Tại sao ros giảm mạnh

Cổ phiếu FLC bị giảm sàn trong phiên 26-5 - Ảnh: B.MAI

"Tôi vô sau mà đến giờ vẫn bị âm hơn 26%, xanh lét hết rồi, quá đáng sợ. Bỏ chạy, không thể chịu nữa, càng giữ càng lỗ, tâm lý càng bất an", chị M.H. (nhà đầu tư) chia sẻ trong tâm trạng buồn rầu khi trót ôm cổ phiếu FLC, đồng thời quyết định bán cắt lỗ vào sáng nay 26-5.

Ngay khi vừa mở phiên giao dịch hôm nay, cả 3 cổ phiếu thuộc "họ FLC" gồm FLC (Tập đoàn FLC), ROS (Xây dựng FLC Faros) và HAI (Nông dược HAI) đều lập tức bị rớt xuống giá sàn. Số lượng cổ phiếu bị dư bán sàn lên đến hàng chục triệu đơn vị và có xu hướng tăng dần, không có người mua.

Sự việc diễn ra ngay sau khi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) ra quyết định đưa 3 cổ phiếu trên từ diện "kiểm soát" sang diện "hạn chế giao dịch" từ ngày 1-6, tức không còn được mua bán vào phiên sáng mà chỉ được giao dịch vào phiên chiều. 

Nguyên nhân vì cả ba doanh nghiệp liên quan đều chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị phanh phui vụ bán chui cổ phiếu FLC và bị bắt cùng với hàng loạt nhân sự cấp cao khác, sóng gió liên tục bủa vây khiến cổ phiếu "họ FLC" liên tục lao dốc.  

Tính từ khi lập đỉnh vào đầu tháng 1 đến nay, riêng mã FLC đã bị giảm một mạch từ 22.550 đồng xuống còn 6.200 đồng/cổ phiếu (-73%). Ở mã ROS tình hình cũng không khả quan khi giảm từ 16.000 đồng xuống 4.100 đồng/cổ phiếu (-74%). Từ đỉnh cao 9.900 đồng, mã HAI cũng bị giảm xuống còn 3.170 đồng/cổ phiếu (-69%).

Đã quá 45 ngày so với quy định, cả ba doanh nghiệp trên vẫn chưa nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 về cho HoSE, nên không ít nhà đầu tư bày tỏ lo ngại về khả năng cao cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết. 

Một trong những giả thuyết đang được đặt ra về nguyên nhân bị hủy niêm yết là do tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán, hoặc có ý kiến không chấp nhận, hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết vì không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của công ty niêm yết.

Trước đó, theo báo cáo tài chính tự công bố (chưa kiểm toán), Tập đoàn FLC cho biết lũy kế cả năm 2021 doanh thu thuần đạt hơn 6.770 tỉ đồng và lãi sau thuế 83,6 tỉ đồng. FLC Faros cũng báo đạt doanh thu thuần gần 2.500 tỉ đồng, lãi ròng 95,2 tỉ đồng - tăng mạnh so với kết quả thực hiện chưa đến 1 tỉ đồng của năm liền trước. 

Mới đây phía Nông dược HAI cũng tự công bố lại báo cáo tài chính quý cuối cùng của năm 2021, trong đó điều chỉnh số liệu từ lỗ 1,5 tỉ đồng sang lỗ hơn 672 tỉ đồng. Điều này cũng dẫn đến khoản lợi nhuận sau thuế cả năm qua ghi nhận mức âm hơn 664 tỉ đồng - mức lỗ sâu nhất từ trước đến nay. 

Chưa nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2021, Nông dược HAI liên tục đưa ra nhiều lý do, như trong quá trình lập báo cáo tài chính thấy có một số hạng mục phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng dịch COVID-19, nên cần thêm thời gian đánh giá lại. 

Hay do cả đơn vị kiểm toán độc lập và nhân sự kế toán của công ty đều bị nhiễm COVID-19 trong giai đoạn chốt báo cáo. Rồi chưa khắc phục xong sự cố về hệ thống lưu trữ.

Riêng báo cáo tài chính quý đầu năm 2022, Nông dược HAI lần lữa nộp chậm với lý do hệ thống lưu trữ dữ liệu và phần mềm kế toán gặp sự cố. 

Theo lịch sử thị trường chứng khoán, phần lớn giá của các cổ phiếu trước khi bị hủy niêm yết đều bị lao dốc mạnh, thanh khoản chạm đáy, đôi khi không xuất hiện giao dịch. 

Một số trường hợp khác xuất hiện tin đồn công ty sẽ tái cấu trúc, "ông lớn" vào thâu tóm, nên nhiều người vẫn lao vào mua như thiêu thân rồi sau đó bị "thiêu rụi" tài sản. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn cần thời gian để có câu trả lời chính xác về số phận tiếp theo của các cổ phiếu FLC, ROS và HAI.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phải ổn định thị trường chứng khoán

BÔNG MAI

Cập nhật: 09:56 | 31/05/2022

Để các cổ phiếu được giao dịch cả ngày trở lại, Tập đoàn FLC, Xây dựng FLC Faros và Nông dược HAI trước tiên cần phải công bố đầy đủ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021.

Khi nào thì cổ phiếu FLC, ROS, HAI hết hạn chế và giao dịch bình thường trở lại?

Từ ngày 1/6 tới đây, các cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC, ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros và HAI của Công ty cổ phần Nông dược HAI sẽ chỉ được giao dịch vào buổi chiều do các doanh nghiệp nói trên đều chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Các quyết định hạn chế giao dịch đối với FLC, ROS và HAI được Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đưa ra hôm 25/5, căn cứ theo Khoản 1a Điều 39 Quy chế Niêm yết và Giao dịch Chứng khoán Niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX).

Khoản 5 Điều 39 của Quy chế nói trên cho biết HOSE sẽ xem xét đưa các cổ phiếu như FLC, ROS, HAI ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch sau khi các doanh nghiệp “hoàn tất khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 6 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị hạn chế giao dịch hoặc kể từ ngày nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị hạn chế giao dịch được khắc phục hoàn toàn”.

Như vậy, để các cổ phiếu được giao dịch cả ngày trở lại, Tập đoàn FLC, Xây dựng FLC Faros và Nông dược HAI trước tiên cần phải công bố đầy đủ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021.

Ngoài ra, ba doanh nghiệp còn không được vi phạm quy định về công bố thông tin trong ít nhất 6 tháng kể từ ngày 25/5 hoặc từ ngày hoàn tất nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2021. Nói cách khác, sớm nhất đến 26/11/2022, các cổ phiếu FLC, ROS và HAI mới được giao dịch cả ngày trở lại.

Ngày bắt đầu hạn chế giao dịch (1/6) đang đến gần nhưng trong phiên gần đây nhất 30/5, cả ba mã cổ phiếu FLC, ROS và HAI đều tăng kịch trần. Biểu đồ trên đây cho thấy các cổ phiếu này đang kém mức giá đầu năm khoảng 60-70%.

Nguyên Nam

Sáng 15.4, cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC lại quay đầu giảm về giá sàn xuống 8.250 đồng/cổ phiếu và đây là giá thấp nhất trong vòng một năm qua. Đến cuối phiên sáng, có hơn 16 triệu cổ phiếu FLC được giao dịch trong khi còn dư gần 2,5 triệu cổ phiếu chờ bán ở giá sàn và trắng bên mua.

Các cổ phiếu họ FLC lại quay đầu giảm sàn sáng 15.4

Tương tự, cổ phiếu ROS của Công ty CP FLC FAROS cũng rớt sàn về giá 5.010 đồng/cổ phiếu và có hơn 12,7 triệu đơn vị được giao dịch. Tình trạng giảm sàn còn diễn ra với cổ phiếu cùng "họ" FLC như HAI xuống còn 4.550 đồng/cổ phiếu, cũng bị bán mạnh và đang kéo về sát giá sàn. Còn KLF đang giao dịch trong sắc đỏ quanh 5.000 đồng/cổ phiếu nhưng cũng nằm gần giá sàn hay AST của Công ty chứng khoán BOS giao dịch ở mức 6.900 đồng/cổ phiếu, chỉ cách giá sàn 2 bước giá...

Đề nghị phong tỏa tài sản gia đình tỉ phú Trịnh Văn Quyết

Thị trường chứng khoán giao dịch khá giằng co nhưng đóng cửa tạm dừng phiên sáng, VN-Index vẫn duy trì được mức tăng 4,14 điểm lên 1.476,26 điểm và HNX-Index tăng vỏn vẹn 0,01 điểm lên 423,7 điểm. Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng vấp phải áp lực bán mạnh và phân hóa như các mã giảm có HDB, MBB, STB, TCB, VCB... thì các mã gồm CTG, BID,SHB, OCB... lại gia tăng.

Ngược lại, nhóm bảo hiểm biến động theo chiều tích cực khi BVH và MIG đều được kéo lên mức giá trần; PVI tăng 7,1% và ABI tăng 10,7%. Hay cổ phiếu hóa chất, phân đạm, thủy sản cũng giao dịch khá tốt như DCM tăng 1,5%, DGC tăng gần 2%, DPM tăng 0,7% và các cổ phiếu thủy sản như ANV, CMX ghi nhận sắc tím...

Chốt phiên sáng, giá trị khớp lệnh thị trường đạt 12.712 tỉ đồng, tăng 14% so với phiên sáng hôm qua. Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại khoảng 140 tỉ đồng ở sàn HoSE.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề