Tại sao phải chào cờ

HÃY HÁT BÀI QUỐC CA BẰNG TẤT CẢ TRÁI TIM MÌNH!

            Đối với mỗi người Việt Nam, có lẽ, không có gì thiêng liêng hơn cái khoảnh khắc đứng nghiêm trang trước lá cờ Tổ quốc, giơ cao tay chào, miệng hát vang bài Quốc ca hào hùng của đất nước. Giây phút diệu kì đó đã khơi gợi trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, niềm tự hào khi được là người dân Việt Nam, được sống trên mảnh đất  yêu thương hình chữ S, được mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.
          "Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...". Bài hát "Tiến quân ca" đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. Hơn 70 năm đã trôi qua, "Tiến quân ca" mang theo ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.

(chào cờ, hát quốc ca trong lễ khai  giảng năm học)

Ngay trong ngục thù tăm tối, trước nòng súng của kẻ thù, bị đàn áp, đánh đập dã man, những người cộng sản kiên trung vẫn làm lễ chào cờ và hát Quốc ca. Trên chiến trường máu lửa, giữa tiếng bom rơi pháo dội, những người con đất Việt vẫn hát vang bài “Tiến quân ca”. Các vận động viên trước mỗi trận đấu, khi BTC thực hiện nghi lễ chào cờ, úp bàn tay lên ngực trái, ngước mắt nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, nghe tiếng con tim mình đập rộn ràng, kiêu hãnh đã tự hứa với lòng mình, sẽ quyết tâm hơn, nỗ lực hơn. Giữa ngàn khơi sóng gió, lễ chào cờ Tổ quốc nơi đảo xa, trên các con tàu hải quân, cảnh sát biển không những nêu cao niềm tự hào dân tộc, mà còn thắp lên tình cảm thiêng liêng, nhắc nhở thế hệ hôm nay hãy sống, làm việc và hy sinh cống hiến vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại những trang nhật kí  mà liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết về cuộc chia tay những sinh viên trên sân trường Đại học Tổng hợp hơn 40 năm về trước, khi họ xếp bút nghiên, giã từ giảng đường để lên đường ra trận, trong cuốn Mãi mãi tuổi 20:  “Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên sân trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! Khóc không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì cảm động”.


Vậy đó, nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Hát Quốc ca - một việc không khó, nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc, có sức lay động nhận thức, cỗ vũ tinh thần to lớn. Đó là tiếng lòng, là nhịp đập của con tim yêu Tổ quốc. 
Vì thế, bằng tất cả tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc, bằng ý chí và khát vọng vươn tới, mỗi con dân nước Việt, đứng dưới cờ đỏ sao vàng, hãy cất lên Tiến quân ca - Quốc ca của Tổ quốc vinh quang - lời hiệu triệu cho một cuộc trường chinh mới của toàn dân tộc, từ sâu thẳm trái tim mình.

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chọn một liên kết Page Đoàn trường Sở GD&ĐT Nghệ An Bộ GD&ĐT

  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay11,231
  • Tháng hiện tại11,231
  • Tổng lượt truy cập1,828,106

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Không chỉ tại các sự kiện chính trị lớn, gần đây, tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, trường học..., việc chào cờ, hát Quốc ca đầu tháng đã đi vào nền nếp, trở thành hoạt động thường xuyên; góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, viên chức và nhân dân.

Ảnh minh họa từ internet

Mặc dù đã được quy định và hướng dẫn cụ thể, song gần đây, việc thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca còn thiếu tính thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Trong đó, lời hô của người chỉ huy trước khi hát mỗi nơi một kiểu. Theo mô thức tôi được biết từ trước đến nay, khi chuẩn bị cử hành lễ chào cờ, người chỉ huy tiến lên phía trước và hô to: “Mời các đại biểu (...) chỉnh trang y phục để làm lễ chào cờ! (mọi người đứng lên, chỉnh trang tư thế, trang phục). Tiếp đó, người chỉ huy hô: “Tất cả chú ý... Nghiêm...! Chào cờ...! Chào!” (có dự lệnh và động lệnh đại biểu có mặt hát hoặc phát bài Quốc ca)... Hiện nay, một số nơi, sau tiếng hô: Nghiêm...! Chào cờ…! của người chỉ huy là hát Quốc ca luôn. Như vậy, nhiều điểm khác trong quy trình cử hành lễ chào cờ cho thấy còn thiếu sự thống nhất, mà mệnh lệnh chính trong việc hát Quốc ca đã có sự khác biệt cơ bản ở các cơ quan, đơn vị.

Thiết nghĩ, hoạt động chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca là nghi lễ thiêng liêng. Vì vậy, dù là ở không gian nào, lĩnh vực nào thì việc thể hiện cũng cần phải có sự thống nhất về quy trình thực hiện, có khuôn khổ nhất định để đảm bảo tính nghiêm túc, trang trọng, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình cảm và trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Cập nhật, 08:16, Thứ Ba, 22/11/2016 (GMT+7)

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử, vận mệnh và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc.

Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân.

Do vậy, không chỉ ở Việt Nam ta mà ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội.

Ở Việt Nam, bài hát “Tiến quân ca” đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Từ đó, “Tiến quân ca” mang theo ước vọng của cả dân tộc ta đi qua các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do, thống nhất và bảo vệ đất nước. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim dâng cho dân tộc và Tổ quốc. Trên chiến trường máu lửa, giữa tiếng bom rơi pháo dội, những người con đất Việt vẫn hát vang bài “Tiến quân ca”.

Ngay trong ngục thù tăm tối, trước nòng súng của kẻ thù đàn áp, đánh đập dã man, những người cộng sản kiên trung vẫn làm lễ chào cờ và hát Quốc ca.

Các vận động viên trước mỗi trận đấu, khi BTC thực hiện nghi lễ chào cờ, úp bàn tay lên ngực trái, ngước mắt nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, nghe tiếng con tim mình đập rộn ràng, kiêu hãnh và tất nhiên và sẽ quyết tâm hơn, nỗ lực hơn.

Giữa ngàn khơi sóng gió, lễ chào cờ Tổ quốc nơi đảo xa, trên các con tàu hải quân, cảnh sát biển không những nêu cao niềm tự hào dân tộc, mà còn thắp lên tình cảm thiêng liêng, nhắc nhở thế hệ hôm nay hãy sống, làm việc và hy sinh cống hiến vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng đó, trong thời gian qua, một số cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long xem nghi thức chào cờ là việc làm quan trọng và thường xuyên trong các hoạt động của đơn vị, được nhiều người hưởng ứng tham gia.

Điều đó không những tạo được nề nếp nghiêm túc ngay từ giờ đầu làm việc mà còn là nét đẹp văn hóa nơi công sở.

Thông qua lễ chào cờ, nhằm giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, thể hiện tình cảm, lòng kính yêu đối với lãnh tụ; phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhắc nhở đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, học tập, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, thời gian qua việc chào cờ vào buổi sáng thứ hai hàng tuần chưa được thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.

Tại một số đơn vị, vì tiết kiệm thời gian, phụ thuộc vào máy móc, phương tiện, trong nghi lễ chào cờ đã sử dụng bài Quốc ca ghi âm sẵn mà không để người tham dự tự thể hiện tình cảm thiêng liêng của mình. Một số người không thuộc, hoặc thuộc sai lời quốc ca. Thậm chí, nhiều học sinh- chủ nhân tương lai của đất nước không thuộc lời “Tiến quân ca”.

Để khắc phục, chấn chỉnh những sai sót trên và để thống nhất việc chào cờ Tổ quốc trong toàn tỉnh, tạo thành nề nếp ở các cơ quan, đơn vị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có công văn chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo quán triệt và thực hiện tổ chức chào cờ Tổ quốc vào sáng thứ hai hàng tuần tại cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, chỉ đạo cấp ủy cấp dưới thực hiện, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Khi tiến hành nghi thức chào cờ, người dự lễ phải thực hiện hát lời bài hát Quốc ca. Cùng với đó, thường xuyên giáo dục, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca; tổ chức cho cán bộ, đảng viên, hội viên, học sinh, sinh viên hát đúng lời và nhạc. Sau lễ chào cờ, có thể tổ chức sinh hoạt dưới cờ nhằm tạo động lực, khí thế chào đón tuần làm việc mới hiệu quả, tích cực và văn minh.

Thực hiện chỉ đạo này, ngày 7/1/2016 vừa qua, đồng loạt các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức lễ chào cờ nghiêm túc, thiêng liêng, trang trọng.

Nhiều cán bộ trẻ ở các cơ quan giúp việc của Tỉnh ủy, Sở GD- ĐT,… đều cho rằng khi thực hiện nghi thức chào cờ, đưa bàn tay lên ngực trái, thì cảm xúc dâng trào, thấy rõ Tổ quốc trong trái tim mình.

Tất nhiên, do cơ sở vật chất của mỗi cơ quan, đơn vị có khác nhau nên về mặt cách thức, chi tiết tổ chức lễ chào cờ cũng sẽ có phần khác nhau, tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để thực hiện.

Tóm lại, Quốc kỳ và Quốc ca Việt Nam là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Khi lá cờ Tổ quốc tung bay, tiếng hát “Tiến quân ca” cất lên từ trái tim mỗi người Việt Nam cũng là lúc niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước trào dâng mạnh mẽ.

Và như vậy, mỗi lần chào cờ và hát Quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi đắp tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức rõ hơn trách nhiệm đối với đất nước.

Điều này thật sự cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, sinh viên, học sinh để từ đó, nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, biến ước mơ “nước non Việt Nam ta vững bền” trở thành hiện thực.

Nguyễn San

Video liên quan

Chủ đề