Tăng mới hợp đồng là gì

Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về báo tăng đóng bảo hiểm cho lao động chuyển nơi công tác mới. Công ty tôi vừa nhận một nhân viên mới vào làm, người này đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở công ty trước và đã chấm dứt sau khi nghỉ việc. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì để báo tăng cho người lao động? Xin cảm ơn.


  • Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với đối tượng hộ gia đình
  • Được truy thu đóng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu tháng?
  • Quy định mới về việc truy thu tiền bảo hiểm y tế

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi. Với trường hợp của bạn về báo tăng đóng bảo hiểm cho lao động chuyển nơi công tác mới; Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Như vậy, khi giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy khi có nhân viên mới giao kết hợp đồng với công ty, phía công ty phải có trách nhiệm báo tăng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Về hồ sơ báo tăng lao động mới

Căn cứ Điều 23 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định về thành phần hồ sơ bao gồm:

“1. Thành phần hồ sơ

1.1. Người lao động

a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

1.2. Đơn vị:

a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Như vậy, hồ sơ báo tăng khi người lao động đến làm việc ở công ty mới bao gồm: 

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Tăng mới hợp đồng là gì

 

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Nơi nộp hồ sơ: Theo điểm a khoản 1 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Đơn vị nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý thông qua phần mềm kê khai bảo hiểm hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Kết luận:

Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi công ty có giao kết hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm báo tăng đóng bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Công ty cần chuẩn bị những hồ sơ nêu trên nộp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội đang quản lý thông qua phần mềm kê khai bảo hiểm hoặc nộp trực tiếp để được giải quyết.

1. Số:....../............: cần Đánh số cho Báo cáo này để dễ quản lý. Ví dụ Báo cáo này là đợt thứ 2 trong tháng 08/2020 thì có thể đánh số theo 1 nguyên tắc ví dụ như 02-08/2020.

2. Lập từng đợt Báo cáo riêng cho từng loại phát sinh hoặc Nhóm các phát sinh cùng loại vào từng phần để tiện quản lý:

- Nếu đơn vị có nhiều phát sinh nên tách riêng từng đợt Báo cáo cho từng loại phát sinh. Ví dụ: Tăng mới lao động, lao động đi làm trở lại sau TS, OF. KL thì lập vào đợt 01; Điều chỉnh lương lập vào đợt 02; Giảm lao động do các lý do như Nghỉ việc (GH), Nghỉ thai sản (TS), Nghỉ ốm (OF), Nghỉ không lương (KL)... thì lập vào đợt 03.

- Trường hợp đơn vị lập chung biểu thì nên Nhóm các phát sinh theo từng Loại phát sinh. Ví dụ: Tăng mới lao động, lao động đi làm trở lại sau TS, OF. KL thì lập ở đoạn đầu; Điều chỉnh lương lập vào đoạn giữa; Giảm lao động do các lý do như Nghỉ việc (GH), Nghỉ thai sản (TS), Nghỉ ốm (OF), Nghỉ không lương (KL)... thì lập vào đoạn cuối, có truy thu BHYT (TT) do giảm chậm thì lập luôn sau dòng phát sinh GH, KL (xem thêm Công văn 3881/BHXH-ST Truy thu BHYT khi Báo giảm chậm).

3. Ghi thông tin Cột 25 - Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng BHXH và Cột 26 - Thời điểm đơn vị kết thúc đóng BHXH như thế nào?

- Cột 25: ghi vào đối với các trường hợp Tăng mới lao động (TM, TD, TL...); Lao động đi làm trở lại (ON); thời điểm bắt đầu Điều chỉnh lương (DC); thời điểm bắt đầu Truy thu BHXH, BHYT (AD, TT) hoặc Thời điểm bắt đầu Nghỉ TS, ốm (OF), không lương (KL), nghỉ việc (GH, GD, GC).

- Cột 26: ghi vào đối với các trường hợp (thời điểm bắt đầu) Giảm lao động do các lý do như Nghỉ việc (GH), Nghỉ thai sản (TS), Nghỉ ốm (OF), Nghỉ không lương (KL), Thời điểm cuối Điều chỉnh lương (DC) - Truy thu BHXH, BHYT (AD, TT) do giảm chậm. 

Nhìn chung,

+ Đối với Tăng lao động chỉ ghi cột 25 - Không ghi cột 26 (TM, TD, TC, TL, TV, ON)

+ Đối với Giảm lao động Ghi cả cột 25 và cột 26 - (GH, GD, GC, GN, GV, TS, OF, KL) thời điểm bắt đầu nghỉ từ tháng nào đến tháng nào.

+ Đối với trường hợp Truy thu, thoái thu, điều chỉnh lương... một giai đoạn trong Quá khứ (hoặc truy thu BHYT của tháng hiện tại) thì ghi cột 25 và 26 giống như Từ tháng Đến tháng trên mẫu D02-TS cũ. 

Xem Hướng dẫn lập D02-TS: DANH SÁCH LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

4. Cột 27 - Ghi chú:

Ghi chú nên được bắt đầu bằng Mã phương án Nghiệp vụ phát sinh để cán bộ Cơ quan BHXH dễ nhận biết. Tiếp theo là phần nội dung diễn giải, căn cứ... Cần ghi đầy đủ thông tin, lý do... kể cả diễn giải truy thu, thoái thu từ tháng năm nào đến tháng năm nào, việc này làm rõ nội dung nghiệp vụ cần xử lý tránh nhầm lẫn, sai sót.

Ví dụ:

TM - Tăng mới theo HĐLĐ số 123/FVN-HĐLĐ ngày 01/08/2020.

GH - CD HĐLD số ......... ngày ................ kể từ ngày ..................

AD - Truy thu theo D04h-TS ngày ........ từ tháng...../...... đến tháng ...../.......

TT - Truy thu BHYT

.................................

Tải mẫu Mẫu D02-LT, D03-TS

Xem Hướng dẫn lập Mẫu D02-LT Danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Tỷ lệ thu (trích) BHXH, BHYT, BHTN và BH TNLĐ-BNN

Hệ thống các mã phương án nghiệp vụ như sau: 

STTMã PANội dung / Ý nghĩa1TMTăng mới lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN chưa có sổ BHXH hoặc đã có sổ2TDTăng mới lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN đã có sổ BHXH hoặc Tăng do đơn vị khác chuyển đến 3TCTăng mới lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN đã có sổ BHXH hoặc Tăng do chuyển tỉnh khác đến4THTăng mới HĐLĐ < 3 tháng chỉ tham gia BHXH5TNTăng tham gia thất nghiệp6TLTăng tham gia TNLÐ, BNN7TVTăng tham gia quỹ Hưu trí, tử tuất8ONĐi làm lại sau TS, OF, KL9ADTruy thu BHXH, BHYT, BHTN (Bổ sung tăng) nguyên lương10ATTruy đóng theo MLTT tại thời điểm (Hệ số)11TTTruy thu BHYT (Bổ sung tăng quỹ KCB)12DCĐiều chỉnh lương - kèm chức danh mới (nếu có)13DNĐiều chỉnh tham gia thất nghiệp (MLTT thời điểm)14DLĐiều chỉnh tham gia TNLĐ, BNN15DVTruy đóng Hưu trí, tử tuất16GHGiảm hẳn do chấm dứt HĐLĐ17GDGiảm do chuyển đơn vị18GCGiảm do chuyển tỉnh19GNGiảm tham gia thất nghiệp20GLGiảm tham gia TNLĐ, BNN21GVGiảm tham gia Hưu trí, tử tuất22TSThai sản23OFNghỉ do ốm đau24KLNghỉ không lương25SBThoái thu BHXH, BHTN (Bổ sung giảm nguyên lương)26TUThoái thu BHYT (Bổ sung giảm quỹ KCB)27CDĐiều chỉnh chức danh Không thay đổi mức đóng

Lưu ý: khi thực hiện phương án TM, TD, TC thì tăng cả BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN nên sẽ không được TN, TL kèm theo. GH, GD, DC sẽ giảm toàn bộ BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN.