Theo GHS có bao nhiều loại nhãn cảnh báo

Theo GHS có bao nhiều loại nhãn cảnh báo
Tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phải phân loại và ghi nhãn hóa chất. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất. Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS từ phiên bản 2007 trở đi.

Bài viết liên quan:

– Gia hạn, cấp điều chỉnh, cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

– Xin cấp Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp

– Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hóa chất 2007

– Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ.

– Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương.

– Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa.

2. Hướng dẫn phân loại hóa chất

 Phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS:

+ Nhóm hóa chất nguy hại vật chất: Dễ cháy, dễ nổ, tính oxy hóa mạnh, ăn mòn mạnh.

+ Nhóm hóa chất nguy cơ về sức khỏe và môi trường: Đặc tính nguy hiểm: độc cấp tính, gây kích ứng với con người, gây biến đổi gen, có nguy cơ ung thư hoặc gây ung thư, độc đối với .sinh sản, độc mã tính. Nguy hại cấp tính, mãn tính đối với môi trường thủy sinh.

Chi tiết tham khảo tại: Thông tư 32/2017/TT-BCT.

3. Hướng dẫn ghi nhãn hóa chất

Theo GHS có bao nhiều loại nhãn cảnh báo

Hình đồ cảnh báo

2.1 Nội dung nhãn hóa chất

Ghi nhãn là việc thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hóa chất trên nhãn hóa chất. Để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng. Để nhà sản xuất, kinh doanh thông tin, quảng bá cho sản phẩm của mình. Để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, kiểm soát.

Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:

– Tên hóa chất: Do nhà sản xuất đăng ký theo tên IUPAC, tên thương mại hoặc tên khác được ghi trên nhãn hóa chất.

– Mã nhận dạng hóa chất (nếu có): Phải được sử dụng trên nhãn hóa chất và phải phù hợp với ký hiệu sử dụng trên Phiếu an toàn hoá chất.

– Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có).

– Biện pháp phòng ngừa (nếu có);

– Định lượng;

– Thành phần hoặc thành phần định lượng;

– Ngày sản xuất và hạn sử dụng (nếu có);

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;

– Xuất xứ hóa chất;

– Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

2.2 Một số lưu ý khi ghi nhãn hóa chất

Nhãn đối với một hợp chất phải thể hiện được các nhận dạng hóa học của hợp chất.

Khi các nguy cơ góp phần vào độc tính cấp, ăn mòn da hay tổn thương nghiêm trọng cho mắt, đột biến tế bào mầm, gây ung thư, độc tính sinh sản, nhạy da hoặc hô hấp thể hiện trên thì các thông tin đối với hỗn hợp chất hay hợp kim phải thể hiện được nhận dạng hóa học của tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim có thể yêu cầu đưa vào nhãn tất cả các thành phần hoặc các nguyên tố hợp kim góp phần vào nguy cơ của hỗn hợp chất hay hợp kim đó.

Trường hợp nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung trên thì bắt bắt buộc phải có các nội dung: Tên hóa chất; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất; Xuất xứ hóa chất. Các nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm hóa chất và trên nhãn hóa chất phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Vị trí nhãn hóa chất phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hóa chất ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo ri các chi tiết, các phần. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

2.3 Ghi nhãn phụ hóa chất

áp dụng cho hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hóa chất. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa. Không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hóa chất.

Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm: nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hóa chất.

Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại. Khi lưu thông trên thị trường nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam.

Qua bài viết trên đây Luật Thành Thái hy vọng một phần nào quý khách nắm rõ về cách phân loại và ghi nhãn hóa chất. Nếu có bất kỳ thắc nào cần hỗ trợ, Quý khách hàng liên hệ Luật Thành Thái 0369 131 905 để được hỗ trợ.