Tại sao não lại có nếp nhăn

Bộ não có thể được coi là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta. Nó điều khiển hệ thần kinh, mọi hoạt động nhận thức … chúng ta có thể biết suy nghĩ, biết hành động, đi lại, học tập đều nhờ có bộ não điều khiển. Tuy nhiên đây cũng là bộ phận rất phức tạp, bao gồm hơn 100 tỉ tế bào thần kinh. Từ thời cổ đại việc nghiên cứu bộ não đã được để ý. Có rất nhiều điều bí ẩn còn chưa được khám phá hết cả trong khía cạnh y học và khoa học. Tất nhiên là cũng có rất nhiều vấn đề cũng đã được giải đáp. Và con người chúng ta thường có xu hướng truyền miệng, đơn giản hóa khoa học nên đã có rất nhiều những lời đồn đại liên quan đến bộ não. Trong bài viết này xin được nêu ra một vài những điều mà mọi người hay tương truyền về não bộ con người và nói về độ chính xác của những thông tin đó.

10. Não màu xám

Tại sao não lại có nếp nhăn

Khi hỏi bạn nghĩ gì về màu sắc của bộ não chắc chắn rằng câu trả lời phần lớn sẽ là màu xám. Trên các phim truyền hình, tranh ảnh người ta thường mô phòng bộ não với màu chủ đạo là màu xám. Trí thông minh của con người từ bộ não cũng được gọi là “chất xám”, và trong não của chúng ta cũng có nhiều các chất màu xám này. Chính xác thì không phải toàn bộ bộ não của chúng ta có một màu xám nhưng phần lớn là như vậy và màu xám này cũng có pha chút vàng. Ngoài ra còn có màu vàng, đỏ, đen, trắng … Những lời đồn đại mô phỏng não màu xám thực chất cũng là dễ hiểu bởi các tế bào “chất xám” chiếm phần lớn của não (và cả tủy sống nữa). Một số chất khác màu trắng là những tế bào sợ kết nối chất xám. Còn những màu săc khác chỉ chiếm một phần ít không đáng kể.

9. Nghe nhạc của Mozart sẽ thông minh hơn

Tại sao não lại có nếp nhăn

Các bậc phụ huynh thường thích cho con em họ tiếp xúc với nhạc cổ điển vì cho rằng chúng có thể giúp kích thích phát triển trí tuệ. Các bà bầu khi mang thai em bé cũng thường được khuyến khích nghe nhạc giao hưởng. Thậm chí còn có hẳn một công ty tên là Baby Einstein chuyên làm đĩa DVD, video và các sản phẩm kết hợp với nghệ thuật cô điển (âm nhạc, thơ ca …) dành cho trẻ em. Ý tưởng rằng nghe nhạc cổ điển có thể làm tăng trí thông minh được gọi là “hiệu ứng Mozart”

Hiệu ứng Mozart được bắt đầu từ những năm 1950 khi một bác sĩ tai mũi họng tên là Albert Tomtis tuyên bố thành công trong việc sử dụng nhạc Mozart để giúp những người bị rối loạn thính giác và diễn thuyết. Trong một cuộc nghiên cứu năm 1990, 36 sinh viên trong một nghiên cứu của đại học California được nghe nhạc Mozart 10 phút trước khi kiểm tra IQ. Và giáo sư Gordon Shaw, người chịu trách nhiệm cho nghiên cứu này đã công bố rằng chỉ số IQ của các sinh viên tham gia thử nghiệm đã tăng khoảng 8 điểm so với trước. Từ đó, hiệu ứng Mozart đã được công nhận như một phần của cuộc sống. Thậm chí một nhac sĩ có tên là Dan Campbell đã khẳng định rằng nghe nhạc Mozart còn có thể cải thiện được sức khỏe.

Tuy nhiên hiệu ứng này cũng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Một thành viên trong nhóm dự án trường đại học California – tiến sĩ Frances Rauscher cho rằng nhạc Mozart không làm cho các sinh viên thông minh hơn mà chỉ giúp họ tăng hiệu năng trong một không gian – thời gian nhất định mà thôi. Các nhà khoa học khác cũng cho rằng khó có thể nhân rộng được kết quả ban đầu đó và hiện nay không có thêm cơ sở để chứng minh nghe nhạc Mozart hay những loại nhạc cổ điển khác làm trí não phát triển hơn.

Vậy, cuối cùng kết luận chính thức là nhạc có thể giúp đầu óc bạn thư giãn để làm việc tốt hơn nhưng cũng chưa có cơ sở để nói rằng nó làm cho bạn thông minh hơn.

8. Não bạn sẽ có thêm nếp nhăn khi bạn học biết điều gì mới

Tại sao não lại có nếp nhăn

Một bộ phận hơi tròn, màu xám, nhiều nếp nhăn là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất để chứng minh đó là bộ não qua các hình ảnh và miêu tả. Các nếp nhăn trên não đã quá quen thuộc với chúng ta. Qua quá trinh tiến hóa, não bộ con người đã ngày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu về các chức năng. Và để giữ cho bộ não nhỏ gọn đủ trong hộp sọ, não có những đường gấp. Theo một nghiên cứu thì nếu trải phẳng hết não ra thì kích thước của nó sẽ rộng như một chiếc áo gối. Những vùng nếp gấp trên não gọi là Gyri và đường nứt gọi là rãnh.

Ngay từ đầu bộ não của một thai nhi không có nhiều nếp nhăn như vậy. Nhưng trong quá trình thai nhi phát triển, các tế bào thần kinh di chuyển đến từng vùng não bộ, tạo ra các rãnh và Gyri. Khi thai nhi đạt 40 tuần tuổi thì cũng là lúc các nếp nhăn này hoàn thiện. Và những nếp nhăn này sẽ không có thêm cho dù chúng ta có làm gì đi nữa.

Tuy nhiên việc học hỏi cũng làm bộ não của chúng ta thay đổi, chỉ là không phải thêm nếp nhăn hay đường rãnh. Các nghiên cứu trên não động vật cho thấy rằng các khớp thần kinh ( kết nối giữa các tế bào thần kinh) và các tế bài máu hỗ trợ thần kinh có phát triển và tăng về số lượng khi chúng ta học hỏi. Một số người còn cho rằng những tế bào thần kinh mới được sinh ra cũng đồng nghĩa là chúng ta có kí ức mới, tuy nhiên thì điều này vẫn chưa được chứng minh.

7. Ảnh hưởng bởi những thông tin ẩn

Tại sao não lại có nếp nhăn

Các thông điệp ẩn chứa trong những gì mà thường ngày chúng ta xem trên truyền hình, sách báo được cho rằng sẽ được não chúng ta thu nhận. Các thông điệp đó có thể ảnh hưởng đến tiềm thức mà chính bản thân chúng ta cũng không biết. Người đầu tiên đưa ra vấn đề này là một nhà nghiên cứu thị trường tên là James Vicary. Năm 1957, ông ta tuyên bố rằng đã đưa thông điệp ẩn vào một bộ phim ở New Jersey nhằm hướng khán giả đến việc uống Coca và ăn bỏng ngô. Trong quá trình chiếu bộ phim, doanh số bán coca tăng 18% và bỏng ngô là hơn 57%. Vicary nói rằng đó là mình chứng cho thông điệp tiềm thức của công đã hoạt động. Thậm chí còn có một cuốn sách giúp lập kế hoạch và kỹ thuật để lồng những thông điệp ẩn tác động lên tiềm thức người mua hàng. Một số quảng cáo phát thanh và truyền hình đã ăn theo phương pháp này. Đến năm 1974, FCC cấm sử dụng các loại quảng cáo cao siêu này vì sự lạm dụng quá đà của nó.

Sự thực về những thông điệp này như thế nào ? Hóa ra là Vicary đã nói dối về những kết quả trong nghiên cứu của mình. Một số nghiên cứu khác được thử nghiệm liên quan đến lĩnh vực này cũng không thành công. Đến nay cũng không có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của những thông tin ẩn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tin rằng nhieeều âm nhạc hay quảng cáo có chứa những thông tin tác động đến tiềm thức của chúng ta

6. Não người là lớn nhất

Tại sao não lại có nếp nhăn

Nhiều loài động vật cũng sử dụng đầu óc của chúng làm những việc giống con người như tìm kiếm những cách sáng tạo để giải quyết vấn đề, tự nhận thức, thể hiện sự đồng cảm và học cách sử dụng các công cụ. Nhưng chúng ta đều đồng ý rằng con người là sinh vật thông minh nhất trên trái đất. Vài người cho rằng vì chúng ta thông minh nhất nên não của chúng ta cũng lớn nhất trong các loài động vật. Vâng, điều này hoàn toàn không chính xác.

Bộ não con người trưởng thành trung bình nặng khoảng 3 pound ( 1,361 gram ). Cá heo - một loài động vật rất thông minh - cũng có bộ não trung bình nặng khoảng 3 pound. Nhưng cá nhà táng – loài không được coi là thông minh như như cá heo lại có bộ não nặng khoảng 17 Pound ( 7.800 gram ). Một ví dụ khác là bộ não của một con đười ươi chỉ nặng vào khoảng 13 ounces ( 370 gram), tuy đây là động vật khá thông minh. Một con chim giống như một con chim sẻ có một bộ não rất bé. Vì thế nên rõ ràng coi não động vật thông minh nhất cũng lớn nhất là một điều sai lầm.

Mối quan hệ giữa kích thước não và trí thông minh là không liên quan, điều quan trọng là tỷ lệ trọng lượng não so với toàn bộ cơ thể. Đối với con người , tỷ lệ này là khoảng 1/50. Đối với hầu hết động vật có vú khác thì vào khoảng 1/180, các loài chim là 1/220. Ngoài ra thì trí thông minh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

(còn tiếp)

Hình ảnh bộ não con người với nhiều nếp nhăn đã là điều mà ai cũng biết. Nhưng đâu là lý do tạo ra những nếp nhăn ấy?

Lisa Ronan, nghiên cứu viên thuộc khoa Tâm thần học tại Đại học Cambridge, Anh cho biết: "Vỏ não, cấu trúc nằm ở ngoài và bao bọc não bộ, cũng chính là phần chất xám của chúng ta, đã giãn nở và tạo nên những nếp nhăn của não từ trong giai đoạn thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ."

Bà cho biết, về bản chất, sự giãn nở này làm gia tăng áp lực bề mặt bên ngoài. Và sau đó, áp lực được giảm chính bằng cách gấp nếp và cuộn lại thành những nếp nhăn.

Điều này giống như khi bạn đẩy hai đầu của một miếng cao su lại, một số điểm trên bề mặt sẽ uốn cong để đáp ứng với áp lực bạn tạo ra. Hoặc, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực địa chất, hãy tưởng tượng như hai mảng kiến tạo đâm vào nhau: Áp lực trong vụ va chạm lớn đến mức tạo ra một nếp gấp địa chất trên bề mặt 2 mảng kiến tạo đó.

Bà Ronan cho biết, những nếp gấp dày đặc này làm tăng số lượng nơron thần kinh mà bộ não loài người có thể chứa đựng được, làm tăng khả năng nhận thức của con người.

Tuy nhiên, hiện tượng nếp nhăn não không mấy phổ biến trong giới động vật. Trong quá trình phát triển, vỏ não của chuột không giãn nở đủ để tạo áp lực gây các nếp gấp của não. Vì thế não của loài này trơn nhẵn không hề có nếp gấp.

Tại sao não lại có nếp nhăn

Bà Ronan cho rằng, nếp nhăn của não bộ có xu hướng phát triển ở các loài có bộ não lớn. Nhưng điều này cũng không hoàn toàn đúng, khi các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, ở lợn cái mặc dù bộ não khá lớn nhưng lại có rất ít nếp gấp so với dự đoán của họ.

Bà cho biết sự hình thành nếp gấp không chỉ phụ thuộc vào sự tăng trưởng tổng thể của vỏ não, mà còn phụ thuộc vào tính chất vật lý của phần vỏ não đó. Ví dụ, các vùng mỏng hơn có xu hướng gấp dễ dàng hơn.

Nhưng điều thú vị ở đây là bộ não của loài người không hề gấp một cách ngẫu nhiên mà có một mô hình cụ thể đại diện cho loài. Bà Ronan nói: “Mặc dù những nếp gấp gồ ghề đó nhìn có vẻ là rất ngẫu nhiên, nhưng chúng thực sự có tính nhất quán giữa các loài. Mọi nếp gấp đều có ý nghĩa riêng. Các đặc tính vật lý và những nếp gấp này đều liên quan đến chức năng thần kinh của nó."

Rõ ràng, kích thước não và số lượng nếp nhăn không quyết định sự tiến hóa của động vật. Voi là loài có bộ não lớn và số lượng nếp nhăn nhiều hơn người rất nhiều nhưng loài người lại tiến hóa vượt bậc. Ở đây có sự quyết định lớn của chức năng vỏ não.

Nguồn: Livescience