Tại sao lại bị viêm phế quản

  • Đôi khi chụp X quang ngực để loại trừ các bệnh lý khác

Chẩn đoán dựa trên biểu hiện lâm sàng. Kiểm tra thường là không cần thiết. Tuy nhiên, những bệnh nhân phàn nàn về khó thở nên được đo nồng độ oxy trong máu để loại trừ tình trạng thiếu oxy máu. Chụp X-quang ngực được dùng nếu có các dấu hiệu bệnh nặng hoặc viêm phổi Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng Viêm phổi cộng đồng được định nghĩa là viêm phổi mắc phải ngoài bệnh viện. Các căn nguyên vi khuẩn được xác định phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae... đọc thêm (ví dụ: xuất hiện bệnh, thay đổi ý thức, sốt cao, thở nhanh, thiếu máu cục bộ, ran nổ, dấu hiệu đông đặc hoặc tràn dịch màng phổi). Bệnh nhân cao tuổi đôi khi là ngoại lệ, vì họ có thể bị viêm phổi mà không có sốt hay triệu chứng khi nghe phổi, thay vào đó thay đổi tình trạng ý thức và thở nhanh.

Viêm phế quản là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh bất thường. Vậy viêm phế quản là bệnh lý như thế nào? Viêm phế quản có nguy hiểm không, nên điều trị ở đâu hiệu quả? Những thông tin được MEDLATEC chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

1. Thông tin bệnh lý

Trước khi trả lời cho vấn đề viêm phế quản có nguy hiểm không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh lý.

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp, xảy ra khi có sự viêm nhiễm tại các lớp niêm mạc của ống phế quản, khiến các đường ống dẫn khí này bị thu hẹp lại. Viêm phế quản khiến ứ đọng các chất dịch, hình thành đờm tại phế nang, lâu dài làm suy giảm chức năng phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp.

Viêm phế quản là bệnh lý về hô hấp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh

Bệnh lý chia làm hai 2 loại, gồm có:

Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính hay còn gọi là viêm khí phế mạc cấp là tình trạng viêm nhiễm kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Lúc này, bệnh lý gây ra các tác động làm đường hô hấp bị sưng và xuất hiện nhiều dịch nhầy.

Viêm phế quản mạn tính

Bệnh lý được coi là mạn tính khi tình trạng bệnh kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Quá trình viêm ống dẫn khí diễn ra liên tục nhưng vô cùng âm thầm, khi chịu tác động của các tác nhân kích ứng dễ khiến bùng phát thành những cơn cấp tính. Viêm phế quản mạn tính là nghiêm trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Trong đó, viêm phế quản mạn tính lại được chia thành ba dạng bệnh cơ bản là:

  • Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: Triệu chứng bệnh là các cơn ho dai dẳng. Bệnh tái phát liên tục.

  • Viêm phế quản dạng hen hay viêm phế quản co thắt: các cơn ho đi kèm cảm giác khó - ngạt thở, cơ thể mệt mỏi.

  • Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: Người bệnh thường xuyên cảm thấy tắc nghẽn đường thở với mức độ cao, tần suất dày đặc. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi cao, người hút thuốc lá.

2. Giải đáp: Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Viêm phế quản triệu chứng hay gặp là: ho, sốt, chảy dịch mũi, tiết đờm, khò khè,... số ít bị khó thở. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày mà còn dễ xảy ra những biến chứng tiêu cực, gây hại tới sức khỏe của người bệnh.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản có thể kể đến như sau:

Viêm phổi

Quá trình viêm nhiễm kéo dài, kèm theo các cơn ho có đờm có thể lây lan và gây viêm tới phổi. Đồng thời, hệ nhiễm dịch suy yếu cũng là điều kiện thuận lợi hơn khiến các tác nhân như vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Khi cơ thể bị suy hô hấp hay tràn khí màng phổi có thể gây nguy hại tới tính mạng bệnh nhân.

Bệnh hen phế quản

Viêm phế quản khi không được điều trị kịp thời khiến lớp niêm mạc bị tổn thương nặng nề, lâu dần phát triển thành hen mạn tính. Hen phế quản khiến người bệnh cảm thấy khó thở, thở gấp, rít và rất khó để điều trị. Đối với đối tượng người bệnh là trẻ con hoặc người cao tuổi có thể nguy hại đến tính mạng.

Viêm phế quản kéo dài có thể phát triển thành hen phế quản

Áp xe phổi

Một trong những biến chứng tiêu cực của viêm phế quản là áp xe phổi, khiến phổi bị tổn thương toàn bộ khi kéo dài dai dẳng, không được điều trị. Người bệnh thường có biểu hiện khó thở, tăng giảm huyết áp bất thường, xuất hiện các bệnh liên quan tới tim mạch,…

COPD COPD là tình trạng phổi của người bệnh bị tắc nghẽn, xuất hiện nhiều dịch đờm ở cổ, sổ mũi, khó thở,… Dịch nhầy được phế quản tiết ra là môi trường thuận lợi để các tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Các bệnh về tim mạch

Viêm phế quản không được điều trị, liên tục tái diễn chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập và dần lây lan tới các cơ quan khác của cơ thể. Lâu dài gây viêm nhiễm, suy giảm hệ tim mạch và phát triển thành các bệnh liên quan tới tim mạch.

3. Cách chăm sóc người bị viêm phế quản

Với người mắc bệnh lý, cần lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn đến biến chứng như:

  • Người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thuốc điều trị.

  • Thực hiện thăm khám - chẩn đoán định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh lý.

  • Có thể kết hợp điều trị bằng các mẹo vặt hoặc bài thuốc dân gian nhằm hạn chế các triệu chứng bệnh lý.

  • Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, ga, các chất kích thích.

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất,…

  • Không hút thuốc lá.

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, làm việc quá sức.

  • Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa.

  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi vào mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.

Người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng bổ sung khoáng chất và vitamin

4. MEDLATEC - Địa chỉ thăm khám và điều trị viêm phế quản hiệu quả

Để phòng ngừa - điều trị viêm phế quản hiệu quả thì việc tiến hành thăm khám định kỳ bệnh lý là thực sự. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín khi có nhu cầu thăm khám. Trong đó, Chuyên khoa hô hấp thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu, bởi những lý do dưới đây:

  • Hội tụ những đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm hàng đầu thuộc chuyên khoa về hô hấp.

  • Sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế, máy xét nghiệm hiện đại giúp đảm bảo kết quả thăm khám - chẩn đoán là chính xác nhất.

  • Dịch vụ thăm khám nhanh chóng, tiện ích. Bệnh viện tiến hành khám chữa bệnh vào tất cả các ngày, kể cả thứ 7 và chủ nhật.

  • Chi phí thăm khám hợp lý, tiết kiệm. Người bệnh được thực hiện bảo lãnh viện phí và chi trả theo phí bảo hiểm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ thăm khám uy tín với các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu rõ viêm phế quản là gì và viêm phế quản có nguy hiểm không. Ngay khi có những biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để xác định tình trạng bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời. Để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan hay có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, vui lòng gọi tới đường dây nóng 1900.56.56.56.

Với cuộc sống công nghiệp hóa ngày nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại, thay đổi thời tiết, độ ẩm là những nguyên nhân gây ra viêm phế quản. Theo thống kê, viêm phế quản mạn tính chiếm 3-5% ở nông thôn, 8-10% tại các khu công nghiệp, 17% ở các nhà máy. Hàng năm có khoảng 8-15% người mắc viêm phổi. Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc cao, nam mắc nhiều hơn nữ, thường xuất hiện vào những tháng mùa đông.

Biến chứng có thể gặp của viêm phế quản là tình trạng bội nhiễm phổi, giãn phế nang, tổn thương nghiêm trọng gây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, tràn mủ màng phổi,… thậm chí, bệnh gây suy giảm chức năng hô hấp trầm trọng. Viêm phế quản cấp tính nếu không điều trị triệt để sẽ chuyển sang mạn tính, thường xuyên tái phát, tuyến tiết nhầy bị phì đại, xơ hóa, phá hủy phế quản, tổ chức đàn hồi của nhu mô phổi bị phá hủy, giãn phế nang.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Có hai loại viêm phế quản gồm:

Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, virus hoặc cả hai.

Viêm phế quản mạn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Viêm phế quản bao gồm viêm phế quản cấp tính và mạn tính

>>> XEM THÊM: Hen phế quản không thể chủ quan và cách phòng ngừa cho trẻ em TẠI ĐÂY!

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản cấp tính thường do virus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi, ví dụ như khói thuốc lá, bụi, ô nhiễm không khí.

Viêm phế quản mạn tính thường do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài. Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản mạn tính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích phổi do nghề nghiệp (như công nhân xây dựng, thợ mỏ than, công nhân kim loại,..) và người nghiện hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển bệnh.

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản phổ biến khác là:

- Tác động của môi trường: Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc,…

- Sức đề kháng kém: Hệ thống miễn dịch của người bệnh bị tổn thương là điều kiện thuận lợi để virus tấn công và gây bệnh.

- Ảnh hưởng của công việc: Những người làm việc trong môi trường chứa chất kích thích đến phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn người khác (thợ cơ khí, thợ may hoặc công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói).

- Ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược dạ dày: Nguyên nhân dẫn đến tổn thương ống phế quản là do sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua kích thích vùng cổ họng.

>>> XEM THÊM: Cảm giác khó thở như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị  TẠI ĐÂY!

Triệu chứng viêm phế quản

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các triệu chứng viêm phế quản mạn tính, tần suất và mức độ nghiêm trọng có thể sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh viêm phế quản mạn tính xuất hiện những triệu chứng đặc trưng như:

- Ho dai dẳng kéo dài.

- Khạc đờm (có thể là màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây (hiếm thấy), ho có thể kèm theo máu).

- Khó thở, thở khò khè.

Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu viêm phế quản mạn tính khác như:

- Mệt mỏi, ớn lạnh.

- Sốt.

- Tức ngực.

- Tắc nghẽn xoang hoặc hôi miệng.

- Do tình trạng thiếu oxy trong máu nên da và môi của những người bệnh giai đoạn sau thường xanh xao, nhợt nhạt.

- Một số trường hợp còn có thể dẫn tới hiện tượng phù ngoại biên, sưng ở chân và mắt cá chân.

Viêm phế quản thường gây ra triệu chứng ho, tức ngực

Biến chứng viêm phế quản

Viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp cấp.

Ở trẻ em có thể gặp biến chứng viêm phế quản bít tắc. Đôi khi, viêm phế quản cấp là sự khởi đầu của một bệnh hen phế quản. Nếu người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh trở nên nặng, khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Những người có biểu hiện ho, khó thở, nhất là trường hợp nặng cần phải đến cơ sở y tế, bệnh viện để khám bệnh, làm xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, hen phế quản, dị vật vào đường hô hấp hoặc phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.

Để tránh biến chứng viêm phế quản cấp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi mới có triệu chứng. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây biến chứng.

>>> XEM THÊM: Viêm phế quản mãn tính - Bệnh lý nguy hiểm và những điều cần biết  TẠI ĐÂY!

Hỗ trợ giảm viêm phế quản trong mùa dịch

Hiện nay, do môi trường ô nhiễm cùng tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nên nhiều người đang có xu hướng dùng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh về đường hô hấp cũng như bảo vệ phổi, phế quản.

TPBVSK Bảo Phế Vương của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu với thành phần chính Fibrolysin - đây là hỗn hợp muối Kẽm gluconate và Methylsulfonylmethane. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của chiết xuất các loại thảo dược như: Nhũ hương, cao xạ đen, cao bán biên liên, cao tạo giác, cao xạ can, iod, selen… đang được nhiều người tin dùng.

Kẽm gluconate có tác dụng bảo vệ tế bào biểu mô đường thở, điều hòa hệ miễn dịch, tăng khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm đường hô hấp. Đồng thời, việc bổ sung đầy đủ kẽm giúp hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư phổi.

Methylsulfonylmethane (một thành phần trong hỗn hợp tạo nên Fibrolysin) có tác dụng hỗ trợ chống tổn thương, xơ sẹo, ngăn ngừa sự dày lên của niêm mạc đường thở.

Mới đây, các nhà khoa học trên thế giới đã công bố một nghiên cứu chứng minh rằng, sự phối hợp của 2 chất Kẽm salicylate - Methylsulfonylmethane (Zn-Sal-MSM) có tác dụng giảm sự tăng sinh và lắng đọng collagen tuýp I và fibronectin tại mô phổi. Điều này giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ hóa phổi, từ đó cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản, xơ phổi.

Trên thực tế hiện nay, sự phối hợp của Kẽm và Kethylsulfonylmethane trong các TPBVSK chưa xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Hoạt chất này được đăng ký độc quyền bởi Công ty Dược phẩm Á Âu với tên gọi Fibrolysin (Fibro là xơ, lysis là tiêu hủy, Fibrolysin là tiêu hủy tổ chức xơ hóa tại phổi).

TPBVSK Bảo Phế Vương giúp cải thiện triệu chứng viêm phế quản

Sản phẩm đầu tiên, duy nhất có chứa Fibrolysin tại nước ta, dùng hỗ trợ cho người mắc các bệnh về phổi, phế quản là TPBVSK Bảo Phế Vương.

Bảo Phế Vương hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho; Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản.

Sản phẩm Bảo Phế Vương chuyên dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản.

Cách dùng: Uống 4-6 viên/ngày, chia 2 lần. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt.

Để mua được sản phẩm TPBVSK Bảo Phế Vương chính hãng, người dùng có thể liên hệ trực tiếp tới:

Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu - AEROPHA

ĐC: Số 171 phố Chùa Láng – Láng Thượng – Đống Đa – TP. Hà Nội.

ĐT: 024 3846 1530 – 028 6264 7169 | Website: //duocphamaau.com/

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Video liên quan

Chủ đề