Thế nào là tôn trọng lẽ phải GDCD 8

Bài 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI Đặt vấn đề * Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề Câu hỏi: Nêu những việc làm của viên Tri huyện Thanh Ba? Hướng dẫn trả lời: Ăn hồ'i lộ của tên nhà giàu; Xử cho tên nhà giàu thắng kiện trong vụ chiếm đoạt ruộng đất của người nghèo; Úc hiếp người nông dân, bắt gian, ghép tội gây rô'i trị an; Xử án không công minh, đổi “trắng” thay “đen”. Câu hỏi: Nêu những việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích? Hướng dẫn trả lời: .Phái người về điều tra; Xử lại án: + Bắt tên nhà giàu trả lại ruộng cho người dân; + Phạt tên nhà giàu về tội ức hiếp và đút tiền hối lộ; Tri huýện Thanh Ba bị mất chức. Câu hỏi: Anh ruột Tri huyện Thanh Ba là Hình bộ Thượng thư có hành động gì? Hướng dẫn trả lời: Anh ruột Tri huyện Thanh Ba là Hình bộ Thượng thư xin tha cho Tri huyện Thanh Ba. Câu hỏi: Thái độ của quan, tuần phủ Nguyễn Quang Bích trước việc anh ruột Tri huyện Thanh Ba là Hình bộ Thượng thư xin tha tội cho em mình? Hướng dẫn trả lời: Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích không nể nang, không đồng lõa với việc xấu. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên? Hướng dẫn trả lời: Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái. Câu hỏi: Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa sô’ các bạn phản đô’i. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì các em xử sự như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa sô' các bạn khác phản đôi, nếu thấy ý kiến đó đúng thì em eần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng eách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm mà em cho là áúúg, hợp lí. Câu hỏi: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì? Hưởng dẫn trả lời: Trong giờ kiểm tra nếu biết bạn mình quay cóp thì em cần thể hiện thái độ không đồng tình của em đô'i với hành vi đó. Phân tích cho bạn thây tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn ỉần sau không nên làm như vậy. Câu hỏỉ: Theo em trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Hưởng dẫn trả lời: Để có cách xử sự đúng đắn, phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái. Nội dung bài học Câu hỏi: Em hãy nèu những hiểu hiện của hành vi tôn trọng lể phải mà em biết? Hưởng dẫn trả lời: Chấp hành nội quy nơi mình sông, làm việc và học tập; Phê phán những việc làm sai trái; Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến hợp lí Tôn trọng các quy định, nội quy mà nhà trường đề ra. Câu hỏi: Những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải? Hướng dẫn trả lời: Vi phạm nội quy cơ quan, trường học; Làm trái quy định của pháp luật; Tùy tiện thích làm việc gì thì làm; Không dám đưa ý kiến của mình, không dám đấu tranh trước những biểu hiện sai trái; Gió chiều nào che chiều ấy, “Dĩ hòa vi quý”; Vi phạm luật giao thông đường bộ. Câu hỏi: Thế nào là lẽ phải? Hướng dẫn trả lời: Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. Câu hỏi: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Hướng dẫn trả lời: Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình theo hướng tích cực. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái. Câu hỏi: Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào? Hướng dan trả lời: Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: qua thái độ, qua lời nói, cử chỉ và hành động của con người. Tôn trọng lẽ phải là phẩm chất cần thiết của mỗi người, góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh tô't đẹp hơn. Câu hỏi: Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Hướng dẫn trả lời: Giúp cho con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh môi quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Bài tập Bài tập 1 Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao? Trong các cuộc tranh luận của các bạn cùng lớp, em sẽ: Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. Hướng dẫn trả lời: Em lựa chon cách giải quyết: (c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo. Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiến đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng. Bài tập 2 Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao? Bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường. Xa lánh không chơi với bạn. Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa. Hướng dẫn trả lời: Em lựa chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa. Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. Bài tập 3 Theo em hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? Chấp hành tót mọi nội quy nơi mình sông, làm việc và học tập. Chỉ làm những việc mà mình thích. Phê phán những việc làm sai trái. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình. đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. Hướng dẫn trả lời: Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. Bài tập 4 Em hãy sưu tầm một sô' câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải. 7 Hướng dẫn trả lời: Thật vàng, không sợ lửa. Nói phải củ cải cũng nghe. Danh ngôn “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”. Descartes Bài tập 5 Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Ý kiến của bô' mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng. Ý kiến của thầy cô luôn luôn đúng, mình phải nghe theo. Hướng dẫn trả lời: Em không đồng ý với hai ý kiến trên. Bởi vì có lúc ý kiến của bố mẹ, thầy cô không hợp lý, chưa đúng. Vì thế theo em mình phải lắng nghe những ý kiến của thầy cô, của bô' mẹ và sau đó mình có cách xử sự đúng đắn, có ý kiến nói lên quan điểm của mình để bảo vệ lẽ phải, tôn trọng lẽ phải. Bài tập 6 Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? Hướng dẫn trả lời: Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sông hằng ngày. Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải. Phải sông trung thực, thật thà và tôn trọng người khác. Chấp hành tôt mọi nội quy nơi mình sông, làm việc và học tập.

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 8

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 1: Tôn trọng lẽ phải giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, điều chỉnh suy nghĩ và hành động cho phù hợp.

Lời giải:

– Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.

– Phê phán những việc làm sai trái.

– Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến của bạn.

– Tôn trọng nội quy mà nhà trường đề ra.

Lời giải:

Tôn trọng lẽ phải là biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai.

VD: Khi bạn nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của mình thì nên phân tích, rồi sửa chữa cho hợp lí.

Không tôn trọng lẽ phải: Chỉ trích , người ta mà không nói rõ lí do. Lắng nghe ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác.

VD: Nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra nhưng bạn không nghe, đành mắng bạn là không biết điều.

Lời giải:

Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

Làm lành các mối quan hệ trong xã hội góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

A. Nghe theo ý kiến của số đông.

B. Bảo vệ ý kiến của bán thân và không để ý đến ý kiến của mọi người.

C. Cân nhắc, suy ngẫm mọi ý kiến xem ý kiến nào đúng thì nghe theo.

D. Ngại ngùng khi đưa ra ý kiến của riêng mình.

Lời giải:

Theo em, cách giải quyết C thể hiên sự tôn trọng lẽ phải.

A. Lẽ phải là những điểu phù hợp với lợi ích của số đông.

B. Lẽ phải là những điều dược coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

C. Lẽ phải là những lời răn dạy về đạo đức nói chung.

D. Lẽ phải là những điều mà người lớn tuổi khuyên bảo.

Lời giải:

Câu B thể hiện đúng nhất định nghĩa về lẽ phải.

A. Bảo vệ ý kiến của bạn mình, dù biết rằng ý kiến đó là sai.

B. Đấu tranh với những việc làm sai trái.

C. Làm việc theo pháp luật.

D. Tôn trọng nội quy của trường, lớp.

Lời giải:

Hành vi A thể hiện sự không tôn trọng lẽ phải.

A. Quay đi, vì đó là việc của bạn ấy.

B. Góp ý để bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa.

C. Cổ vũ, tán thưởng hành vi của bạn đó.

D. Bao che cho hành vi đó của bạn.

Lời giải:

Nếu chứng kiến bạn em vi phạm kỉ luật của lớp, em sẽ chọn cách hành động B.

A. “Đâm bị thóc, chọc bị gạo”

B. “Quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật”

C. “Nói phải củ cải cũng nghe”

D. “Ưa nên tốt, ghét nên xấu”

Lời giải:

Câu thành ngữ C thể hiện sự tôn trọng lẽ phải.

Lời giải:

Gió chiều nào che chiều ấy nghĩa là không cần lập trường của mình, không tôn trọng lẽ phải, chỉ ngĩ cho bản thân mình miễn là có lợi cho mình là được. Căn bản là nghe ai thì làm đó, bảo gì thì làm đấy.

– Thưa cô, tổ em làm bài đầy đủ nhưng có một số bạn trong lớp đến giờ truy bài mới làm ạ.

– Những bạn nào vậy? – Cô giáo hỏi.

– Thưa cô, là bạn Mạnh, bạn Huyền, bạn Thảo ạ.

– Cảm ơn em !

“Bạn bè mà nó lại báo cáo cô thế thì chết ?” – Hải nói nhỏ.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với hành vi của Tuấn Anh không ?

2/ Em có suy nghĩ như thế nào khi nghe câu nói của Hải ?

3/ Trong tình huống ấy, em sẽ nói với Hải điều gì ?

Lời giải:

1/ Trong tình huống này, em đồng tình với hành vi của Tuấn Anh

2/ Theo em, bạn Hải là người không tôn trọng lẽ phải.

3/ Bạn Tuấn Anh là người tôn trọng lẽ phải, bạn đã hành động vì đã báo cáo đúng sự thật với cô giáo.

Câu hỏi:

1/ Theo em, Khánh có phải là học sinh biết tôn trọng lẽ phải hay không?

2/ Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ nói với bạn điều gì ?

Lời giải:

1/ Theo em, bạn Khánh không chấp hành nội quy nhà trường nên bạn Khánh không phải là người tôn trọng lẽ phải.

2/ Nếu em là bạn của Khánh em sẽ khuyên bạn thực hiện nội quy của nhà trường, không làm ảnh hưởng xấu đến người khác.

1/ Tại sao dân làng Ba Tri lại cử ba vị bô lão đi từ Bến Tre ra tận kinh đô Huế?

2/ Tinh thần đấu tranh tôn trọng lẽ phải của dân làng Ba Tri được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

1/ Do chanh chấp và không hài lòng kết quả phân xử của quan tỉnh Vĩnh Long nên ba vị bô lão đi từ Bến Tre ra tận kinh đô Huế để mang đơn kiện ra triều đình Huế.

2/ Những trở ngại to lớn trên đoạn đường đi (một là đi bằng thuyền, phải chờ mùa gió thuận, chưa nói đến bão tố nguy hiểm xảy ra thường xuyên; hai là bằng đường bộ thì lại lắm đèo, nhiều dốc hiểm trở, đấy cọp, beo và giặc cướp ở dọc đường) đã không ngăn được ý chí và quyết tâm của các vị bô lão, đại biểu của dân làng Ba Triệ Các cụ già đã ra tận kinh đô bằng sức của đôi chân đền đáp lại tinh thần đó, lẽ phải ở về phía dân làng đi thưa kiện.