Thai vào tử cung mất bao lâu

Dấu hiệu thai đã vào tử cung - có thể nhận biết sớm

SKĐS - Dấu hiệu thai vào tử cung là một trong những điều yên tâm ban đầu đối với những người mẹ mong có con. Với những người phụ nữ nhạy cảm, họ có thể cảm nhận thấy điều này trước cả dấu hiệu chậm kinh nguyệt.

Thông thường, sau khoảng 9-12 ngàyrụng trứng và được thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng vào trong tử cung, ở đây chúng sẽ cấy ghép vào thành tử cung và tạo thành một vị trí cố định. Từ đó chúng sẽ phát triển thành thai nhi và chờ đến ngày thai nhi chào đời. tổng thời gian từ lúc trứng thụ tinh đến ngày em bé chào đời khoảng từ 38 – 40 tuần.

Những dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung

Chảy máu ở âm hộ

Đây được xem là dấu hiệu dễ nhận biết nhất bởi thành niêm mạc tử cung khá giàu dưỡng chất và máu. Nên khi phôi thai bám vào sẽ làm tổ và gây nên hiện tượng chảy máu. Thường tình trạng này sẽ diễn ra khoảng 2 - 3 ngày làm nhiều người lầm tưởng mình bị kinh nguyết ngắn.

Về màu sắc nếu quan sát kỹ sẽ thấy màu máu khác so với kinh nguyệt hàng tháng, sắc màu ngả nâu. Lượng máu cũng sẽ ít hơn kỳ kinh nguyệt bình thường.

  • Những dấu hiệu chỉ điểm mẹ bầu mắc gan nhiễm mỡ cấp thai kỳ

  • Đái tháo đường thai kỳ: Những nguy cơ mẹ bầu cần biết

  • Niêm mạc tử cung lạc chỗ và dấu hiệu nhận biết sớm

Chuột rút

Chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu giúp nhận biệt thai đã vào tử cung. Khi đó người phụ nữ sẽ thấy những cơn chuột rút nhẹ ở dưới vùng bụng và lưng, thường chúng chỉ diễn ra trong 2 - 3 ngày và khá nhẹ nhàng. Nhưng nếu thấy những cơn đau chuột rút kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe thì nên đi khám sớm tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngực thay đổi

Tình trạng ngực căng, đau và mềm cũng là dấu hiệu báo thai đã vào tử cung. Nhiều chị em cũng có dấu hiệu này vào ngày rụng trứng và khi trứng mới thụ tinh. Nếu cảm nhận được sự thay đổi của bộ ngực vào ngày thứ 7 kể từ khi bị chậm kinh thì đây là dấu hiệu chắc chắn thai đã vào tử cung.

Ngực căng đau sau khi chậm kinh là một dấu hiệu cho biết thai đã vào tử cung.

Cơn nóng bất chợt

Một cơn nóng bất chợt khiến thai phụ cảm thấy nóng, đổ mồ hôi, thậm chí điều này có thể kéo dài trên 50 phút là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu thai đang làm tổ khiến cơ thể người mẹ phải tạo ra nhiều máu và việc lưu thông máu cũng sẽ nhanh hơn bình thường. Đồng thời quá trình trao đổi chất hoạt động nhiều hơn. Do đó huyết áp và thân nhiệt của người mẹ cũng tăng lên. Kết hợp với một số dấu hiệu bên trên, bạn có thể dự đoán điều này một cách chắc chắn.

Khi trứng được thụ thai thành công, ít nhiều người phụ nữ sẽ cảm nhận được sự thay đổi khác thường của cơ thể. Ngoài ra cũng cảm thấy chán một số món ăn đã từng ưa thích hoặc thèm ăn một món nào đấy mà trước đây chưa bao giờ thích, hoặc buồn nôn hay đi tiểu nhiều hơn trong vòng 1 tuần. Vì khi phôi thai bám vào tử cung thành công, lượng máu cần cung cấp cho vùng xương chậu tăng gây áp lực lên bàng quang làm chị em buồn tiểu nhiều hơn.

Buồn nôn là một trong hiện tuộng ốm nghén khi mang thai.

Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai?

Khi xuất hiện những dấu hiệu mang thai, người mẹ nên chú ý đến sức khỏe dinh dưỡng của mình nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.

Khám thai

Khám thai để loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp… nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy đến trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ…

Chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng gia tăng nồng độ estrogen, sẽ làm tăng khả năng thành công khi phôi thai bám vào tử cung. Nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, cải xanh và bổ sung thêm hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt.

Bổ sung thêm thực phẩm giúp phát triển hormone trong cơ thể như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, hạt maca.

Thêm vào khẩu phần ăn các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, tảo xoắn,…

Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng bồn chồn lo lắng sẽ làm cho quá trình phôi thai bám vào tử cung gặp trở ngại. Vì vậy chị em nên giữ tinh thần thật thoải mái.

Giấc ngủ đủ

Chị em nên nhớ ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, có thể ngủ một vài giấc nhỏ trong ngày giấc ngủ phải thật chất lượng.

Một giấc ngủ đủ và ngon mang lại sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.

Tập thể dục

Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay những động tác yoga cơ bản giúp phôi thai nhanh bám vào tử cung và tốt cho việc sinh sản sau này.

Xem thêm video đang được quan tâm

Cận cảnh những "thiên thần" ra đời tại khu điều trị sản phụ mắc COVID-19 lớn nhất cả nước


Có rất nhiều nguyên nhân thai vào tử cung chậm. Nếu không theo dõi và phát hiện sớm, hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

1. Nguyên nhân thai vào tử cung chậm do cơ địa

Mỗi mẹ bầu có một cơ địa khác nhau, điều này đồng nghĩa với việc thời gian di chuyển của phôi thai vào tử cung ở mỗi mẹ bầu cũng khác nhau. Trên thực tế, phôi thai bắt đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung để làm tổ trong khoảng 10 – 13 ngày.

Chính sự di chuyển này khiến cho chị em có hiện tượng chậm kinh từ 3 – 5 ngày. Nhưng do yếu tố cơ địa khác nhau, nên không phải mẹ bầu nào cũng có quy trình thời gian thai vào tử cung chính xác như trên.
Có một vài trường hợp, thời gian thai vào tử cung mất hơn 13 ngày, khi đó, các chị em sẽ bị mất kinh từ 5-10 ngày. Vì vậy, sau khoảng thời gian này, khi tiến hành siêu âm, bác sĩ mới có thể thấy được hình ảnh của thai trong tử cung của mẹ bầu.

Thai vào tử cung chậm là do cơ địa mỗi mẹ bầu là khác nhau

2. Bất thường vòi trứng, ống dẫn trứng là nguyên nhân khiến thai vào tử cung chậm

Có nhiều trường hợp mẹ bầu đã từng tiến hành phẫu thuật tại vòi trứng hoặc ống dẫn trứng sẽ để lại những vết sẹo sau đó. Điều này cũng có thể khiến ống dẫn trứng của mẹ bầu bị hẹp, nhỏ lại, hoặc có những chướng ngại vật khác.

Sự cản trở này sẽ khiến cho quá trình di chuyển của phôi thai vào tử cung bị chậm trễ hơn so với các trường hợp khác, khi mẹ bầu có cấu tạo vòi trứng và ống dẫn trứng bình thường.

Bất thường ở ống dẫn trứng, vòi trứng có thể dẫn đến thai vào tử cung chậm

3. Chửa ngoài tử cung khiến thai vào tử cung chậm

Có thể nói, nguyên nhân khiến thai vào tử cung chậm do mang thai ngoài tử cung là một trường hợp khá nguy hiểm. Trong quá trình di chuyển, nếu gặp phải một sự cản trở nào đó tại vòi trứng và ống dẫn trứng, phôi thai sẽ không thể di chuyển thành công vào tử cung.
Nếu chị em thấy thời gian chậm kinh của mình kéo dài trên 20 ngày, nhưng lại chưa thấy túi thai nằm trong buồng thai khi tiến hành siêu âm thì khả năng mang thai ngoài tử cung là rất cao.

Nguyên nhân khiến thai vào tử cung chậm có thể do mẹ bầu đã chửa ngoài tử cung

Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ chửa ngoài tử cung, chị em cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng thai. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, hiện tượng mang thai ngoài tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm với tính mạng của người mẹ.
Hiện tượng thai vào tử cung chậm có thể được phát hiện thông qua những bất thường về thời gian chậm kinh và hình ảnh siêu âm túi thai. Chị em cần theo dõi và chủ động thăm khám để phòng tránh mọi nguy cơ có thể xảy ra.

Video liên quan

Chủ đề