Thanh tra kinh tế xã hội là gì

Trong đó: Thanh tra tỉnh đã thực hiện 11 cuộc (02 cuộc năm 2016 chuyển sang). Gồm: 10 cuộc thanh tra theo kế hoạch; 01 cuộc thanh tra đột xuất. Các lĩnh vực thanh tra chủ yếu là quản lý, sử dụng nguồn vốn; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý sử dụng đất đai. Hiện nay, đang tiến hành 02 cuộc thanh tra, đã ban hành kết luận 08 cuộc, phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 743, 929 triệu đồng và 16.714m2 đất. Đã thu hồi về ngân sách nhà nước 321,677 triệu đồng.

Thanh tra kinh tế xã hội là gì
Thanh tra kinh tế xã hội là gì
Thanh tra kinh tế xã hội là gì
Thanh tra kinh tế xã hội là gì

Thanh tra kinh tế xã hội là gì

Thanh tra các huyện, thành phố; sở tiến hành 26 cuộc thanh tra kinh tế-xã hội trên các lĩnh vực: quản lý, sử dụng ngân sách; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý đầu tư xây dựng (04 cuộc năm 2016 chuyển sang) 23 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 03 cuộc thanh tra đột xuất. Qua thanh tra phát hiện sai phạm 1.417,836 triệu đồng; Kiến nghị xem xét xử lý kỷ luật 01 tập thể và 06 cá nhân. Đã thu hồi về ngân sách nhà nước 909,089 triệu đồng. Kết quả cụ thể như sau:

Thanh tra thành phố Bắc Kạn tiến hành 01 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi tài chính, đã ban hành kết luận kiến nghị thu hồi số tiền sai phạm trong việc chi chế độ phụ cấp ưu đãi đối với 01 cán bộ với số tiền là 5,377 triệu đồng. Đồng thời, đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố và các ngành liên quan triển khai 09 cuộc thanh kiểm tra liên ngành thu nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại một số đơn vị, cơ quan còn nợ đọng trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.

Thanh tra huyện Ba Bể triển khai 02 cuộc thanh tra về thu, chi ngân sách nhà nước và các khoản nhân dân đóng góp; nguồn vốn thuộc chương trình 135 của Chính phủ do UBND xã làm chủ đầu tư tại 02 xã Hoàng Trĩ và Cao Thượng. Kết quả thanh tra đã thu hồi 16,374 triệu đồng.

Thanh tra huyện Pác Nặm thực hiện 07 cuộc thanh tra (03 cuộc năm 2016 chuyển sang), kết quả có 27 đơn vị vi phạm, vi phạm chủ yếu là chi không đúng dự toán đã được duyệt, chi không đúng chế độ, dối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn. Qua 05 cuộc đã kết luận kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 793,21 triệu đồng, kiến nghị giảm trừ quyết toán 349,74 triệu đồng, kiến nghị xử lý kỷ luật 01 tập thể, 06 cá nhân, đã thu hồi 766,11 triệu đồng.

Thanh tra huyện Bạch Thông thực hiện 04 cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng ngân sách tại 04 đơn vị, kết quả phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền 33,02 triệu đồng (đã thu).

Thanh tra huyện Chợ Đồn thực hiện 05 cuộc trên lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách, 01 cuộc năm 2016 chuyển sang, đã ban hành kết luận 04 cuộc phát hiện sai phạm về chi các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, quyết toán tăng sai đối với chương trình nông thôn mới và sửa chữa tài sản… kiến nghị thu hồi 179,090 triệu đồng. Đã thu hồi 93,585 triệu đồng.

Thanh tra huyện Ngân Sơn tiến hành 02 cuộc/06 đơn vị, đang thực hiện 01 cuộc, kết thúc 01 cuộc, kiến nghị thu hồi 40,095 triệu đồng.

Thanh tra huyện Chợ Mới tiến hành 04 cuộc thanh tra kinh tế xã hội trên lĩnh vực quản lý, sử dụng đất; quản lý, sử dụng ngân sách, đã kết thúc 03 cuộc, ban hành kết luận 02 cuộc, phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi 0,93 triệu đồng.

Thanh tra Sở Công thương: đã thực hiện được 01 cuộc thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với các Đội Quản lý thị trường: Đội số 5, Đội số 6 và Đội số 7.

Nhìn chung, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật Thanh tra trong những năm qua đã được UBND các cấp và thủ trưởng các sở, ngành quan tâm thực hiện.Thanh tra các cấp đã chủ động khảo sát, xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra sát với tình hình, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. Quá trình thực hiện Kế hoạch thanh tra được thực hiện tập trung, thống nhất, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm. Do đó nhiều vấn đề bức xúc nổi lên đã được ngành Thanh tra tỉnh thanh tra và kiến nghị xử lý, chấn chỉnh góp phần vào việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cũng như phòng ngừa và xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực…

Bình Thuận: Hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội ngày càng được tăng cường, đúng trọng tâm, trọng điểm
  • Tuyết Hồng
  • /
  • 24.8.2016 - 9:44

Công tác kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội nhằm mục đích xem xét, đánh giá tình hình và kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng theo quy định của pháp luật qua công tác thanh tra, kiểm toán; kịp thời chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra theo quy định.

Qua rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy hầu hết các kết luận thanh tra của các cấp, các ngành, sau khi được ban hành đều được cấp có thẩm quyền có các văn bản chỉ đạo thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra gửi đến các đối tượng thanh tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan yêu cầu nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trong năm 2015 và 6 tháng năm 2016, tổng số các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội là 161 cuộc (thanh tra bộ, ngành Trung ương 02 cuộc, Thanh tra tỉnh 23 cuộc, thanh tra cấp huyện 59 cuộc, thanh tra cấp sở 77 cuộc); tổng số sai phạm về kinh tế gần 7,2 tỷ đồng và 1.304,8 ha đất. Trong đó, đã thu hồi tiền phát hiện sai phạm qua thanh tra là 2,2/5,2 tỷ đồng, đạt 42,3%; xử lý khác về kinh tế (giảm trừ quyết toán, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra...) thực hiện được 577,2 triệu đồng trên tổng số gần 02 tỷ đồng, đạt 28,96%; thu hồi 406,6ha đất, đạt 31,2%. Xử lý khác 1,06 tỷ đồng (không phải sai phạm kinh tế, như: xuất toán khỏi chi phí, hạch toán bổ sung doanh thu, lập quỹ phúc lợi…). Có 72 tổ chức và 48 cá nhân sai phạm, đã xử lý hành chính 62 tổ chức, 33 cá nhân.

Về các kiến nghị của Đoàn thanh tra đối với các sai phạm đã được phát hiện nói trên, trong số 125 kiến nghị xử lý hành chính, đã thực hiện 90 kiến nghị. Xử lý về chính quyền: cảnh cáo 04, khiển trách 09, hạ bậc lương 01, kiểm điểm rút kinh nghiệm 62 tập thể và 19 cá nhân. Xử lý về Đảng: 03 (khiển trách 02, kiểm điểm rút kinh nghiệm 01). Hiện còn 35 kiến nghị chưa thực hiện. Không có kiến nghị chuyển cơ quan điều tra.

Đối với những kiến nghị khác như: xử phạt vi phạm hành chính, bổ sung doanh thu, hạch toán bổ sung kinh phí, xử lý xe máy công hết giá trị sử dụng, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả do sai sót trong thực hiện dự án, chấn chỉnh trong công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực... là 929 kiến nghị, đã thực hiện 805 kiến nghị, đạt 86,65%.

Đối với các kết luận thanh tra của cơ quan có thẩm quyền đối với các sai phạm đã được Đoàn Thanh tra phát hiện, kiến nghị là 81 kết luận; đã thực hiện  63 kết luận, chưa thực hiện 18 kết luận (chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong). Đối với các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, ngành liên quan đến địa phương với tổng số tiền sai phạm gần 1,1 tỷ đồng; đã thu hồi 524,6 triệu đồng.

Về kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước: Đối với kết quả kiểm toán niên độ năm 2014, tổng số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi gần 07 tỷ đồng, đã thu hồi được gần 02 tỷ đồng. Đối với kết quả kiểm toán các năm trước chưa xử lý dứt điểm, các khoản tăng thu chưa thực hiện là 324,9 triệu đồng, đến nay đã thực hiện 80 triệu đồng. Đối với các khoản giảm chi chưa thực hiện là 6,2 tỷ đồng (giảm chi thường xuyên gần 3,5 tỷ đồng, giảm chi đầu tư XDCB gần 2,8 tỷ đồng). Đối với các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN chưa thực hiện 945,4 triệu đồng, đến nay đã thực hiện 645,3 triệu đồng.

Như vậy, qua kết quả rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy: Hoạt động thanh tra về kinh tế - xã hội ngày càng được tăng cường, đúng trọng tâm, trọng điểm; việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra khá sâu sát, cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn. Nhìn chung các cuộc thanh tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan; bảo đảm đúng thời gian quy định, đúng nội dung cần thanh tra, không gây phiền hà cho các đối tượng thanh tra. Chất lượng các báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra ngày càng tốt hơn, điều đó tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị nhiều biện pháp khắc phục những thiếu sót, vi phạm trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra được tăng cường và từng bước đi vào nế nếp. Nhờ đó, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra, cũng như việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra được nâng lên, hầu hết các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chấp hành, thực hiện khá nghiêm túc.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số cuộc thanh tra còn kéo dài, chưa đảm bảo về mặt thời gian, tiến độ theo quy định của pháp luật; chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra ở một số đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ thu hồi tài sản, đất đai chưa đạt chỉ tiêu. Việc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật qua thanh tra còn chậm và lúng túng, có trường hợp xử lý sai quy trình, quy định. Việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật phát hiện qua thanh tra; việc phát hiện các hành vi tham nhũng qua thanh tra còn hạn chế. Mong rằng, những hạn chế nêu trên sớm được khắc phục để hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội ngày càng có hiệu quả hơn.