Tại sao lại có truyền thống quyết chiến, quyết thắng biết đánh biết thắng

Đề bài

Lời giải

1 Truyền thống trung thành vô hạn: - Lòng trung thành, tận tụy ấy của quân đội ta đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi quân nhân, nuôi dưỡng phẩm chất cách mạng của họ, truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. - Lòng trung thành của Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định, xây đắp trong mỗi quân nhân ngay khi bước vào đội ngũ, người chiến sĩ tự hào đọc lên “Mười lời thề danh dự của quân nhân” mà thế hệ cha anh trao lại. "Mười lời thề danh dự của quân nhân" là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử quân đội ta, thể hiện lòng trung thành vô hạn của người chiến sĩ với Tổ quốc, với nhân dân. - Quân đội ấy không có mục tiêu chiến đấu nào khác là giành và giữ gìn độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đem lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho nhân dân lao động. Đó cũng là mục tiêu chính trị cao cả của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Quân đội ta luôn trung thành sắt son với Tổ quốc, với dân tộc, với nhân dân và đặc biệt với Đảng Cộng sản Việt Nam; là công cụ vũ trang, là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

2 Truyền thống quyết chiến quyết thắng - Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Bộ đội Cụ Hồ được thể hiện một cách sâu sắc và triệt để trong mọi giai đoạn xây dựng, phát triển và trưởng thành của Quân đội ta. + Ban đầu thành lập, với 34 cán bộ, chiến sĩ, vũ khí, trang bị còn hết sức thô sơ và thiếu thốn, nhưng với ý chí quyết chiến, quyết thắng, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đã nhanh chóng diệt hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần, bắt tù binh, thu toàn bộ vũ khí của địch. + Khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, mặc dù chính quyền còn hết sức non trẻ, thiếu thốn cả về quân số và vũ khí, trang bị, nhưng quân và dân Nam Bộ vẫn kiên cường bám trụ, đánh trả quyết liệt đội quân + Trong chiến dịch Thu đông 1947 Với chiến thắng này, chúng ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” của thực dân Pháp. + Chiến dịch Biên Giới 1950 là một sự thể hiện khác của ý chí quyết chiến, quyết thắng của Bộ đội Cụ Hồ. + Chiến dịch điện biên phủ: Bằng trí thông minh, lòng quả cảm tuyệt vời, quân và dân ta đã tiến hành một chiến dịch quân sự lớn, dài ngày, giành chiến thắng lừng lẫy năm châu, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 16.000 quân viễn chinh Pháp, thu toàn bộ vũ khí, trang bị được đưa đến chiến trường.

- trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, QĐND Việt Nam luôn giữ vững những phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ; đi tiên phong trên các công trình xây dựng lớn, trọng điểm của đất nước; đồng thời làm tốt công tác dân vận, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

bởi hai câu hỏi cần khai thác nhiều ý nên đáp án có hơi dài

c đã cố gắng chắt lọc nhất có thể r em nhé

có j k hiểu cứ hỏi c nhé e

Bạn vẫn chưa hiểu lắm?Hỏi Gia sư QANDA

Hội thảo khoa học “đại thắng mùa xuân 1975 - bản lĩnh và trí tuệ VN”

Dám đánh, biết đánh và biết thắng

Đại thắng mùa Xuân 1975, cùng với nguyên nhân “thắng lợi của đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng” còn là “sức mạnh dân tộc đã kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng quân thù”

Từ sự sôi động của sự kiện lịch sử hào hùng; từ những chứng cứ, lập luận bởi những người từng chiến đấu, từng là nhân chứng trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975; hội thảo đã thể hiện đậm nét tầm vóc khoa học, làm sáng tỏ những nét đặc sắc của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Truyền thống đánh thắng trận đầu Khai thác từ khía cạnh quyết chiến quyết thắng của quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến, Đại tướng Chu Huy Mân đem đến hội thảo tham luận “Đánh thắng trận đầu - truyền thống của quân đội nhân dân ta trong 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo đó, trên cơ sở quy mô tổ chức, trang bị kỹ thuật của ta thua xa quân xâm lược, nên đánh thắng trận đầu mang ý nghĩa “đánh bại ngay từ đầu biện pháp chiến lược “đánh nhanh giải quyết nhanh” của quân xâm lược, giành giữ và phát huy quyền chủ động, buộc địch phải chấp nhận đánh lâu dài theo cách đánh của ta. Áp dụng nhất quán một chiến lược tiến công, quá trình tiến công cả quân sự, chính trị, binh vận, tiêu diệt nhỏ và tiêu hao rộng rãi quân địch, chuẩn bị cho mở những cuộc tiến công lớn, dẫn đến những bước ngoặt làm thay đổi so sánh lực lượng, đi đến tổng tiến công và nổi dậy, giáng trả những đòn quyết định, chủ động kết thúc chiến tranh, giành toàn thắng”. Đánh thắng trận đầu gắn với biên niên hùng tráng. Đó là những trận đánh trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc: Ngày 5-8-1964, ngày đầu tiên Mỹ dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc; quân dân ta với tinh thần cảnh giác, “nhằm thẳng quân thù mà bắn” đã bắn rơi tại chỗ 8 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Cuối tháng 12-1972, Mỹ điên cuồng dùng B52 đánh vào thủ đô Hà Nội. Với trận Điện Biên Phủ trên không, ta đã bắn rơi 34 máy bay B52, bắt Mỹ phải ngồi lại trên bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris. Đánh thắng trận đầu, đó là những trận đánh đập tan âm mưu của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam: Đêm 26-5-1965, với trận Núi Thành (Quảng Nam), bộ đội địa phương đã diệt gần hết đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ. Ngày 18-8-1965, với trận Vạn Tường (Quảng Ngãi), chủ lực Quân khu 5 và du kích địa phương đã đánh bại cuộc hành quân tìm diệt của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên Mỹ, phá hủy 22 xe tăng, bắn rơi 13 máy bay... Đánh thắng trận đầu là tấn công, giải phóng Buôn Ma Thuột, mở màn chiến dịch Tây Nguyên, tạo thế và lực cho cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

. Hội thảo: Ngày 14 và 15 - 4, tại Dinh Thống Nhất - TPHCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và Thành ủy TPHCM, tổ chức hội thảo khoa học “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”. Tham dự có hơn 330 đại biểu là những tướng lĩnh, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học... Gần 120 tham luận được gửi đến Ban Tổ chức.

Không thể nào có thắng lợi nếu không có hậu phương miền Bắc

Từ nhận định trên của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đại tá - tiến sĩ Hồ Khang đã cụ thể hóa trong tham luận “Hậu phương miền Bắc trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước” với những minh chứng cảm động: Trong vòng 10 năm (1965-1975) miền Bắc đã động viên hàng triệu lao động, chủ yếu là thanh niên trẻ khỏe, ưu tú để bổ sung, mở rộng lực lượng vũ trang và phục vụ chiến đấu. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 1975, miền Bắc đã đưa nhanh vào Nam hơn 110.000cán bộ chiến sĩ, 230.000 tấn vật chất các loại, góp phần quyết định để quân và dân ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi hoàn toàn. Và ông Khang kết luận bằng áng văn xúc động: “Có thể nói, miền Bắc đã dốc vào cuộc chiến tranh toàn bộ sức mạnh to lớn và tiềm tàng của mình để miền Nam đánh Mỹ. 21 năm chiến tranh, 70% số gia đình miền Bắc có người thân chiến đấu ngoài mặt trận, nhiều gia đình hai thế hệ cha, con cùng chiến đấu ở miền Nam; trên ruộng đồng, 63% là lao động nữ. Đằng đẵng những tháng năm rầm trời bom đạn ấy, những người mẹ, người vợ, người chị, người em cắn răng chịu đựng thiếu thốn, vất vả gian lao, “ba đảm đang” cho người thân yêu yên lòng ra trận. Ngày chiến thắng, biết bao trong số đó không được đón chồng con, em trở về từ chiến trường. Và cho đến hôm nay, mỗi chúng ta còn phải xót lòng khi nghe vô tuyến truyền hình quốc gia đọc tên những người ngã xuống khi tuổi mười tám, đôi mươi trong mục Nhắn tìm đồng đội”.

Cảm ơn bè bạn quốc tế Đại thắng mùa Xuân 1975, cùng với nguyên nhân “thắng lợi của đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng” còn là “sức mạnh dân tộc đã kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng quân thù”. Điều này đã được Đại tướng Lê Đức Anh nhắc đến như một lời tri ân: “Chúng ta vô cùng biết ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ súng đạn, gạo tiền và phương tiện rất có hiệu quả cho bộ đội và nhân dân miền Nam chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ. Chúng ta vô cùng biết ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đã tích cực giúp chúng ta vũ khí và phương tiện để chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là trận thắng B52 trên bầu trời Hà Nội - Hải Phòng tháng chạp năm 1972. Sự giúp đỡ này là rất quan trọng. Điều này sử sách phải ghi cho đầy đủ để các thế hệ sau này thấy rõ sự sáng suốt tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại; thấy rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa sáng ngời của nhân dân ta đã cảm hóa và có sức thuyết phục to lớn đối với bè bạn, thấy rõ sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN anh em và bè bạn khắp năm châu. Không có sự giúp đỡ này, thì lúc bấy giờ chúng ta không có đủ sức mạnh để chiến thắng một kẻ thù là cường quốc số 1 thế giới như đế quốc Mỹ”.

Quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ là một tư tưởng lớn của thời đại

Tiếp tục chương trình hội thảo khoa học “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, sáng 15-4, các đại biểu nghe thêm 6 tham luận của các nhà khoa học, các tướng lĩnh đã tham gia chỉ huy trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Các tham luận đã nêu bật lên tầm vóc, ý nghĩa quan trọng của cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Phát biểu kết thúc hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định: “Mục tiêu chiến lược toàn cầu lâu dài và chính sách xâm lược của Mỹ chống lại nguyện vọng độc lập, hòa bình, thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam là nguồn gốc sâu xa và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc đụng đầu lịch sử giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng. Để đương đầu và đánh bại kẻ thù xâm lược đòi hỏi Đảng ta, nhân dân ta, lực lượng vũ trang ta phải có bản lĩnh và trí tuệ trong việc nắm bắt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật khách quan vào thực tiễn. Suốt quá trình kháng chiến lâu dài và rất ác liệt, qua bao thử thách hy sinh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn kiên định quyết tâm đánh Mỹ cho đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối. Đặt trong bối cảnh quốc tế và khu vực lúc bấy giờ, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược thực sự là một tư tưởng lớn của thời đại”.

N. Dương

An Bình Minh

Video liên quan

Chủ đề