 15µg
  • Vitamin B12: 1.53µg
  • Vitamin A: 30IU
  • Vitamin E: 0.63mg
  • Vitamin D: 988 IU
  • Vitamin K: 0.1µg

Như vậy, ăn cá chép có rất nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện hệ tim mạch, giảm viêm, tốt cho hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,... cùng rất nhiều những công dụng tốt khác. Vì thế, bạn nên thường xuyên thêm cá chép vào trong các bữa ăn hàng ngày để giúp cả nhà thêm ngon miệng và khỏe mạnh hơn.