Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn mình

2.2. Bé bị ngạt mũi phát ra tiếng kêu gầm gừ

Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Chỉ một chút chất nhầy hoặc đờm cũng sẽ gây tắc và khiến bé có tiếng kêu gầm gừ khác thường. Một số biểu hiện khác kèm theo như:

– Thở nhanh và mạnh.

– Tiếng thở kèm tiếng kêu khàn khàn.

– Đôi khi có những tiếng ho dai dẳng.

Tuy nhiên điều này cũng không thể chủ quan vì có thể bé đang gặp vấn đề về hô hấp.

2.3. Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ trong giấc ngủ REM 

Trong giấc ngủ REM, trẻ sơ sinh ở trong trạng thái ngủ động, nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn. Mí mắt nhắm nhưng mắt bé vẫn di chuyển liên tục. Biểu hiện này cho thấy não bé đang ở trạng thái hoạt động mạnh nhất và bé đang có những giấc mơ rất chân thực. Tất cả điều này khiến bé vặn mình và gầm gừ trong lúc ngủ. Ngoài ra, mẹ có thể nghe thấy một vài âm thanh khác như tiếng thút thít hay rên rỉ hoặc đôi khi khóc thét

Xem thêm:

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên – Cảnh báo bệnh gì?

Trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì? Thực hư có phải do thiếu Canxi?

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm: Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ

3. Cách khắc phục trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ

Trước khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, mẹ cần chắc chắn bé không gặp các vấn đề bệnh lý. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích mẹ có thể thực hiện ngay.

3.1 Giúp bé tập đi tiêu

Nếu bé vặn mình gầm gừ do đang tập rặn, hãy giúp bé được thoải mái rèn luyện. Bé sẽ làm được sau nhiều lần cố gắng.

Đặc biệt, mẹ có thể hỗ trợ bé trong quá trình rèn luyện bằng việc sử dụng men vi sinh. Các lợi khuẩn được bổ sung thông qua men vi sinh giúp ổn định và điều hòa nhu động ruột. Quá trình tiêu hóa trơn tru làm giảm đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn gầm gừ.

Tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, từ đó hỗ trợ bé nhanh chóng có thêm kỹ năng từ ngay những năm tháng đầu đời. 

Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn mình

Sử dụng men vi sinh BioAmicus Complete hỗ trợ hiệu quả vấn đề bé vặn mình gầm gừ

Tuyệt đối không tự ý bơm thụt hay kích thích hậu môn cho bé. Mặc dù điều này có thể giúp bé đi ngoài ngay sau đó nhưng về lâu dài sẽ gây phụ thuộc. Theo JPGN, việc kích thích hậu môn cho bé nhiều lần khiến trẻ sơ sinh giảm nhu động ruột và mất phản xạ rặn.

Do vậy, điều tốt nhất nếu việc vặn mình gầm gừ diễn ra quá lâu hãy liên hệ ngay đến chuyên gia Nhi khoa. Các bác sĩ, dược sĩ có thể cho mẹ những lời khuyên như cho bé uống đúng lượng nước cần thiết là bao nhiêu, cách massage đấy khí hay khi nào cần thiết phải sử dụng thuốc.

3.2 Rửa mũi hoặc phòng các bệnh đường hô hấp

Mẹ có thể hạn chế tình trạng vặn mình gầm gừ ở trẻ sơ sinh bằng cách giúp bé thông mũi. Có thể lau mũi hoặc rửa cho bé bằng nước muối sinh lý dành cho trẻ sơ sinh.

Cùng với đó cần thiết đảm bảo bé không có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp trong khi ngủ:

– Đảm bảo không gian ngủ không quá nóng hoặc quá lạnh.

– Không quấn bé quá chặt, mặc quần áo ấm khi ngủ, không ủ ấm bằng chăn.

– Đảm bảo quần áo rộng rãi, thoáng mát, không bị hấp hơi, không bí.

– Nệm nôi chắc chắn, không quá mềm.

3.3 Hạn chế đầy hơi hoặc trào ngược

Giải quyết vấn đề đầy hơi và trào ngược cũng góp phần giúp bé ngủ ngon hơn, giảm vặn mình gầm gừ:

+ Lựa chọn bình sữa có núm vú không quá to, tránh để sữa chảy quá nhanh.

+ Vỗ ợ hơi cho bé thường xuyên hoặc tập vận động cho bé.

+ Có thể sử dụng thuốc Simethicon chống đầy hơi nhưng cần có chỉ định của chuyên gia.

Nếu các triệu chứng tiêu hóa của trẻ sơ sinh không được cải thiện, các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả hoặc trẻ có các triệu chứng liên quan đến bệnh hô hấp, cần đưa trẻ đi khám hoặc liên lạc ngay với Dược sĩ gia đình để được thăm khám kịp thời.

4. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất khi bé vặn mình gầm gừ kèm theo các biểu hiện:

– Sốt và lờ đờ, thậm chí hôn mê.

– Gầm gừ liên tục khi thở ra.

– Nôn trớ dịch vàng hoặc xanh lục

– Biếng ăn, bỏ bú, không tăng cân trong thời gian dài.

5. Tóm lược

Trẻ sơ sinh hay gầm gừ và vặn mình là sự phát triển sinh lý bình thường, trẻ đang trong giai đoạn phát triển kỹ năng mới.

Tình trạng vặn mình gầm gừ thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu nó đi kèm triệu chứng khác (sốt, đau, bỏ ăn…) là cảnh báo tình trạng bệnh lý cần sự tư vấn và xử trí của chuyên gia.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322249

https://www.webmd.com/baby/why-does-a-baby-grunt

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình, rướn người khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Liệu tình trạng này kéo dài có đáng lo ngại không? Mẹ hãy cùng BioAmicus đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn mình

1. Mẹ đã hiểu hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ, rướn người là hiện tượng phổ biến trong những năm tháng đầu đời. Bởi đây là cách trẻ giãn cơ và khớp, khiến trẻ không bị mỏi người khi nằm quá nhiều. Đây cũng có thể là cách trẻ sơ sinh thể hiện khi khó chịu, khi đói, khi tã bị ướt,…

Bất kỳ bé nào cũng sẽ trải qua tình trạng này, vì thế bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì cha mẹ cần lưu ý và sớm tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

2. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình?

2.1 Trẻ vặn mình, rướn người khi ngủ do sinh lý

Biểu hiện vặn mình do sinh lý là khi trẻ gồng người 2 – 3 phút sau đó lại bình thường, bé không quấy khóc và vẫn tăng cân đều. Tình trạng này sẽ hết sau 2 – 3 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do:

– Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Do đó, trẻ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài như tiếng ồn lớn quá, phòng ngủ nhiều ánh sáng hay chỗ ngủ chưa được ấm áp,…

– Trẻ bú quá no hoặc đang đói bụng: Do dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, chứa được ít sữa. Vì vậy trẻ sẽ nhanh đói và nhanh no.

– Phản ứng khi đại tiện hoặc tiểu tiện: Nếu thấy trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ, gồng người đỏ mặt thì đó là trẻ đang rặn, cố gắng để tống chất thải ra ngoài.

Trẻ khóc đêm, vặn mình do môi trường xung quanh chưa thoải mái như bỉm bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quá chặt… cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình.

Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn mình

Trẻ sơ sinh chưa thích nghi với môi trường bên ngoài nên hay vặn mình, rướn người

2.2 Trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân do sinh lý thì khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe, cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc. Các bệnh lý điển hình gây vặn mình ở trẻ như:

– Trào ngược dạ dày: Ở trẻ sơ sinh dạ dày đang nằm ngang, cơ thắt dưới thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh. Điều này dễ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày. Biểu hiện bé khó chịu, vặn mình làm cho sữa trào lên, ọc sữa.

– Trẻ bị thiếu Canxi, thiếu vitamin D3 đặc biệt ở trẻ sinh thiếu tháng, mẹ ít sữa, chế độ dinh dưỡng kém. Thiếu vitamin D3 làm khả năng hấp thu Canxi giảm, sẽ xuất hiện các dấu hiệu sớm như trẻ vặn mình, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình kèm theo ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…

– Các bệnh lý khác như rối loạn thần kinh bẩm sinh, trẻ bị tổn thương da, bị côn trùng đốt… cũng khiến trẻ vặn mình khi ngủ.

3. Trẻ vặn mình nhiều có sao không?

Khi trẻ sơ sinh vặn mình nhiều, mẹ cần đặc biệt chú ý các biểu hiện để có thể nhận biết tình trạng này bình thường hay do bệnh lý:

Trẻ sơ sinh vặn mình đỏ mặt: Bé hay vặn mình cả khi ngủ và thức, cả người gồng lên, đỏ mặt. Các biểu hiện này thường kéo dài vài phút rồi tự hết. Trẻ vẫn bú tốt, không nôn trớ, lên cân đều đặn thì cha mẹ không cần lo lắng. Đây là những biểu hiện sinh lý bình thường. Khi trẻ khoảng 4 – 5 tháng tuổi, tình trạng này sẽ kết thúc.

Bé hay vặn mình và ọc sữa: Bé rướn người vặn mình thư giãn khi nằm lâu. Tình trạng ọc sữa do van dạ dày chưa hoạt động nhuần nhuyễn, khi bé vặn mình có thể ợ lên sữa từ dạ dày. Nặng hơn có thể dẫn tới các biến chứng như viêm phổi, ngưng thở, thậm chí là tử vong.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ: Ngoài tiếng khóc, trẻ sơ sinh có thể phát ra nhiều âm thanh kì lạ khác, thậm chí là gầm gừ. Hiện tượng này xảy ra do mũi trẻ còn khá nhỏ. Nếu trong mũi có rỉ mũi, lúc trẻ thở sẽ phát ra tiếng gầm gừ. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện bệnh lý thiếu Vitamin D3.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è kèm theo lười ăn, ra mồ hôi trộm cũng biểu hiện của thiếu vitamin D3 và hấp thu kém Canxi. Tình trạng thiếu hụt kéo dài sẽ dẫn tới còi xương, chậm lớn, suy giảm nhận thức… Do vậy, điều quan trọng là mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu này. Khi đó Dược sĩ chuyên môn sẽ đánh giá cụ thể tình trạng của từng bé và đưa ra biện pháp hỗ trợ tốt nhất, cũng như ngăn ngừa tình trạng bệnh lý tiến triển ở trẻ. Để nhận ngay tư vấn miễn phí từ chuyên gia, mẹ hãy để lại thông tin dưới đây.

4. Cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng ngay

4.1 Mẹo dân gian chữa trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình

– Sử dụng lá trầu không hơ qua rồi đắp lên vùng mông, cánh tay, lưng cho trẻ vào buổi sáng.

– Sử dụng hỗn hợp nước chanh và lòng trắng trứng gà xoa lên lưng cho trẻ, tuần 2 – 3 lần.

– Sử dụng 1 nhánh dâu tằm tạo thành vòng đeo vào tay cho trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn mình

Sử dụng mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh

Mẹo dân gian chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình được lan truyền nhiều trên mạng. Nhưng đều không có bất cứ chứng cứ khoa học nào chứng minh tác dụng và tính an toàn. Vì vậy khi muốn áp dụng các cách chữa dân gian cần thiết tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Xem thêm: Cảnh báo 5 sai lầm khi dùng mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

4.2 Lời khuyên cho mẹ giúp trẻ sơ sinh hết vặn mình

– Sử dụng loại tã, bỉm thấm hút tốt phù hợp làn da của trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái. Chọn quần áo rộng rãi thoải mái và đủ ấm sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

– Tạo không gian ngủ yên tĩnh cho trẻ, không có nhiều ánh sáng, nhiệt độ vừa đủ không quá nóng hoặc quá lạnh.

– Mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh chăn nệm, phòng ngủ để bé ngủ ngon hơn.

– Nếu trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ, mẹ cần chú ý tới cảm xúc của con. Đó có thể là cách trẻ kêu đói, bỉm bị ướt hoặc trẻ đang mệt mỏi. Lúc này bố mẹ cần kịp thời cho con ăn, thay bỉm hoặc bế bồng, dỗ dành con.

– Hát ru, vỗ về trẻ khi ngủ là hành động thể hiện tình yêu thương của bố mẹ dành cho trẻ. Khi thấy trẻ vặn mình khó ngủ, mẹ có thể vỗ về, nói chuyện với trẻ. Trẻ thấy an toàn và được che chở sẽ ngủ ngon hơn.

4.3 Bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin D3 K2 cho cả mẹ và bé

Dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh. Do vậy mẹ nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho cả mẹ và bé như cá hồi, thịt bò, các loại đậu, gạo lứt, trứng…

Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần chủ động bổ sung Vitamin D3 K2 cho bé càng sớm càng tốt. Bởi D3 và K2 giúp quá trình hấp thu canxi ở ruột hiệu quả hơn. Trẻ được cung cấp đủ D3 K2 cũng sẽ hạn chế tình trạng thiếu canxi. Từ đó giúp bé ngủ sâu giấc, hết khóc đêm, vặn mình.

Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn mình

Bổ sung Bioamicus Vitamin D3 K2 giúp cải thiện hiệu quả vặn mình ở trẻ sơ sinh

Một trong các cách bổ sung Vitamin D3 K2 hàng đầu là sử dụng Bioamicus Vitamin D3 K2. Đây là dòng vitamin chất lượng, đang được hàng triệu bà mẹ tại hơn 30 quốc gia tin dùng với tác dụng cải thiện hiệu quả vặn mình, khóc đêm ở trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, viêc bổ sung vitamin bao kép Bioamicus Vitamin D3 K2 còn giúp xương phát triển tốt, tăng cường hệ miễn dịch trong giai đoạn vàng đầu đời của con.

Hi vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng vặn mình ở con. BioAmicus Việt Nam luôn đồng hành cùng mẹ trên từng chặng đường phát triển của con.