The voice tổ chức ở đâu

>> Hát tiếng Anh ở The Voice: lợi bất cập hại
>> Phát ngôn liên quan đến The Voice, nghệ sĩ bị chỉ trích

Nhiều lời bàn tán xung quanh chất lượng đào tạo, chọn bài hát của huấn luyện viên, và kể cả việc “so găng” của các cặp thí sinh không phải là không có lý. Nhưng xét trên điều kiện của showbiz Việt thì những lời chỉ trích cần được xem xét khách quan hơn.

Thí sinh Việt thật sự tài năng?

Theo đúng format của phiên bản gốc, một mùa thi của The Voice sẽ có ba giai đoạn chính: vòng Giấu mặt, vòng Đối đầu và vòng Biểu diễn trực tiếp (live show). Với vòng Giấu mặt, 4 vị HLV sẽ lựa chọn các thành viên cho đội mình dựa trên những tiêu chí cá nhân mà chỉ có họ mới lí giải được.

Và The Voice phiên bản Việt đã có một khởi đầu suôn sẻ với vòng Giấu mặt đầy ấn tượng. Có rất nhiều thí sinh khiến cả 4 vị HLV phải “điêu đứng” và đồng loạt nhấn nút lựa chọn. Điều này chứng tỏ các thí sinh tham gia Giọng hát Việt thật sự tài năng? Và những gương mặt này đã ở đâu khi rất nhiều cuộc thi hát lớn nhỏ khác diễn ra?

Sở dĩ khán giả Việt phát cuồng với tài năng của thí sinh có một phần không nhỏ từ HLV. Họ chứ không ai khác tung ra đủ màn chiêu dụ: từ tình cảm ngọt ngào đến tranh giành, hứa hẹn… để mời được thí sinh ưng ý về đội của mình. Các mỹ từ như: tuyệt vời, quá tuyệt vời, trên cả tuyệt vời, quá tài năng… cùng hàng loạt cái ôm hôn trên tận sân khấu được các HLV sử dụng triệt để khiến cho showbiz Việt cùng một lúc xuất hiện rất nhiều "tài năng".

Đành rằng họ hát hay và cháy hết mình với niềm đam mê cao độ, nhưng điều đó chưa đủ vì tài năng phải được chứng minh bằng cả một quá trình, một thời gian dài với sự công nhận của nhiều người chứ không phải qua một bài hát.

Có dịp theo dõi The Voice các phiên bản tại Mỹ, Anh hay Hàn Quốc, khán giả sẽ nhận thấy rằng không nhiều thí sinh đủ sức hút để phải khiến cả 4 vị HLV quay lại và nhấn nút “Tôi chọn bạn”.

Thậm chí nếu cả 4 HLV cùng quay lại, HLV chỉ đưa ra nhận xét và nói rằng: “Tôi thích bạn/ Tôi thích giọng hát của bạn/ Tôi hy vọng bạn có thể vào đội của tôi” chứ không kèm theo… những lời hứa hẹn có cánh.

Game show The Voice ở nước nào cũng trân trọng tài năng, nhưng rõ ràng tại Việt Nam, những người tham gia trò chơi này dễ thành "sao" hơn nhờ các lời khen dồn dập của HLV.

“Đối đầu” hay… hạ gục?

Có thể khẳng định một giọng hát hay chủ yếu phụ thuộc vào tình cảm mà thí sinh truyền tải trong bài chứ không phải chỉ so về độ “hét” hay độ cao của âm vực.

Xem các cặp song ca vòng Đối đầu tại Giọng hát Việt, khán giả dễ chứng kiến nhiều những phần thi đấu nảy lửa. Dường như ai cũng muốn giữ thế áp đảo, ai giữ vững bình tĩnh trước sự “tấn công” của đối thủ thì sẽ chiến thắng chứ không phải dựa vào sự tinh tế mà họ thể hiện qua tiết mục song ca đó.

Với The Voice phiên bản Mỹ mùa thứ 2, khán giả trên khắp thế giới đã từng rất thích thú và khâm phục khi chứng kiến màn trình diễn của Anthony Evans và Jesse Campbell với ca khúc If I Ain't Got You. Các vị HLV đã tỏ ra rất phấn khích bởi sự hòa quyện của cả hai, họ thi đấu đấy nhưng họ biết nâng nhau lên và cùng nhau tỏa sáng. Đương nhiên sẽ có một người phải ra về nhưng họ đã để lại một ấn tượng thật đẹp.

Huấn luyện viên đào tạo gì?

Đây cũng là vấn đề từng dấy lên tranh cãi nảy lửa kể cả việc “cạch mặt” nhau giữa các sao Việt sau đó.

Các sao chỉ trích không phải không có lý do bởi khi xem qua phiên bản Mỹ, phần đào tạo của họ làm quá bài bản, khiến cho người xem “nhìn là mê”. Khi đó, những lần xuất hiện sau của các thí sinh đều thể hiện sự lột xác, bứt phá thấy rõ, làm nên sức hút cho chương trình.

Với Giọng hát Việt, có vẻ như để đảm bảo đủ thời lượng và tập trung cho phần thi đấu mà phần huấn luyện được thể hiện khá sơ sài, chưa đủ để nói lên sự tiếp thu học hỏi của các thí sinh. Điều này khiến khán giả có phần khó đạt được sự thuyết phục mà họ mong đợi.

Bên cạnh đó, những lời bàn ra tán vào về quyết định “người đi kẻ ở” của HLV cũng khiến khán giả la ó. Bởi các HLV quá chú trọng “đường dài” và bị ảnh hưởng quá lớn từ vòng Giấu mặt cùng sự yêu thích của khán giả dành cho thí sinh ấy, nên dù có thí sinh thể hiện tốt hơn ở vòng Đối đầu vẫn “xách dép” ra về.

Điều này ở phiên bản nước ngoài có sự khác biệt rõ ràng. Dù không để lại dấu ấn quá xuất sắc ở vòng đầu nhưng sau đó thí sinh “được gọt giũa” sáng hơn thì hoàn toàn có cơ hội vào vòng trong, cho dù ngoại hình thí sinh đó chẳng cải thiện là mấy.

Đơn cử như quán quân của The Voice 2012 ở Anh là một cô gái sở hữu thân hình tròn trịa và gương mặt không mấy sức hút, vốn từng được nhận xét là vào Top 10 đã khó khăn.

Tuy nhiên, sự so sánh nào cũng khập khiễng nếu không đặt trong điều kiện thực tế. Showbiz Việt bản thân đã không giống showbiz ngoại, hơn nữa, đây lại là lần đầu tiên The Voice được đưa về Việt Nam nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện.

Thêm nữa, Giọng hát Việt cũng đã làm rất tốt việc tìm ra được những giọng ca sáng giá còn giấu mặt, vốn là tín hiệu đáng mừng cho V-pop trong thời gian tới.

Hãy tạm gác lại những hạt “sạn” vừa qua và cùng xem Giọng hát Việt sẽ dọn thêm "món" gì mới cho sắp tới.

Bạn đọc Nguyễn Minh
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng

>> Hát tiếng Anh ở The Voice: lợi bất cập hại
>> Phát ngôn liên quan đến The Voice, nghệ sĩ bị chỉ trích
>> Đối đầu "The Voice": Kịch tính và hụt hẫng
>> Hà Hồ cho học trò The Voice đi du thuyền thư giãn
>> Đến lượt "The Voice" bị dìm hàng?
>> The Voice phiên bản Mỹ thêm chiêu “giật” thí sinh
>> Sẽ có phiên bản nhí của "The Voice

Trong khi American Idol có được quán quân thành công ngay mùa đầu tiên - Kelly Clarkson - thì sau 6 mùa, The Voice vẫn đang đi tìm người có bản lĩnh sống sót sau khi show kết thúc.

24/2, The Voice Mỹ mùa thứ 6 đã chính thức bắt đầu với sự háo hức của hàng triệu thí sinh trên khắp đất nước cờ hoa. Tuy nhiên, khi bước ra khỏi cuộc thi, sự háo hức đó không phải lúc nào cũng được duy trì, ngay cả với các quán quân.

Số phận của những người chiến thắng

Khởi đầu vào cuối tháng 4/2011, đến nay, sau chưa đầy 3 năm, The Voice Mỹ đã trải qua 5 mùa và dĩ nhiên, có 5 quán quân. Phần thưởng cho ngôi vị cao nhất của cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát này là 100.000 USD tiền mặt và hợp đồng với hãng ghi âm danh tiếng Universal Republic.

Cái tên đầu tiên được vinh danh của The Voice Mỹ là Javier Colon.

Ngay sau khi đăng quang, Colon phát hành đĩa đơn Stitch by Stitch. Ca khúc lên được vị trí 17 bảng xếp hạng Billboard và 57 trên bảng xếp hạng R&B. Stitch by Stitch cũng được yêu thích tại Canada, thậm chí là có được vị trí 28 trên bảng xếp hạng ở quốc gia này.

Đây không phải là đĩa ra mắt thành công nhất của một chương trình thực tế tìm kiếm tài năng và cũng không phải là một bước tiến với Colon. Năm 2003, chàng nghệ sĩ sinh năm 1978 này từng phát hành một album dưới quyền của hãng đĩa Capitol Records. Album lọt vào bảng xếp hạng Billboard và dừng lại ở vị trí 91 nhưng có vị trí 18 trên bảng xếp hạng R&B. Năm 2006, Colon cũng có album không vào được Hot 100 Billboard nhưng có vị trí 37 trên bảng xếp hạng R&B.

The voice tổ chức ở đâu

Javier Colon trên sân khấu The Voice mùa đầu tiên.

5 tháng sau The Voice, Javier Colon tung ra Come Through for You.Album không lọt vào bảng xếp hạng Billboard và cũng chỉ dừng lại ở vị trí 20 trên bảng xếp hạng R&B. 6 tháng sau, Javier Colon nói lời chia tay với Universal.

"Tôi bước vào Universal với hy vọng tràn trề và tôi cho là ai cũng thế. Nhưng khi bạn dồn hết tâm huyết và tình cảm vào album mới, bạn nghĩ nó rất tuyệt và hãng đĩa của bạn - người đáng lẽ phải ủng hộ, tiếp thị và quảng bá âm nhạc của bạn - lại chẳng làm gì thì rất khó để không thất vọng. Sự thật là cả hai sẽ tốt hơn khi đi con đường riêng của mình" - Javier Colon phát biểu.

Đến nay, âm nhạc của Javier Colon vẫn là thứ xa lạ với phần lớn người yêu nhạc trên khắp thế giới.

The voice tổ chức ở đâu
Giây phút đăng quang của Tessanne Chin ở The Voice mùa thứ 5.

Số phận của quán quân thứ 2 Jermain Paul thậm chí còn ảm đạm hơn. Đĩa đơn phần trình diễn cuối cùng của anh - I Believe I Can Fly - bị đánh giá là một bản cover mờ nhạt so với bản gốc của R. Kelly. Ca khúc này chỉ dừng lại ở vị trí thứ 83 trên bảng xếp hạng Billboard. Tháng 6 cùng năm, Jermain Paul trình làng đĩa đơn Butterfly Kisses cùng dịp lễ Ngày của cha nhưng không để lại chút dấu ấn nào.

Nhìn sang nước Anh, tình trạng cũng diễn ra tương tự.

Với thân hình đẫy đà, gương mặt xinh xắn và giọng hát khỏe, hấp dẫn, ngày đăng quang, Leanne Mitchell - quán quân The Voice UK 2012 - được so sánh với Adele. Tuy nhiên, đĩa đơn Run To You của cô chỉ bán được 7.000 bản. Tour diễn vòng quanh nước Anh cũng phải hủy bỏ vì số lượng vé bán ra quá ít.

"Leanne là người thận trọng với danh vọng và không có hứng thú trở thành ngôi sao lớn. Những gì cô ấy muốn chỉ là được hát. Không may cho Leanne, ở thời này, bạn phải quảng bá bản thân nếu muốn người ta mua nhạc của bạn" - một người bạn thân của Leanne Mitchell nhận xét.

The voice tổ chức ở đâu

Leanne Mitchell.

Với 3 quán quân gần đây của The Voice Mỹ là Cassadee Pope, Danielle Bradbery và Tessanne Chin thì mọi thứ còn quá sớm để nói. Cassadee Pope tuy có album đầu tay đứng đầu bảng xếp hạng nhạc country ở Mỹ, nhưng đến thời điểm hiện tại, có thể nói, những gì mà người hâm mộ nhớ tới cô cũng như hai quán quân kế tiếp, vẫn chỉ là dư âm của The Voice.

Dường như bước ra khỏi màn hình TV, danh hiệu quán quân The Voicekhông có sức hút nào với người hâm mộ. Cho đến thời điểm này, The Voicevẫn đang loay hoay để tìm ra được một người có thể trở thành nghệ sĩ độc lập, như những gì mà American Idol đã làm được với Kelly Clarkson, Carrie Underwood, Jordin Sparks, David Cook, Kris Allen hay Adam Lambert.

Huấn luyện viên mới là người chiến thắng đích thực?

"Tôi buồn khi nhìn Javier (Colon) không có được sự nghiệp như chúng tôi mong muốn. Tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giúp cậu ấy. Tôi có niềm khao khát được nhìn thấy những người tài năng thành công" - Adam Levine nói về sự chật vật của người học trò.

Cũng trong cuộc phỏng vấn đó, Adam Levine đã thẳng thắn nói thực trạng mà thí sinh của các chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng phải đối mặt.

"Tôi nghĩ mọi người cần phải hiểu đây là một show truyền hình. Sẽ rất tuyệt nếu nó có thể là bệ phóng sự nghiệp cho các nghệ sĩ sau khi show kết thúc. Nhưng các bạn có biết điều gì xảy ra khi show kết thúc không? Đó là thời điểm để bắt đầu một mùa giải mới" - Adam Levine phát biểu.

The voice tổ chức ở đâu

Adam Levine được chú ý hơn hẳn sau khi ngồi ghế huấn luyện viên The Voice.

Khi nói về thất bại của các thí sinh, Adam Levine cũng không hề phủ nhận những điều tốt đẹp mà anh có được từ The Voice.

"The Voice chắc chắn có ý nghĩa với chúng tôi. Tôi nghĩ không có gì phải nghi ngờ về điều đó. Vào lúc chúng tôi đứng giữa ngã ba đường và đang cố gắng xem nên làm gì tiếp theo thì The Voice đến và thay đổi sự nghiệp của chúng tôi. Nó giúp đưa tôi đến với mọi nhà, mọi người. Nó đưa âm nhạc của chúng tôi lên bản đồ thế giới. Điều thú vị là dù âm nhạc của chúng tôi đã được biết đến trước đó nhưng với The Voice, mọi người thêm một lần nữa "sục sạo", tìm hiểu chúng tôi là ai, chúng tôi đã làm gì và để hiểu tôi hơn" - Adam Levine cho biết.

The voice tổ chức ở đâu

Huấn luyện viên The Voice Mỹ mùa thứ 6