Tại sao phải quản lý nhà nước về kinh tế

Tại sao phải quản lý nhà nước về kinh tế

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, văn hóa, đối ngoại… Những thành tựu đó đạt được là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có vai trò vô cùng quan trọng.

Phát triển kinh tế thị trường cũng là xu thế tất yếu của các quốc gia vì mục tiêu phát triển. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta lựa chọn xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là quan điểm phát triển phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế và cũng là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta xuyên suốt từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trong giai đoạn chuyển đổi, hiện nay Việt Nam vẫn còn không ít chính sách, pháp luật được ban hành còn thiếu căn cứ xác đáng, chưa phù hợp, thậm chí mâu thuẫn với các quy luật thị trường. Trong tổ chức thực hiện chính sách cũng phát sinh những vấn đề từ góc khuất của kinh tế thị trường chưa được làm rõ, tạo ra những quyết định mà lợi ích thấp hơn chi phí. Quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước phải hiểu sâu các quy luật của kinh tế thị trường và vận dụng nó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý, gón phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhưng trong các nghiên cứu này chỉ mới xem xét vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường ở khía cạnh quản lý kinh tế và hướng tới mục tiêu kinh tế. Trong khi, quản lý nhà nước dù trong nền kinh tế kế hoạch hay kinh tế thị trường thì ngoài mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế, nhà nước còn phải bảo đảm ổn định trật tự an ninh chính trị, an toàn xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục,… Chính vì thế, quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường cần xem xét theo một lát cắt khác, tức là đặt hoạt động quản lý nhà nước nói chung (bao gồm quản lý nhà nước đối với các ngành và lĩnh vực) vào môi trường vận động linh hoạt và chịu sự tác động của lợi ích, chi phí, hiệu quả của kinh tế thị trường để xem xét về những “phản ứng” khi có sự tương tác giữa chúng. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ tác động của quản lý nhà nước trong điều kiện ảnh hưởng của các quy luật kinh tế thị trường, từ đó có những thay đổi cần thiết để đạt được hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Vượt ra ngoài các yếu tố mang tính quy trình, thủ tục, kỹ thuật của quản lý, quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường phải đặt trọng tâm vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, và chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực. Những bài học về thành công và thất bại của công tác quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia là bài học kinh nghiệm tham khảo để Chính phủ Việt Nam đi đến quyết định lựa chọn xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhiều hơn là mang tính hành chính, đề cao kiểm tra, thanh tra trước đây.

Cuốn sách chuyên khảo gồm 9 chương, được chia thành 3 phần:

Phần I: Tổng quan quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường;

Phần II: Cơ sở kinh tế của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường;

Phần III: Quản lý một số ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường.

Cuốn sách chuyên khảo: “Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường” của tập thể tác giả do TS. Đặng Xuân Hoan chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật ấn hành nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các nội dung được đề cập trong cuốn sách rất đa dạng, nhiều vấn đề có sự thay đổi liên tục cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường, nên cuốn sách khó tránh khỏi còn hạn chế, thiếu sót, Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau.

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Vĩnh Nguyên


Đề cương môn: Quản lý nhà nước về kinh tế.

Câu 1: Trình bày khái niệm nền kinh tế thị trường. Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường.

Khái niệm nền kinh tế thị trường:

          Kinh tế thị trường là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường làm người phân phối tài nguyên, lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trường và mua bán giữa người mua và người bán làm cơ chế khuyến khích vận động kinh tế, và phương thức vận hành kinh tế – xã hội, phát huy tác dụng điều tiết hoạt động kinh tế.

Ưu điểm:

  1. Tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và thông qua phá sản tạo ra cơ chế đào thải các doanh nghiệp yếu kém, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
  2. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng của xã hội.
  3. Tạo ra tính phán ứng nhanh nhạy và thích ứng cao của các doanh nhân trước các thay đổi đối với nhu cầu và các điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế.
  4. Buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên học hỏi, trau dồi, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
  5. Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ, làm cho nền kinh tế phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao.
  6. Đáp ứng các nhu cầu có thể thanh toán được của một xã hội một cách tự động mà không có bộ máy hoạch định nào có thể thay thế được.

Khuyết tật:

  1. Tính tự phát trong quyết định sản xuất – kinh doanh của doanh nhân

-> tiêu cực cho tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

-> Tình trạng mất cân đối của nền kinh tế

-> hoạt động kinh doanh chồng chéo, cản trở hoặc tiêu triệt lẫn nhau

-> Khủng hoảng kinh tế.

  1. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường có những biến động rất bất thường (sự vận động có tính chu kì).
  2. Thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng.
  3. Có những hành vi kinh tế tiêu cực.
  4. Nguy cơ xói mòn giá trị đạo đức và đời sống tinh thần, vi phạm pháp luật, phá hủy môi trường sinh thái, môi trường văn hóa – xã hội.

Câu 2: Tại sao nhà nước quản lý nền kinh tế:

– xuất phát từ chức năng của nhà nước, ta thấy rằng nhà nước có rất nhiều chức năng và nhà nước thực hiện tất cả các chức năng ấy nhằm cho đất nước phát triển và một chức năng đóng vai trò chủ đạo là chức năng quản lý nền kinh tế, để thực hiện tốt các chức năng này thì nhà nước đã phải đưa ra khung pháp lý,các chính sách tổng thể và cụ thể …..

– sự phát triển của sx hàng hóa và sự ra đời của KTTT đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực quản lý xã hội của nhà nước trên cả 2 phương diện có quan hệ gắn bó với nhau đó là: quản lý hành chính và quản lý kinh tế.

– nền KTTT xuất hiện như một yêu cầu khách quan, cơ chế thị trường là một cơ chế kích thích và điều tiết kinh tế có hiệu quả nhưng cơ chế KTTT cũng không phải là vạn năng, hoàn hảo mà nó còn những khuyết tật cố hữu của nó, chính vì vậy để đảm bảo là cơ chế KTTT đi đúng hướng thì cần phải có sự quản lý đúng đắn và chỉ có nhà nước mới có thể đứng ra quản lý được.

– vai trò:

  1. Để khắc phục những hạn chế của việc điều tiết thị trường , bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Khắc phục những hạn chế cục bộ, như là mặt phát triển hài hòa của xã hội. Đạt sự hài hòa trong việc phân phối thu nhập XH, nâng cao chất lượng cuộc sống XH, phát triển kinh tế giữa các vùng … -> cần bổ sung chỗ hổng.
  2. Nhà nước giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản trong nền KT quốc dân bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình. Khối lượng kinh tế có hạn và không thể chia đều cho mọi người -> tranh giành lợi ích -> mâu thuẫn:

–         Giữa các doanh nhân: gian lận hàng – tiền, tranh gianh tài nguyên và môi trường, mua tranh bán cướp, trộm cắp mẫu mã, kiểu dáng, cổ đông, lãnh đạo, lợi tức, cổ phần,…

–         Giữa chủ và thợ: trả tiền công, bảo hộ lao động và điều kiện lao động.

–         Giữa giới sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng: không tính đến lợi ích chung, dịch vụ kém chất lượng

–         Giữa cá nhân, công dân với NN, giữa các địa phương, các ngành, các cấp.

  1. Giải quyết tính khó khăn cảu sự nghiệp kinh tế: Hỗ trợ công dân có những điều kiện cần thiết thực hiện sự nghiệp ngoài kinh tế.
  2. Nhà nước đại diện lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước hình thành từ khi xã hội có giai cấp. Nó thể hiện ở tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước.

Câu 3: Trình bày và phân tích khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế:

          Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác dộng có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tê đất nước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở của và hội nhập kinh tế quốc tế.

          Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý của mình như công cụ định hướng : kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế,…

Công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ: chính sách đầu tư, thuế khóa, chi tiêu ngân sách, hệ thống ngân hàng, lãi suất, điều kiện tín dụng,…

Công cụ pháp lý: hệ thống pháp luật, các văn bản pháp quy,…

Công cụ tổ chức, giáo dục…

          Nhà nước sử dụng một số phương pháp quản lý như cưỡng chế, kích thích, thuyết phục và giáo dục,… để thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh tế.

èThích ứng và đạt hiệu quả.

Câu 4: Trình bày nội dung quản lý nhà nước về kinh tế:

Quản lý kinh tế của nhà nước là một dạng của quản lý xã hội của nhà nước.Nó quan trọng nhưng cũng rất phức tạp. NN quản lý toàn bộ nền KT quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toản bộ nền kinh tế – xã hội.

          Quản lý trên phạm vi quốc gia và hoạt động KT đối ngoại ở nước ngoài: Dn có vốn đầu tư của VN ở nước ngoài, xuất nhập khẩu, thẩm định công nghệ thiết bị chuyển giao về VN.

          Quản lý trên tầm vĩ mô, KT nhà nước đóng vai trò chủ đạo về hiệu quả, công bằng và bền vững. Nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh nội bộ của các chủ thể kinh tế trong hoạt động trong nền kinh tế thị trường (cá nhân, doanh nghiệp, các tập đoàn,…)

Những nội dung quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước ta bao gồm:

– Quyết định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc trước hết vào đường lối và chiến lược phát triển kinh tế. Để xây dựng chiến lược đúng, có căn cứ khoa học, cần phân tích đúng thực trạng kinh tế – xã hội, xác định rõ mục tiêu phát triển, lựa chọn phương án tối ưu. Muốn vậy, cần thực hiện dân chủ hoá, khoa học hoá, thể chế hoá quyết sách.

– Kế hoạch. Kế hoạch nói ở đây là kế hoạch thực hiện mục tiêu của quyết định chiến lược, nó là sự triển khai và cụ thể hoá quyết định chiến lược. Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, nêu ra các biện pháp và phương thức thực hiện các mục tiêu đó.

– Tổ chức. Tổ chức là một nội dung của quản lý nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch đã định. Nó bao gồm việc bố trí hợp lý cơ cấu, xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức và dựa vào yêu cầu cụ thể của các cơ cấu để lựa chọn và bố trí cán bộ thích hợp.

– Chỉ huy và phối hợp. Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, vì thế để cho nền kinh tế hoạt động bình thường, có hiệu quả, cần có sự chỉ huy thống nhất (điều chỉnh từ một trung tâm). Để có thể chỉ huy nền kinh tế, phải có cơ quan quản lý thống nhất, cơ quan đó có quyền lực, có đầy đủ thông tin về các mặt để điều hoà, phối hợp các mặt hoạt động của nền sản xuất xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh để bảo đảm cân bằng tổng thể của nền kinh tế.

– Khuyến khích và trừng phạt. Bằng các đòn bảy kinh tế và động viên về tinh thần, khuyến khích mọi tổ chức kinh tế hoạt động theo định hướng của kế hoạch, cố gắng thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch. Muốn vậy, phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hoạt động theo định hướng kế hoạch, làm lợi cho nền kinh tế thì được khuyến khích; ngược lại, không làm theo định hướng của kế hoạch, làm hại thì phải ngăn chặn và trừng phạt.

Câu 5: Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. Cho ví dụ minh họa Nhà nước chưa làm tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế:

Các chức năng chính:

  1. Định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế.
  2. Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế.
  3. Điều tiết hoạt động kinh tế.
  4. Kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế.

Cụ thể:

Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu là những nhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình.

1.Chức năng định hướng:

– Định hướng cho sự phát triển kinh tế là việc xác định con đường và hướng dự vận động của nền kinh tế nhằm đạt đến mục đích ( mục tiêu ) nhất định.Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

– Chức năng định hướng:

+ Trong nền kinh tế thị trường nhà kinh doanh và tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ thất bại và đổ vỡ,gây thiệt hại cho nền kinh tế.

+ Nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế – xã hội đã được Đảng và nhà nước định ra.Nhà nước định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh , các tổ chức kinh tế hoạt động định hướng theo mục tiêu chung của đất nước.

+ Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý , cách thức và phương pháp tác động gián tiếp .

2.Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển

– Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp tất cả các yếu tố , điều kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế.

– Bao gồm các loại môi trường:

+ Môi trường kinh tế, Môi trường pháp lý, Môi trường chính trị , Môi trường văn hóa – xã hội, Môi trường kỹ thuật, môi trường dân số, môi trường quốc tế

– Nhà nước phải đảm bảo các môi trường cho nền kinh tế phát triển.

– Nhà nước phải làm gì để tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế.

3.Chức năng điều tiết.

– Nhà nước sử dụng quyền năng chi phối của nhà nước lên các hành vi kinh tế của chủ thể trong nền kinh tế , ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế,ràng buộc chúng phải tuân thủ các quy định đã có sẵn,nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của nền kinh tế.

– Lý do nhà nước điều tiết:

+ Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế thị trường.

+ Quá trình phát triển kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố,yếu tố không ổn định do nhiều nhân tố khách quan tạo nên nhà nước cần phải điều tiết.

+ Nhà nước điều tiết quan hệ kinh tế vĩ mô , điều tiết quan hệ cung cầu,quan hệ lao động sản xuất , quan hệ phân phối,quan hệ phân bố các nguồn lực.

– Nhà nước phải làm gì để điều tiết chức năng này :

+ Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ và thực thi hệ thồng chính sách .Ví dụ : chính sách tiền tệ,tài chính,thu nhập…

+ Nhà nước bổ sung các hàng hóa khi cần thiết hỗ trợ công dân lập nghiệp.

+ Bổ sung cho thị trường hàng hóa và dịch vụ khi cần thiết.Khi nền kinh tế cần một số mặt hàng mà tư nhân không cung cấp được.

– Phương thức bổ sung :

+ Bổ sung trực tiếp.

+ Bổ sung gián tiếp nhà nước đóng vai trò tiêu dùng.

4.Chức năng kiểm tra, giám sát.

– Quá trình hoạt động kinh tế luôn diễn ra không bình thường .Do đó thường xuyên kiểm tra giám sát để phát hiện những nguy cơ tiêu cực để quản lý.

– Nội dung kiểm tra giám sát :

+ Việc thực hiện đường lối chủ trương, chính sách và các kế hoạch, pháp luật.

+ Việc sử dụng các nguồn lực.

+ Việc bảo vệ môi trường.

+ Khai thác tài nguyên, xử lý chất thải.

+ chất lượng sản phẩm và hàng hóa.

Ví dụ:

Vụ án Vinashin là một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, liên quan tới số tiền thất thoát rất lớn. Một loạt các quan chức của Vinashin bị đưa ra xét xử với tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Phiên xử vào ngày 27/3 này tại Hải Phòng.

Cơ chế giám sát hiện hành chưa làm rõ trách nhiệm giải trình của bộ máy nhà nước trong hoạt động giám sát, đánh giá DNNN. Chủ sở hữu thực hiện giám sát chủ yếu qua các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp, nhưng hiện nay lại chưa đủ công cụ để đánh giá tính xác thực của các báo cáo này.

Thế nên mới có chuyện các tập đoàn như Vinashin, Vinalines, Sông Đà… được xếp hạng A ngay trước giai đoạn bị đổ vỡ hoặc vi phạm pháp luật. Và trước hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại các tập đoàn này, đại biểu Quốc hội đã chất vấn gay gắt, song lần lượt Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải – đơn vị chủ quản của hai đơn vị này đều từ chối trách nhiệm!

Trong 4 – 5 năm qua, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thành lập các công ty con, công ty cháu tràn lan để kinh doanh những lĩnh vực nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản, tài chính… song các cơ quan giám sát không nắm được thông tin và cũng không kiểm soát được. Một trong những nguyên nhân là không có hệ thống chỉ tiêu giám sát về vấn đề này”, báo cáo viết

Câu 6: Trình bày các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế. Cho ví dụ minh họa.

          Các nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế là các quy tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế.

Câu 7: Nhà nước sử dụng các phương pháp nào để quản lý kinh tế. Cho ví dụ minh họa.

Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế:

-Ph­¬ng thøc qu¶n lý lµ tæng thÓ c¸c ph­¬ng ph¸p, biÖn ph¸p qu¶n lý thèng nhÊt víi nhau theo 1 nguyªn t¾c chung nµo ®ã. Bao gåm c¸c ph­¬ng thøc sau:

+Ph­¬ng thøc c­ìng chÕ, thùc chÊt cña ph­¬ng thøc nµy dïng sù thiÖt h¹i lµm ¸p lùc ®Ó buéc ®èi t­îng ph¶i tu©n theo sù qu¶n lý cña nhµ n­íc.

Ph­¬ng thøc c­ìng chÕ ®­îc dïng khi cÇn ®iÓu chØnh c¸c hµnh vi mµ hiÖu qu¶ g©y ra thiÖt h¹i lîi Ých chung, lîi Ých nhµ n­íc.

-ThiÖt h¹i dïng lµm lùc l­îng c­ìng chÕ gåm: thiÖt h¹i vËt chÊt do bÞ ®Ønh chØ s¶n xuÊt, nép phat…thiÖt h¹i vÒ th©n thÓ nh­ sù ®i tï, danh dù do bÞ c¶nh c¸o…

+ph­¬ng thøc kÝch thÝch, b¶n chÊt cña ph­¬ng thøc nµy lµ dïng lîi Ých lµm ®éng lùc ®Ó qu¶n lý ®èi t­îng.

-Ph­¬ng thøc nµy ®­îc dïng khi cÇn ®iÒu chØnh c¸c hµnh vi kh«ng cã nguy c¬ xÊu cho céng ®ång, hoÆc ch­a ®ñ ®iÒu kiÖn ®Ó ¸p dông c­ìng chÕ.

-Ph­¬ng thøc kÝch thÝch cña nhµ n­íc lµ lîi Ých vËt chÊt vµ danh gi¸. §Ó thùc hiÖn ®­îc biªn ph¸p nµy th× nhµ n­íc l¹i sö dông 1 sè c«ng cô nh­ thuÕ, l·i xuÊt tÝn dông, gi¸ c¶ ®Ó gi¸n tiÕp t¸c ®éng vµo ®èi t­îng qu¶n lý.

+Ph­¬ng thøc thuyÕt phôc, thùc chÊt cña ph­¬ng thøc nµy lµ t¹o ra sù gi¸c ngé trong ®èi t­îng qu¶n lý, ®Ó hä tù th©n vËn ®éng theo sù qu¶n lý .

-Néi dung cña ph­¬ng thøc nµy bao gåm: nguyªn lý kinh tÕ, ®¹o lý lµm giµu, ph¸p luËt kinh tÕ, ®Þnh h­íng chiÕn l­îc, kÕ ho¹ch cña nhµ n­íc…

-Ph­¬ng thøc nµy cÇn ¸p dông mäi lóc mäi n¬i, moik ®èi t­îng, v× ®©y lµ biÖn ph¸p néi lùc, tù th©n vËn ®éng

Mçi ph­¬ng thøc ®Òu cã ­u thÕ m¹nh cña m×nh, nh­ng còng cã c¸c nh­îc ®iÓm, h¹n chÕ cña nã, do ®ã kh«ng thÓ ¸p dông 1 mµ ph¶i kÕt hîp c¸c ph­¬ng thøc víi nhau míi t¹o nªn hiÖu qu¶.

Ví dụ:

Phương pháp cưỡng chế: Bị cáo Hoàng Gia Hiệp, sinh năm 1972, nguyên Giám đốc Công ty cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy bị Viện Kiểm sát truy tố về tội Tham ô tài sản. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên Hoàng Gia Hiệp lĩnh án 3 năm tù giam. Do trước đó, bị cáo Hiệp đang chấp hành mức án 13 năm tù giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án Vinashin nên tổng hợp mức án chung với bị cáo Hiệp là 16 năm tù.

Phương pháp kích thích: Năm 2013, Liên hiệp UNESCO Việt Nam đã trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp Văn Hóa UNESCO”  với ghi nhận Gemadept là “Đơn vị điển hình về thực hiện trách nhiệm xã hội và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam”.

Phương pháp thuyết phục, giáo dục: Tuyên truyền, giải thích pháp luật đến tất cả mọi người dân cũng là một hình thức của phương pháp .