Tại sao phải thêm CH3COOH vào dung dịch CuSO4 khi chuẩn độ bằng phương pháp iốt

Phương pháp iot-thiosunphat

Cơ sở lý thuyết

          Thế oxi hóa – khử của cặp I2/2I- không lớn lắm, vào loại trung bình. Eo(I2/2I-) = 0,54V. Do đó I2 là chất oxy hóa yếu đối với nhiều chất khử trung bình như H2S, Sn2+, H2SO3,... và I- cũng thể hiện tính khử đối với chất oix hóa trung bình trở lên: Fe3+, Cr2O72-, MnO4-,...

          Phương pháp iot dựa vào tính oxi hóa – khử của ion trong dung dịch:

                                       I2 + 2e →   2I-

          Có thể dùng phương pháp iot để xác định các chất khử và các chất oxi hóa.

          Chỉ thị trong phương pháp này là hồ tinh bột tạo với iot một hợp chất hấp phụ màu xanh.

Điều kiện tiến hành chuẩn độ

          - Vì iot là chất bay hơi nên không nên đun nóng dung dịch. Hơn nữa đối với dung dịch nóng, độ nhạy của chỉ thị là hồ tinh bột giảm.

          - Phương pháp iot không tiến hành trong môi trường kiềm mạnh, vì:

                             I2 + 2NaOH →   NaI + NaIO + H2O

          IO- là chất oxi hóa mạnh hơn iot, tác dụng được với dung dịch chuẩn của chất khử Na2S2O3:

                   S2O32- + 4IO- + 2OH- →   4I- + 2SO42- + H2O

          Phương pháp iot cũng không tiến hành trong môi trường axit mạnh vì làm tăng phản ứng oxi hóa – khử giữa I- và O2 không khí:

                             4I- + O2 + 4H+ →   2I2 + 2H2O

          Phương pháp iot tiến hành trong môi trường axit yếu, trung bình hoặc kiềm yếu.

          Phải che kín dung dịch KI khỏi ánh sáng.

          - Đối với trường hợp định phân I2 thoát ra trong dung dịch xác định, không nên chuẩn độ ngay sau khi trộn thuốc thử mà phải để vài phút. Chỉ thị hồ tinh bột trong trường hợp này cho vào dung dịch chỉ khi phản ứng đã gần đến điểm tương đương (dung dịch màu vàng rơm) để xác định chính xác điểm tương đương, vì thêm hồ tinh bột nagy từ đầu thì sự đổi màu không nhạy.

          - Eo(I2/2I-) không lớn lắm nên chiều phản ứng xảy ra hoàn toàn. Ví dụ, tăng nồng độ I- làm cho độ tan I2 trong nước tăng bằng cách cho dư I-:

                                       I- + I2 →   I3- (tan nhiều)

 Ứng dụng

 Xác định các chất khử

          - Phép đo iot – tiosunfat:

                   I2 + 2Na2S2O3 →   2NaI + Na2S4O6

          Dùng chỉ thị hồ tinh bột.

          - Xác định các chất khử khác:

          Người ta có thể xác định một loạt các chất khử khác các muối của H2SO3, H3AsO4, HSbO3, H2S tự do, SnCl2 và các chất khác bằng cách cho lượng dư I2, chuẩn lượng dư I2 bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột.

          Ví dụ:

                   SO32- + I2 + H2O →   SO42- + 2I- + 2H+ + I2 (thừa)

                   I2 (thừa) + Na2S2O3 →   2NaI + Na2S4O6

          Từ lượng Na2S2O3 tiêu tốn suy ra lượng I2 thừa, biết lượng I2 ban đầu và lượng I2 thừa ta suy ra lượng I2 đã tác dụng với chất khử và từ đó tính ra lượng chất khử.

 Xác định các chất oxy hóa

          Người ta xác định các chất oxi hóa: Cr2O72-, Cl2, Br2, KMnO4, KClO3, vôi tẩy trắng CaOCl2, các muối HNO3, hydropo-oxyt... Dựa trên nguyên tắc: dùng lượng chính xác chất oxi hóa cho tác dụng với KI (dư), chuẩn lượng I2 thoát ra bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột.

          Ví dụ:

                   Cr2O72- + 6I- + 14H+ →   3I2 + 2Cr3+ + 7H2O

                   I2 + 2Na2S2O3 →   2NaI + Na2S4O6

          Biết lượng Na2S2O3 tiêu tốn, suy ra lượng I2 đã phản ứng, từ đó tính ra nồng độ chất oxi hóa đã tác dụng.

 Chuẩn độ các axit

          Dùng hỗn hợp IO3- và I- để định phân axit:

                   IO3- + 5I- + 6H+ →   3I2 + 3H2O

          Chuẩn độ lượng I2 thoát ra bằng Na2S2O3 ta suy ra lượng H+.

 Pha chế dung dịch

 Pha chế dung dịch iot

          Độ tan của iot tương đối nhỏ nên ta phải pha trong KI. Muốn pha 1 lít iot 0,1N ta hòa tan 20÷30 gam KI trong một ít nước, rồi cho vaò đấy 12,7 gam I2, lắc mạnh cho tan hoàn toàn. Sau đó thêm nước cất cho đến 1 lít.

          I2 trong dung dịch KI tồn tại theo cân bằng:

                             KI + I2 →   KI3

          Nồng độ iot có thể thay đổi do I2 bị thăng hoa nên phải đựng trong bình thủy tinh màu, có nút nhám và để ở nơi mát.

 Pha chế dung dịch Na2S2O3

          Dung dịch Na2S2O3.5H2O không chuẩn bị từ lượng cân chính xác của Na2S2O3.5H2O vì muối này dễ mất nước kết tinh, nồng độ thay đổi trong lúc bảo quản do tác dụng của CO2, O2 trong không khí, các vi khuẩn trong nước,...

          Muốn pha 1 lít dung dịch chuẩn Na2S2O3 0,02N; cân 4,96 gam Na2S2O3.5H2O trên cân kĩ thuật rồi hòa tan vào 1 lít nước cất vừa đun sôi (do tinh thể ngậm nước natritiosunfat thường mất nước nên để điều chế  lít dung dịch 0,1N người ta thường cân trên cân kĩ thuật). Thêm vào dung dịch độ 0,1 gam Na2CO3, vài giọt clorofom hay HgI2 0,001% (10mg/l). Dung dịch phải đựng trong bình thủy tinh màu nút nhám, ít nhất sau 2 ngày hãy lập độ chuẩn. Độ chuẩn của dung dịch Na2S2O3 thay đổi khi để lâu do tác dụng của CO2 và O2 không khí:

                             Na2S2O3 + H2CO3 →   NaHCO3 + NaHSO3 + S

                             2Na2S2O3 + O2 →   2Na2SO4 + 2S

          Dưới tác dụng của CO2, độ nguyên chuẩn của tiosunfat tăng lên vì lượng NaHSO3 tạo thành tác dụng với iot theo tỉ lệ phân tử cao hơn là Na2S2O3 với I2:

                             HSO3- + I2 + H2O →   HSO4- + 2HI

                             S2O32- + I2 →   2I- + S4O62-

          Quá trình phân hủy do H2CO3 thường diễn ra trong 10 ngày đầu sau khi pha dung dịch, sau đó độ chuẩn lại giảm do:

                             2Na2S2O3 + O2 →   2Na2SO4 + 2S

          Khi pha chế dung dịch Na2S2O3 người ta thêm Na2CO3, một mặt để hạn chế sự tác dụng của CO2, mặt khác để giảm sự hoạt động của vi khuẩn vì hoạt động của vi khuẩn giảm ở pH từ 9÷10. Thêm HgI2 (10mg/l) để diệt vi khuẩn nhưng dung dịch vẫn không thể chuẩn bị từ lượng cân chính xác. Do đó, dung dịch chỉ pha chế gần đúng rồi thiết lập độ chuẩn bằng các chất khởi đầu như K2Cr2O7, As2O3,...

Lý do chọn PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường là đối tác chiến lược:

  • PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường là đơn vị có PTN  đạt chuẩn ISO 17025:2017. Phân tích đầy đủ các chỉ tiêu vi sinh và các loại vi khuẩn có trong mẫu nước như: Salmonella; Shigella; Vibrio cholerae, Ecoli, Coliform…
  • PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường là đơn vị đủ điều kiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường, do Bộ Tài Nguyên và môi trường cấp với mã số VIMCERTS 229.
  • PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường là đơn vị  được công nhận cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với mã số 53/2018BYT-KNTP.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ tối đa về những thắc mắc cũng như nhu cầu của quý khách về phân tích, kiểm nghiệm chất lượng nước, thực phẩm, quan trắc môi trường, hãy liên hệ ngay cho PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường theo thông tin bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ.
 

Mọi thông tin xin liên hệ:

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường Tầng 5, nhà A28, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội. Thời gian nhận mẫu từ 8h30 đến 11h30 và 13h30 đến 17h30 mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6

Hotline: 024.3791.0212

Tags: Xét nghiệm nước ở đâu ? Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ô nhiễm, kiểm tra chất lượng nước ở đâu, kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt, Nên xét nghiệm nước ở đâu, Tại Hà Nội có những nơi nào xét nghiệm nước, Vậy xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu chuẩn nhất hiện nay để biết được nguồn nước nhà bạn đang an toàn, Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, địa chỉ xét nghiệm mẫu nước cho gia đình bạn tại Hà Nội, Trước tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là ở những quận huyện tại Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu tại Hà Nội, Dưới đây sẽ là một vài nơi xét nghiệm nước sinh hoạt ở Hà Nội, Nhận kết quả xét nghiệm nước, Xét nghiệm nước khu vực Quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Ba Đình, Hà Đông, Cầu Giấy, địa chỉ xét nghiệm mẫu nước uy tín, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Lấy mẫu xét nghiệm Tại Hà Nội, bạn có thể mang mẫu nước tới xét nghiệm tại, Địa chỉ xét nghiệm nước uy tín tại Hà Nội, lấy mẫu xét nghiệm BOD, vi sinh, nitrat, Tại Hà Nội, bạn có thể lấy mẫu nước để kiểm tra, xét nghiệm asen miễn phí nước sinh hoạt ở Hà Nội, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu, bao lâu, Nếu bạn ở Hà Nội thì có thể tới các địa chỉ sau, Xét nghiệm nước sinh hoạt ở đâu tại Hà Nội, ở đâu xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt, ở Hà Nội, Bảng Giá Xét Nghiệm Nước Theo QCVN BYT. Tags: quan trắc môi trường định kỳ khu vực Quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm, Ba Đình, Hà Đông, Cầu Giấy, địa chỉ xét nghiệm mẫu nước uy tín, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, Hướng dẫn lập quan trắc môi trường định kỳ cho doanh nghiệp, báo cáo về chất lượng môi trường, với tần suất định kỳ theo quy định, quan trắc môi trường lao động, quan trắc môi trường làm việc, môi trường. Quan trắc môi trường là gì? Các quy định về quan trắc... Môi trường là gì? Lập báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại Hà Nội và trên Toàn Quốc. ... giám sát môi trường, quan trắc giám sát môi trường, giám sát môi trường.

#kiemnghiemthucpham #kiemnghiemnuocsinhhoat #kiemnghiemnuoc #nuocsinhhoat #onhiemnuoc 


#nuocban #nuoctam #treem #kiemnghiemnuocchotruonghoc #kiemnghiemnuocanuong
#quantracmoitruong #giamdinh #QuanTracGiaRe #QuanTracTuDong #QuanTracnhanh 
#Quantrackhithai #Tuvanmoitruong #phantichmoitruong #quantracdinhky