Thiên ngọc minh uy lừa đảo như thế nào

Hơn một năm sau khi xin tự "khai tử" ngày 26/4/2017, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy vừa có báo cáo về tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh lý hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp gửi Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương.

Thiên ngọc minh uy lừa đảo như thế nào
Trụ sở Thiên Ngọc Minh Uy tại Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn.

Cục Cạnh tranh dẫn báo cáo của Thiên Ngọc Minh Uy cho biết tại thời điểm chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, số lượng người tham gia hệ thống này là 26.700 người.

Cũng thời điểm đó, toàn bộ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp mà Thiên Ngọc Minh Uy đã ký với người tham gia bán hàng đa cấp đã chấm dứt hiệu lực theo quy định tại hợp đồng.

Từ ngày 26/4/2017 đến 30/6 năm nay, Thiên Ngọc Minh Uy đã tiếp nhận 9.562 người yêu cầu thanh lý và mua lại hàng hoá. Trong đó Thiên Ngọc Minh Uy đã thanh lý hợp đồng với 8.723 người, còn lại 839 người doanh nghiệp này đã có giấy hẹn đến ký thanh lý hợp đồng theo quy định.

Trong khi đó, có tới 17.138 người Thiên Ngọc Minh Uy chưa nhận được đơn đề nghị thanh lý hợp đồng. Doanh nghiệp này cam kết sẽ tiếp nhận và tiến hành thanh lý hợp đồng đúng quy định hiện hành khi nhận được đơn đề nghị của người tham gia.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết trường hợp còn tranh chấp liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp với Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, người tham gia bán hàng đa cấp có thể liên hệ trực tiếp với Thiên Ngọc Minh Uy hoặc chi nhánh gần nhất để yêu cầu giải quyết theo quy trình và theo quy định pháp luật.

Thiên ngọc minh uy lừa đảo như thế nào
Đến ngày chấm dứt hoạt động, số người tham gia bán hàng đa cấp với Thiên Ngọc Minh Uy là 26.700 người. Ảnh: Anh Tuấn.

Thiên Ngọc Minh Uy từng được cho là công ty có quy mô lớn nhất trong hệ thống doanh nghiệp đa cấp tại Việt Nam. Năm 2016, đơn vị này cũng là "quán quân" bị phạt nhiều nhất với mức phạt lên đến hơn 1,56 tỷ đồng.

Ngày 25/4/2017, Bộ Công Thương cho biết Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã chủ động nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó thời gian ngừng hoạt động bắt đầu từ ngày 26/4.

Ngay sau khi thông báo chấm dứt hoạt động, chân rết của Thiên Ngọc Minh Uy vẫn tiếp tục hoạt động và biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong khi đó cơ quan chức năng cho biết các biến tướng của doanh nghiệp  này chưa được cấp phép kinh doanh đa cấp.

TP - Ngày 25/4, Bộ Công Thương chính thức thông báo về việc đang tiến hành quy trình chấm dứt hoạt động của Cty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy (đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy) trên toàn quốc. Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng cho thấy có nhiều dấu hiệu lừa đảo của các cơ sở kinh doanh đa cấp thuộc Thiên Ngọc Minh Uy.

Hơn 1 triệu người tham gia

Bộ Công Thương cho biết, theo báo cáo của các Sở Công Thương Cty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy cùng các đại lý và người tham gia bán hàng đa cấp của mình đã thực hiện 80 lượt vi phạm đối với 13 hành vi quy định tại Nghị định 42 và pháp luật có liên quan tại 34 tỉnh, thành phố, bị xử phạt tổng cộng hơn 1,5 tỷ đồng.

Số liệu từ cơ quan quản lý cho thấy, có hơn 250.000 người đã được cấp các mã thành viên của Thiên Ngọc Minh Uy trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo đánh giá, tổng số lượng thành viên từng tham gia theo hình thức chân rết của hệ thống đa cấp với mô hình hoạt động tinh vi này phải lên tới hơn 1 triệu người.

“Quan điểm của Bộ Công Thương là xử lý nghiêm minh các vi phạm của Cty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy. Vừa qua, Cty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy đã chủ động nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp. Do đó, Bộ Công Thương đã tiến hành quy trình chấm dứt hoạt động để Cty giải quyết quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp”, Bộ Công Thương cho hay.

Bộ Công Thương cũng cho biết, theo quy định tại Nghị định 42, sau khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, Cty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật. Người tham gia bán hàng đa cấp có bất kỳ khiếu nại về việc Cty chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với mình có thể gửi yêu cầu tới chi nhánh tại các tỉnh, thành phố của công ty.

Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết, với những sai phạm của Thiên Ngọc Minh Uy thời gian qua, Bộ Công Thương đã chia sẻ mọi thông tin về hoạt động và các sai phạm của các doanh nghiệp đa cấp này với đại diện của Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Bộ Công an. Theo đó, C46 sẽ đánh giá tính chất của từng vụ việc, từng hành vi. Việc có xem xét xử lý hình sự hay không là do C46 quyết định. Với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự, cơ quan công an sẽ vào cuộc xử lý.

Lo mất tiền tỷ

Trong đơn gửi đến báo Tiền Phong, một cán bộ về hưu của VNPT cho biết, do tin vào những lời hứa hoa mỹ của các nhân viên Thiên Ngọc Minh Uy, ông cùng vợ đã dốc toàn bộ tài sản tích cóp cả cuộc đời để tham gia mạng lưới của Cty này. Sau khi tham gia, nhận thấy nhiều dấu hiệu bất ổn từ mạng lưới đa cấp này, ông đã làm đơn xin trả lại hàng, rút khỏi mạng lưới. Tuy nhiên, khi làm việc với đại diện Thiên Ngọc Minh Uy, Cty này đưa ra nhiều lý do để trừ đủ các khoản tiền nếu như vị cán bộ về hưu này muốn rút khỏi hệ thống.

“Họ tính toán rồi trừ đủ các kiểu, nếu tôi chấp nhận thì số tiền nhận được chỉ còn 40% số tiền mà tôi đã đầu tư. Hai vợ chồng đã bỏ hơn 3 tỷ đồng để tham gia mua hàng, lấy mã của mạng lưới này. Với cách tính của họ, vợ chồng tôi mất tiền tỷ vì lời hứa của họ. Tôi đã gửi đơn đề nghị các cơ quan chức năng can thiệp vì họ có những vi phạm các quy định về kinh doanh đa cấp”, ông này cho hay.

Một thành viên khác tại Hà Nội (đề nghị không nêu tên) cho hay, do mê muội với những lời “chém gió” của các nhân viên Thiên Ngọc Minh Uy, ông đã bất chấp lời khuyên của người thân trong gia đình dốc toàn bộ hơn 500 triệu đồng tiết kiệm để tham gia mạng lưới của Cty đa cấp này.

Sau khi tham gia, thấy mọi thứ không diễn ra đúng như cam kết, ông xin rút tiền nhưng vẫn chưa được giải quyết. “Các nhân viên của Thiên Ngọc Minh Uy vẫn trấn an tôi là rút giấy phép thì họ vẫn hoạt động, sẽ chuyển sang mô hình khác nên người tham gia cứ an tâm. Giờ Cty bị rút giấy phép không biết số tiền tôi đã đầu tư sẽ được xử lý thế nào”, ông băn khoăn.

Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh chia sẻ, việc đúng một năm sau mới có thể ra quyết định cuối cùng để xử lý Thiên Ngọc Minh Uy là có lý do. Đây là một hệ thống đa cấp với tổ chức hoạt động chân rết rất lớn ở khắp mọi miền đất nước.

“Thời gian qua, dư luận đặt nhiều câu hỏi về việc vì sao Bộ Công Thương, Cục Quản lý cạnh tranh chậm ra quyết định xử phạt cuối cùng với Thiên Ngọc Minh Uy. Do số người tham gia rất đông nên việc xử lý hoạt động của Cty này được cơ quan quản lý xử lý rất thận trọng. Cục cũng muốn để người dân tham gia vào Thiên Ngọc Minh Uy có nguyện vọng rút tiền sẽ rút ra được, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân”, vị này nói.

Cũng theo vị này, trong vài tháng qua, mỗi khi nhận được đơn thư khiếu nại, kêu cứu vì bị đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy lừa, Cục lập tức làm văn bản gửi Cty này yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của những người tham gia theo đúng quy định của pháp luật. “Ngay cả khi Cty này đã chấm dứt kinh doanh đa cấp, chúng tôi sẽ có biện pháp giám sát chặt chẽ để họ phải chi trả các quyền lợi hợp pháp của khách hàng”, vị này nói thêm. 

Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, để hạn chế những thiệt hại cho người dân, Cục đang thảo luận với các bộ ngành về việc đưa thêm tội danh lừa đảo trong kinh doanh đa cấp vào Bộ luật Hình sự. Cùng đó, với Nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lí hoạt động kinh doanh đa cấp, dự kiến sẽ có những sửa đổi căn bản như việc yêu cầu các Cty đa cấp phải đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam; mọi hoạt động trả thưởng, trích hoa hồng sẽ buộc phải thực hiện qua chuyển khoản ngân hàng thay vì trả tiền mặt như hiện nay. Các Cty đa cấp không được mở các văn phòng kinh doanh đa cấp dạng hộ kinh doanh cá thể mà buộc phải là văn phòng đại diện...