Tại sao ngôn ngữ có tính hình tuyến

Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp

  1. Khái niệm hệ thống và kết cấu

Theo cách hiểu chung, “hệ thống” là một thể thống nhất bao gồm các các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Mỗi đối tượng trọn vẹn làm một hệ thống, chẳng hạn: một cái cây, một con vật, một gia đình v.v… Nói đến hệ thống, cần phải nói đến hai điều kiện: a) Tập hợp các yếu tố; b) Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó. Cần phân biệt hệ thống với những tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ tất yếu nào đối với nhau. Một đống củi cũng gồm rễ cây, thân cây, cành cây, lá cây… không tạo thành cái cây (hệ thống) mà chỉ là đống củi. Vài ba người ghép lại ở với nhau cũng không thành gia đình, bởi vì họ thiếu những quan hệ thuộc về gia đình.

Khái niệm hệ thống gắn bó chặt chẽ với khái niệm “kết cấu“. Nếu hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể thống nhất đó. Như vậy, kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu.

Trong thực tế, các yếu tố của hệ thống không phải là những điểm trừu tượng mà là những hệ thống phức tạp. Mỗi yếu tố cũng có nhiều nhiều mặt, nhiều thuộc tính, khi tác động lẫn nhau với các yếu tố khác của hệ thống không phải tất cả các mặt, các thuộc tính của nó đều tham gia mà chỉ một số mặt, một số thuộc tính nào đó mà thôi. Vì vậy, tính chất và phẩm chất của các liên hệ phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt nào đó của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau. Như vậy, những mặt và thuộc tính của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau càng lớn thì két cấu của hệ thống càng phức tạp. Cùng một số yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống khác nhau. Ví dụ: một gia đình có ba người: vợ (A), chồng(B), con (C). Trong gia đình, ba người đó đối xử với nhau theo quan hệ A là vợ của B và là mẹ của C; B là chồng của A và là bố của C; còn C là con của A và B. Giả dụ cả ba người cùng làm trong một nhà máy, ở đó, C là giám đốc còn A và B chỉ là công nhân thì quan hệ giữa C với A và B lại là quan hệ lãnh đạo. Rõ ràng, ba người người đã nằm trong một hệ thống khác là hệ thống tổ chức của nhà máy.

Như vậy, khái miệm kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác động lẫn nhau của các mặt và các thuộc tính của chúng. Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu được vì sao phẩm chất của hệ thống nói chung không giống với tổng số phẩm chất của các yếu tố tạo thành.

Ngôn ngữ là một hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ.

  1. Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ

2.1. Âm vị

Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói[1]. Ví dụ: Các âm [b], [t], [v]… hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng ra hơn nữa. ÂM vị có chức năng nhận cảm và chức năng phân biệt nghĩa. Bản thân các âm vị là vật chất (âm thanh), cho nên nó có thể tác động đến giác quan (tai) của con người. Nhờ đó con ngưới có thể lĩnh hội được. Âm vị không biểu thị ý nghĩa nào cả nhưng nó lại có tác dụng phân biệt ý nghĩa. Ví dụ: “bào” có nghĩa là một dụng cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ, còn “vào” có ý nghĩa là một thành động đi từ ngoài tới trong. Cái gì làm cho ta phân biệt được hai nghĩa đó? Chắc chắn không phải do bộ phận ngữ âm trùng nhau giữa hai từ là vần [-aw] và thanh 2. Vậy thì sự phân biệt này phải do sự đối lập giữa âm /b-/ và /v-/ tạo nên. Tương tự, “bàn” khác nghĩa với “tàn” là do đối lập /b/ ↔ /t/; “bát” khác nghĩa với “bút” là do đối lập /a/ ↔ /u/ tạo nên.

2.2. Hình vị

Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ, kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị: “quốc” là nước, “gia” là nhà; “паровоз” của tiếng Nga gồm ba hình vị “пар” là hơi nước, “воз” là sự chuyên chở, còn “-о” là hình vị nối.

2.3. Từ

Từ là chuối kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ: Các từ “tủ”, “ghế”, “đi”, “cười”…

2.4. Câu

Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo.

  1. Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ

3.1. Quan hệ tuyến tính

Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi. Khi biểu hiện bằng chữ viết, người ta đã thay thế sự kế tiếp trong thời gian của các yếu tố ngôn ngữ bằng tuyến không gian của các con chữ. Đặc điểm này của ngôn ngữ được gọi là tính hình tuyến của cái biểu hiện và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hình tuyến được gọi là quan hệ tuyến tính hay quan hệ ngang. Tất cả các loại đơn vị ngôn ngữ đều xuất hiện trên trục ngang, nhưng chỉ có thể nói tới quan hệ ngang giữa các đơn vị cùng loại mà thôi (quan hệ âm vị với âm vị, hình vị với hình vị, từ với từ…).

3.2. Quan hệ liên tưởng

Quan hệ ngang thể hiện trong lời nói như quan hệ thực tại giữa các đại diện của các loại đơn vị. Nghĩa là cùng một chỗ hay vị trí trong chuỗi lời nói có thể thay thế bằng cả một loạt các yếu tố đồng loại. Những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong cùng một vị trí của chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối với nhau, hay còn gọi là quan hệ dọc. Ở vị trí của từ “nhân dân” trong chuỗi “nhân dân ta rất anh hùng” có thể thay thế bằng “quân đội”, “phụ nữ”, “thanh niên”…; ở vị trí của từ “ta“, có thể thay bằng “Lào”, “Campuchia”,…; ở vị trí “anh hùng” có thể thay thế bẵng “dũng cảm”, “cần cù”, “thông minh”… Mỗi vị trí được quy định bởi chức năng và quan hệ của yếu tố đó với yếu tố khác. Cho nên vị trí nào càng có nhiều hạn chế bao nhiêu thì số yếu tố có thể dùng ở vị trí đó càng ít bấy nhiêu. Ngược lại, vị trí càng ít bị hạn chế bởi các điều kiện khác nhau bao nhiêu thì số yếu tố có thể dùng ở vị trí đó càng nhiều bấy nhiêu.

Tóm lại, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai trục: trục tuyến tính (trục ngang) và trục liên tưởng (trục dọc).

Nguồn Ngonngu.net

nghĩa; một đơn vị không phải thuộc hình thức mà thuộc ý nghĩa" (Hallidayvà Hassan)."Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đócác câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống vănbản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu vànhững mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng vàvới toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lƣới của những quan hệ vàliên hệ ấy" (Trần Ngọc Thêm, 1985).1.2. Mặc dù mỗi tác giả định nghĩa văn bản theo một cách khác nhau,song tựu trung lại có thể thấy trong các định nghĩa ấy đều thống nhất vớinhau ở chỗ: đều coi văn bản là sản phẩm ngôn ngữ, đƣợc hình thành từ cáccâu (hoặc phát ngôn) và có nội dung (thông báo) nhất định.2. Khái niệm văn bản đƣợc sử dụng trong luận văn này đƣợc hiểutheo các tiêu chí nhƣ sau:Về hình thức: Nó phải bao gồm một chuỗi câu, ít nhất là từ 2 câu trởlên. Câu đầu tiên của văn bản là câu tự nghĩa (hiểu theo tiêu chí của TrầnNgọc Thêm, đó là câu hoàn chỉnh cả về hình thức và nội dung).Về nội dung: Các văn bản này phải đảm bảo có một nội dung thôngtin nhất định (còn đƣợc gọi là chủ đề).Ví dụ: "Là con út trong một gia đình nông dân nghèo, các anh chịđều đã có gia đình ra ở riêng, còn anh Nhơn sống với cha mẹ già trên 70tuổi. Nhà chỉ làm một công ruộng nên hàng ngày anh Nhơn phải đi làmthêm để phụ giúp gia đình. Công việc đào mướn, giăng lưới, cắm câu mỗingày cũng chỉ kiếm 10.000 đồng đến 20.000 đồng không đủ để trang trảicuộc sống hay ốm đau bệnh tật của cha mẹ già. Vì thế mà gia đình anhnghèo đến nỗi không có tiền để câu điện thắp sáng trong nhà" (20.3.02)6 Hình thức của văn bản trên đây là 1 chuỗi gồm 4 câu kết hợp vớinhau. Trong đó câu đầu tiên của văn bản là câu tự nghĩa. Tức là, câu này cóthể tách ra độc lập một mình. Bản thân câu này cũng chuyển tải một nộidung thông tin trọn vẹn mà không cần sự hỗ trợ của những câu khác.Nội dung của văn bản nói về cuộc sống nghèo khó của anh Nhơn vàgia đình anh.2. Đặc trưng của văn bảnVăn bản với tƣ cách là đối tƣợng của ngôn ngữ học sẽ có những đặctrƣng riêng của mình. Trong cuốn "Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết,đoạn văn", tác giả Diệp Quang Ban đã chỉ ra 5 đặc trƣng của văn bản nhƣsau:2.1. Yếu tố nội dung: Một văn bản đích thực bao giờ cũng phảichuyển tải một nội dung nhất định. Nội dung ở đây đƣợc gọi là đề tài haychủ đề.2.2. Yếu tố cấu trúc: Mỗi văn bản đều có cách thức tổ chức hình thứccũng nhƣ nội dung sao cho phù hợp với phong cách chức năng và thể loại.2.3. Yếu tố mạch lạc và liên kết: Có sự nối kết đúng về nghĩa, vềlôgic và chức năng giữa các bộ phận bên trong một văn bản với nhau và vớingữ cảnh bên ngoài văn bản - tức là có mạch lạc; có thể sử dụng cácphƣơng tiện ngôn ngữ để diễn đạt một số quan hệ nối kết nhất định giữacác bộ phận khác nhau bên trong một văn bản - tức là có liên kết.2.4. Yếu tố chỉ lượng: Văn bản gồm nhiều câu - phát ngôn nối tiếpnhau.2.5. Yếu tố định biên: Văn bản có biên giới phía trái và biên giới phíaphải, tạo nên tính trọn vẹn cho văn bản.3. Câu - đơn vị cấu tạo văn bản7 3.1. Định nghĩa câu3.1.1. Khi định nghĩa về câu, các nhà nghiên cứu thƣờng dựa vàonhững tiêu chí cụ thể nào đó.Dựa vào tiêu chí hình thức - ngữ pháp: câu đƣợc định nghĩa là mộtđơn vị ngữ pháp gồm một đến nhiều mệnh đề.Dựa vào tiêu chí chức năng: câu đƣợc định nghĩa là một đơn vị có 2thành phần là cụm danh từ làm chủ ngữ và cụm động từ làm vị ngữ.Dựa vào tiêu chí ý nghĩa: câu phải diễn đạt một tƣ tƣởng trọn vẹn.3.1.2. Trong các định nghĩa về câu, đáng chú ý là những định nghĩasau đây:"Câu là một đơn vị dùng từ hay đúng hơn, dùng ngữ mà cấu tạo nêntrong quá trình tƣ duy, thông báo, nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữpháp và có tính chất độc lập" (Trung tâm KHXH và nhân văn, 2002)."Câu là một đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bênngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tƣ tƣởng tƣơng đối trọnvẹn có kèm theo thái độ của ngƣời nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyềnđạt tƣ tƣởng, tình cảm với tƣ cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất" (HoàngTrọng Phiến, 1991).3.1.3. Trong lĩnh vực văn bản, câu thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứuđồng nhất với phát ngôn.Trần Ngọc Thêm trong "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" khôngđịnh nghĩa thế nào là câu nhƣng lại đƣa ra ý kiến về câu nhƣ sau" "Mọi mốiliên kết trong văn bản đều xuất phát từ những ngữ đoạn có hình thức hoànchỉnh. Và các ngữ đoạn này thƣờng tƣơng ứng với khái niệm câu. Nhƣngsự tƣơng ứng này lại thích hợp với kiểu định nghĩa câu theo mặt hìnhthức".8 Ở một chỗ khác, tác giả định nghĩa phát ngôn nhƣ sau: "Phát ngôn làmột bộ phận của đoạn văn, với cấu trúc và nội dung nhất định nào đó (đầyđủ hoặc không đầy đủ) đƣợc tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức. Ởdạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu ngắt phátngôn…"Từ 2 cách hiểu trên đây của Trần Ngọc Thêm, chúng ta thấy tác giảđã đồng nhất câu với phát ngôn. Và trong khi phân tích văn bản, tác giảdùng cả 2 thuật ngữ câu và phát ngôn.Diệp Quang Ban không sử dụng thuật ngữ phát ngôn mà sử dụngthuật ngữ câu. Tuy nhiên, ông lại giải thích rằng đó là câu - phát ngôn chứkhông phải câu cấu trúc.Nhƣ vậy, câu dù đƣợc định nghĩa nhƣ thế nào đi chăng nữa thì nóvẫn là một đơn vị ngôn ngữ, tồn tại một cách hiển nhiên, có chức năngthông báo và là đơn vị cấu thành nên văn bản (đơn vị có chức năng thôngbáo lớn hơn câu).3.1.4. Để đạt đƣợc mục đích giao tiếp thì bất cứ chuỗi câu hay vănbản nào đều phải là một tập hợp các câu liên kết với nhau theo chủ đề.Chính vì thế, việc nghiên cứu câu trong mối quan hệ với văn bản là điều hếtsức cần thiết, bởi vì nằm trong một hệ thống, chúng luôn tác động lẫn nhau,đúng nhƣ nhà ngôn ngữ kiệt xuất F.de Saussure đã nêu: "Cái toàn thể cógiá trị là do cái bộ phận của nó, và các bộ phận mà có giá trị cũng lại nhờ vịtrí của nó trong cái toàn thể".3.1.5. Trong luận văn của chúng tôi, câu đƣợc nhận diện bằng cả dấuhiệu hình thức và nội dung.Về hình thức: Câu đƣợc hiểu là một ngữ đoạn có độ dài nhất địnhnằm giữa 2 dấu chấm câu. Nó có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh vềcấu trúc ngữ pháp.9 Về nội dung: Mỗi câu đều chuyển tải một nội dung thông tin nhấtđịnh, nội dung này do chủ đề của văn bản quy định.Ví dụ: "Sau khi tốt nghiệp trường Trung học An ninh nhân dân I năm1986, anh Lục Quang Kiểm về nhận công tác tại công an huyện Hà Quảng(Cao Bằng). Từ tháng 7.1991 đến nay, anh được Ban giám đốc công antỉnh Cao Bằng điều về nhận nhiệm vụ tại phòng Bảo vệ chính trị. Anh đãtrực tiếp cùng đồng đội khám phá nhiều vụ án phức tạp. Đặc biệt, đầu năm2002, anh cùng đồng đội không nhận hối lộ 25 triệu đồng của tên Hà VănVi (sinh năm 1959) ở huyện Trùng Khánh trong khi các anh đang xét hỏihắn" (15.9.02).Văn bản trên gồm 4 câu. Các câu này đều hoàn chỉnh về cấu trúc cúpháp. Và mỗi câu đều có nội dung thông tin nhất định .4. Những khái niệm có liên quan đến văn bản.4.1. Liên kết.Liên kết là một thuộc tính rất quan trọng của văn bản, nó quyết địnhtới việc biến một chuỗi câu trở thành văn bản.Có thể hiểu một cách chung nhất về liên kết nhƣ sau: Liên kết lànhững mối quan hệ hình thức và nội dung của các câu trong văn bản.Đơn vị tham gia liên kết văn bản rất phong phú. Nó có thể là từ, làngữ, thậm chí cả một câu. "Mọi mối liên kết trong văn bản đều xuất phát từnhững ngữ đoạn có hình thức hoàn chỉnh và hƣớng tới những ngữ đoạn cóhình thức hoàn chỉnh" (Trần Ngọc Thêm, 1985).Về vấn đề liên kết, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở chƣơng II.4.2. Mạch lạc.Không giống nhƣ liên kết, mạch lạc gần đây mới đƣợc nhiều ngƣờiquan tâm nghiên cứu và coi đây là cái quyết định việc hình thành một văn10 bản. Trong số những ngƣời nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản, đángchú ý là tác giả Diệp Quang Ban với cuốn sách "Giao tiếp văn bản mạch lạcliên kết đoạn văn". Mặc dù chƣa đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng thế nàolà mạch lạc nhƣng Diệp Quang Ban đã tổng kết mạch lạc của văn bản đƣợcbiểu hiện trên ba phạm vi khái quát sau đây:- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa - lôgic giữa các từ ngữ trong văn bản.- Mạch lạc trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái đƣợc nóitới trong tình huống bên ngoài văn bản.- Mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói.Trong luận văn của chúng tôi, mạch lạc đƣợc hiểu trƣớc hết là lôgíccủa sự trình bày văn bản. Lôgic này có liên quan chặt chẽ đến nhiềuphƣơng diện khác, chẳng hạn nhƣ lôgíc khách quan, lôgíc nhận thức....Điều này chúng tôi sẽ trình bày kỹ trong chƣơng III của luận văn.4.3. Chủ đềChủ đề là một thuật ngữ rất quan trọng của ngôn ngữ học văn bản vàlà một vấn đề có những quan niệm khác nhau về nội hàm của thuật ngữnày.Trần Ngọc Thêm không định nghĩa thế nào là chủ đề của văn bảnnhƣng lại đƣa ra kết luận nhƣ sau: "Hai phát ngôn có thể coi là có liên kếtchủ đề khi chúng nói đến những đối tƣợng chung hoặc những đối tƣợng cóquan hệ mật thiết với nhau. Đơn vị cơ sở tham gia liên kết chủ đề là các đốitƣợng của hiện thực, trong đó chủ yếu là các sự vật, khái niệm… đƣợc thểhiện bằng các tên gọi (danh từ, đại từ)". "Nói một cách chung nhất thì liênkết chủ đề đòi hỏi toàn văn bản phải xoay quanh một chủ đề. Chủ đề củatoàn văn bản đƣợc phân chia ra thành các chủ đề con và thể hiện qua phầnchủ đề và phần nêu của các phát ngôn".11 Diệp Quang Ban không sử dụng thuật ngữ chủ đề mà dùng "đề tài chủ đề". Khi nó đƣợc dùng để chỉ sự vật, việc, hiện tƣợng đƣợc nói đếntrong câu thì gọi là đề tài của câu. Khi chỉ cái ý tƣởng khái quát của toànvăn bản thì dùng tên gọi chủ đề.Trong luận văn của chúng tôi, chủ đề của văn bản đƣợc hiểu là phạmvi hiện thực đƣợc nói đến hoặc bàn tới trong toàn bộ văn bản. Nó có thể làsự vật, sự việc, sự kiện, hiện tƣợng khách quan, là một vấn đề về chính trị,xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học… đƣợc đặt ra và giải quyết trong toànvăn bản. Chủ đề của văn bản còn đƣợc gọi là nội dung thông tin của vănbản.Ví dụ: Vào 14h ngày 3.12.2002, chị Vũ Thu Trang ở số 2c QuangTrung và chị Phạm Hồng Hiển, ở tập thể Ngân hàng Công thương, GiaLâm đèo nhau vừa đi vừa nói chuyện trên phố Lý Thường Kiệt. Họ khôngbiết rằng có 2 gã thanh niên trông mặt mũi bặm trợn đi trên chiếc xe máyDreamII đang bám sát đằng sau. Đến ngã ba Lý Thường Kiệt - Quán Sứ,khi chị Trang xi nhan, giảm tốc độ để rẽ thì chiếc xe của 2 thanh niên kiaáp sát. Tên ngồi sau giật phắt chiếc túi xách trong đó có 2 điện thoại diđộng, 2.450.000 đồng và một số giấy tờ, đồ trang điểm khác chị Hiển đangđể kẹp giữa 2 người. Sau đó, chiếc xe của bọn cướp giật rồ ga chạy vàođường Phan Bội Châu (9.12.03).Chủ đề của văn bản trên đây nói về hành vi cướp giật tài sản củangƣời đi đƣờng.4.4. Sự kiệnSự kiện trong luận văn này đƣợc hiểu là những hành động, sự việc,hiện tƣợng… có tác dụng làm rõ chủ đề của văn bản. Sự kiện này tồn tạitrong câu và trong văn bản.12 Chẳng hạn ví dụ vừa nêu trên đây có 5 sự kiện tham gia vào việc làmrõ chủ đề hành vi cƣớp giật đó là: Hai chị Trang và Hiển đèo nhau đi trênphố; hai gã thanh niên bám sát 2 chị; hai gã thanh niên áp sát 2 chị; một têngiật chiếc túi xách; 2 gã thanh niên rồ ga chạy mất.4.5. Trật tự câuCâu là đơn vị tham gia cấu tạo văn bản. Trật tự câu đƣợc hiểu là thứtự xuất hiện của câu trong văn bản. Nghiên cứu về trật tự câu trong văn bảncũng có nghĩa là nghiên cứu vị trí và chức năng mà chúng đảm nhận trongvăn bản.Vì thế, chúng tôi có thể đi đến một định nghĩa thống nhất cho kháiniệm trật tự đƣợc sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu văn bản, mà cụ thể làđƣợc sử dụng trong luận văn này nhƣ sau: Trật tự câu trong văn bản là sựtổ chức, sắp xếp các câu trong văn bản theo một thứ tự nào đó nhằm triểnkhai nội dung thông tin theo một mục đích nhất định.II. TRẬT TỰ - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA NGÔNNGỮ1. Tính hình tuyến là một trong hai nguyên lý cơ bản của hệ thốngngôn ngữ, nó chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của ngôn ngữ.1.1. Nhà ngôn ngữ học kiệt xuất F.de Saussure trong cuốn "Giáotrình ngôn ngữ học đại cƣơng đã viết về tính hình tuyến của ngôn ngữ nhƣsau: "Vốn là vật nghe đƣợc, cái biểu hiện diễn ra theo thời gian"… "nhữngyếu tố của nó hiện ra lần lƣợt cái này tiếp cái kia", và "Nguyên lý này làhiển nhiên… đó là một nguyên lý cơ bản dẫn tới vô số những hệ quả. Toànbộ cơ chế của ngôn ngữ đều do nó chi phối".Ý kiến trên đây của F.de Saussure cho chúng ta hiểu rằng, các tínhiệu ngôn ngữ khi đi vào hoạt động không xuất hiện đồng thời (chồng lên13 nhau) mà xuất hiện theo một trình tự thời gian: yếu tố nọ phải nối tiếp yếutố kia làm thành một chuỗi.1.2. Nhƣ vậy, khái niệm trật tự trong ngôn ngữ bắt nguồn từ nguyênlý tính hình tuyến của ngôn ngữ. Trật tự là biểu hiện cụ thể của tính hìnhtuyến. Nói đến trật tự là nói đến thứ tự xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữkhi đi vào hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp (cũng có nghĩa là nóiđến vị trí của các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống tổ chức). Các cấp độ củangôn ngữ đều bị tính hình tuyến của ngôn ngữ chi phối, do đó mọi cấp độđều có trật tự của mình.2. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã bàn đến trật tự từ ở các cấp độ từpháp và cấp độ cú pháp. Ở cấp độ từ pháp đó chính là sự kết hợp từ với từ,ở bậc cú pháp đó là sự kết hợp của các thành phần câu (thực ra là nghiêncứu sự sắp xếp, tổ chức của các từ hoặc ngữ khi chúng giữ chức năng làthành phần câu). Chẳng hạn, khi nghiên cứu về trật tự từ trong câu,V.Mathésius (trong các công trình nghiên cứu về tiếng Tiệp) đã đi sâu tìmhiểu những nhân tố chủ yếu chi phối sự phân bố trƣớc sau (trật tự trƣớcsau) của các thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Và ông đã đƣa ra 2 loại nhântố: Nhân tố chủ yếu và nhân tố thứ yếu. Loại nhân tố chủ yếu là loại nhântố chi phối trực tiếp sự phân bố trƣớc sau của chủ ngữ và vị ngữ. Trongtiếng Tiệp, sự phân bố này là sự phân đoạn thực tại câu. Loại nhân tố thứyếu là loại nhân tố chỉ ảnh hƣởng gián tiếp đến sự phân bố trƣớc sau củachủ ngữ và vị ngữ. Trong tiếng Tiệp, đó là những nhân tố nhƣ: ngữ pháp,nhịp điệu, nhân tố có thể chêm hoặc không thể chêm vào các thành phầncâu khác.3. Từ quan điểm của ngôn ngữ học tâm lý mà xem xét, GS, TSKHLý Toàn Thắng khi nghiên cứu trật tự từ trong câu đã khẳng định: câu nói(cũng nhƣ trật tự các thành phần của nó) chỉ đƣợc tạo ra dần qua các giaiđoạn: định hƣớng của ngƣời nói, mã hoá định hƣớng bằng ngôn ngữ và giai14 đoạn hiện thực hoá bằng những câu nói cụ thể. Trật tự tuyến tính của cácthành phần câu chỉ đƣợc hình thành ở giai đoạn thứ ba. Có nhiều nhân tốảnh hƣởng đến sự hình thành trật tự từ của câu nói: nhân tố thứ nhất là nhântố định hƣớng chiến lƣợc và định hƣớng của ngƣời nói. Nhân tố thứ hai làquan hệ tôn ti giữa các sự vật ở thế giới bên ngoài tham gia vào biểu vậtcủa câu. Ảnh hƣởng của nhân tố quan hệ tôn ti vào cấu trúc cú pháp củacâu không phải là trực tiếp mà gián tiếp thông qua các thành tố trong cấutrúc ngữ nghĩa của câu nhƣ: chủ thể, hành động, đối tƣợng, địa điểm...4. Cho đến nay có thể thấy 2 cách hiểu về trật tự từ nhƣ sau:4.1. Theo cách hiểu rộng: Nói đến trật tự từ là nói đến thứ tự trƣớcsau của các đơn vị ngôn ngữ ở cả 3 cấp độ: hình vị, từ và câu.Trật tự ở cấp độ hình vị là sự sắp xếp thứ tự các hình vị trong cấu tạotừ theo nguyên tắc tự do hoặc không tự do. Kết quả sẽ cho ta từ đơn hoặc từghép. Đối với từ ghép, nếu là từ ghép chính phụ (có quan hệ chính phụ vềmặt ngữ nghĩa) thì trật tự phổ biến là yếu tố chính đứng trƣớc, yếu tố phụđứng sau, khi ta thay đổi trật tự trƣớc sau của các yếu tố thì nghĩa của từcũng thay đổi theo.Ví dụ: gà con - con gà; bồ câu trắng - trắng bồ câu...Nếu là từ ghép đẳng lập thì có thể thay đổi trật tự trƣớc sau của cácthành tố mà ít bị ảnh hƣởng về mặt ngữ nghĩa.Ví dụ: nhỏ bé - bé nhỏ; ông cha - cha ông...Trật tự ở cấp độ từ là sự sắp xếp thứ tự các từ để cấu tạo cụm từ, cấutạo ngữ. Ở cấp độ này, sự sắp xếp cũng tƣơng tự nhƣ ở cấp độ hình vị. Vềnguyên tắc có 2 cách kết hợp tự do hoặc không tự do. Chẳng hạn, khinghiên cứu trật tự của các thành tố trong danh ngữ trong tiếng Việt, chúngta thấy danh từ bao giờ cũng ở vị trí trung tâm, các thành tố phụ đƣợc phânbố ở cả 2 vị trí trƣớc và sau thành tố trung tâm này.15 Trật tự ở cấp độ câu là sự sắp xếp thứ tự các thành tố (thực chất làthành phần câu) để cấu tạo câu. Theo đó, có thể sẽ có trật tự SVO hoặcSOV hoặc OSV. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu, chúng tathấy, đối với câu ghép có sử dụng liên từ thì liên từ đó có vai trò làm tƣờngminh hoá mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các mệnh đề. Còn trong những câughép không sử dụng liên từ, trật tự các bộ phận sẽ quyết định quan hệ ngữpháp và ngữ nghĩa.Khác với các ngôn ngữ biến hình, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập chonên trật tự ở đây là trật tự mang nghĩa. Vị trí của mỗi thành phần trong câusẽ chỉ ra chức năng ngữ nghĩa của chúng. Nếu thay đổi trật tự thì ý nghĩa sẽthay đổi theo.4.2. Theo cách hiểu hẹp: Trật tự từ là sự kết hợp từ, và nó đƣợc coi làmột phƣơng thức ngữ pháp rất quan trọng của ngôn ngữ đơn lập.5. Trong lĩnh vực văn bản, khái niệm trật tự mới chỉ đƣợc nhắc đếnnhƣ là một sự tổ chức, sắp xếp các từ tạo thành câu, câu - phát ngôn tạothành văn bản. Chẳng hạn nhƣ, nhà ngôn ngữ học Nga Moskaskaia đã bànđến chức năng của trật tự từ trong câu và trong văn bản. ở cấp độ câu, việcsắp xếp các từ chỉ là phƣơng tiện thể hiện chủ đề và thuật đề của từng câuriêng biệt. Còn ở cấp độ văn bản, ngoài chức năng kể trên, việc sắp xếp cáctừ còn tham gia vào việc triển khai giao tiếp văn bản từ thể thống nhất chủđề - thuật đề ở cấp độ câu sang thể thống nhất chủ đề - thuật đề tiếp theo ởcùng cấp độ và vào việc xây dựng chuỗi liên tục các đơn vị chủ đề - thuậtđề tạo thành văn bản. Vai trò tạo lập văn bản của trật tự từ gắn liền với sựphân đoạn chủ đề - thuật đề.III. TRẬT TỰ CÂU - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂNBẢN1. Vị trí của câu trong văn bản16

Video liên quan

Chủ đề