Thiếu G6PD không nên uống thuốc gì

Nhiều phụ huynh rất dễ trở nên lo lắng khi thấy con mình sốt cao, nhất là với những đứa trẻ mắc bệnh g6pd. Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd cần được thực hiện một cách cẩn trọng hơn với sự tư vấn của các bác sĩ điều trị.

Sốt là một phản ứng có lợi bảo vệ cơ thể trước sự thâm nhập của các tác nhân gây bệnh hoặc những phản ứng viêm gây hại. Đặc trưng của sốt là sự tăng điểm điều nhiệt của cơ thể trên mức giới hạn bình thường nhưng không gây hại đến các phản ứng sinh học và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ thường dao động trong khoảng từ 36,5 độ C đến 37,5 độ C ở khu vực trung tâm. Khi tiến hành đo nhiệt độ ở vùng ngoại vi như ở nách, phụ huynh cần tiến hành cộng thêm 0,5 độ C để có được nhiệt độ chính xác của cơ thể. Khi giá trị nhiệt độ vượt ngưỡng 37,5 độ C nghĩa là trẻ đang bị sốt. Phân loại mức độ nặng của sốt chủ yếu dựa trên nhiệt độ cơ thể. Trẻ sốt trên 38,5 độ C được xem như là sốt cao và những trẻ sốt trên 40 độ C có nguy cơ bị co giật tăng lên. Ngoài ra, những trẻ sốt cao còn có thể biểu hiện bằng những triệu chứng đa dạng khác như li bì, kém linh hoạt, vã mồ hôi, khó thở, chán ăn, rét run ...

Ở những trẻ bị sốt, khi sờ bố mẹ có thể cảm thấy nóng ở những khu vực trên cơ thể như bụng, nách. Hai má và môi của trẻ sốt sẽ ửng đó hơn mức bình thường. Đây là những dấu hiệu gợi ý trước khi tiến hành đo nhiệt độ cơ thể để xác định một trẻ có thực sự sốt hay không. Việc phát hiện và phân loại mức độ nặng nhẹ của sốt là việc làm có ích cho các công đoạn xử trí tiếp theo, bao hàm cả việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Thiếu G6PD không nên uống thuốc gì

Khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn bình thường đó là dấu hiệu sốt của trẻ

Nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ là những loại không cần kê đơn, trẻ có thể được sử dụng tại nhà trước khi đến gặp bác sĩ. Đây cũng là nhóm thuốc được khuyến cáo nên có trong tủ thuốc cá nhân ở mọi gia đình. Thuốc hạ sốt cho trẻ được sản xuất dưới dạng nhiều chế phẩm bao gồm dạng viên uống, hỗn dịch, viên sủi, gói bột, viên nhét hậu môn. Tùy theo từng lứa tuổi và đặc tính của từng trẻ mà phụ huynh và các bác sĩ điều trị có thể lựa chọn loại thuốc thích hợp nhất.

Thuốc được đóng gói dưới dạng bột trong từng gói nhỏ thường có mùi vị thơm như trái cây, thích hợp sử dụng cho hầu hết các trẻ sốt vì hợp khẩu vị với hiệu quả tương đương như thuốc dạng viên, xuất hiện sau khoảng 30 phút sử dụng. Lựa chọn hàm lượng từng gói thuốc tùy theo cân nặng của trẻ. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Dạng thuốc viên nhét hậu môn thích hợp cho những trẻ nhỏ hoặc những trường hợp sốt cao, lừ đừ, co giật, buồn nôn và nôn nhiều, không uống được.

Một số những lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bao gồm:

  • Trường hợp sốt xuất hiện ở những trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi cần được xem như sốt cao và cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay. Việc tự sử dụng các thuốc hạ sốt cho trẻ ở tình huống này không được khuyến cáo.
  • Xem kỹ hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Dùng thuốc hạ sốt đúng theo cân nặng của trẻ, không tự ý sử dụng quá liều hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau.

Thiếu G6PD không nên uống thuốc gì

Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng quá liều

  • Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ trên 38,5 độ C hoặc trẻ xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm như lừ đừ, co giật.
  • Tôn trọng nguyên tắc 4 giờ giữa hai lần sử dụng thuốc hạ sốt, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền căn gia đình và bản thân mắc bệnh gan. Liều tối đa được sử dụng cho trẻ là 60mg/kg trong một ngày.
  • Ở những trẻ sốt cao trên 40 độ C, phụ huynh cần tiến hành song song sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd đặc trưng với sự mềm yếu của tế bào hồng cầu khiến chúng dễ vỡ và đưa đến tình trạng thiếu máu. Các bệnh lý và tác nhân gây sốt cũng như các loại thuốc hạ sốt cho trẻ là những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ phá vỡ hồng cầu. Vì thế sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd cần được tiến hành một cách cẩn trọng để đảm bảo cân bằng giữa việc hạ sốt và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Ở những trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, các phương pháp hạ sốt vật lý nên được áp dụng trước tiên như lau người trẻ bằng nước ấm, tập trung ở các khu vực tỏa nhiều nhiệt như trán, nách và bẹn, cho trẻ mặc các loại quần áo mỏng nhẹ thông thoáng.

Khi nhiệt độ vượt 38,5 độ C, trẻ cần được sử dụng thuốc hạ sốt. Loại thuốc hạ sốt phổ biến và an toàn nhất hiện nay là paracetamol. Thuốc hấp thu và có tác dụng nhanh sau một thời gian ngắn. Tác dụng phụ của paracetamol thường xuất hiện với tần số thấp và không nghiêm trọng. Khi sử dụng paracetamol để hạ sốt cho những trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd, liều thuốc luôn được quan tâm đầu tiên vì sử dụng quá liều thuốc trong trường hợp này có thể đưa đến biến chứng nặng nề, bao gồm thiếu máu tán huyết do vỡ màng tế bào hồng cầu.

Thiếu G6PD không nên uống thuốc gì

Thuốc paracetamo là thuốc hạ sốt hiệu quả cho trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd

Liều thuốc được khuyến cáo là 10mg/kg, thời điểm sử dụng lặp lại thuốc cách lần trước ít nhất 6 tiếng. Một số các loại thuốc hạ sốt khác như aspirinibuprofen cũng được sử dụng nhưng cần có sự tư vấn của các bác sĩ điều trị. Khác với paracetamol, ibuprofen và aspirin có nhiều tác dụng phụ hơn, bao gồm kích ứng tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn cũng có thể xuất hiện như suy thận, viêm cầu thận cấp, giảm bạch cầu hạt. Ibuprofen và aspirin thường được chỉ định phối hợp với paracetamol hoặc khi trẻ dị ứng với paracetamol. Vì có nhiều tác dụng phụ nên chúng không nên được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt với những trẻ mắc bệnh thiếu men g6pd.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

XEM THÊM

  • Thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh gây ra bệnh gì?
  • Thiếu men G6PD: Bệnh có thể phát hiện nhờ sàng lọc sơ sinh
  • Thiếu men G6PD là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Nguyễn Thanh Thủy (Hà Nội)

Đây là câu hỏi ngày càng nhiều phụ huynh có con bị thiếu men G6PD đặt ra cho chúng tôi. Ước tính thế giới có khoảng 400 triệu người gặp vấn đề này và Đông Nam Á mà cụ thể là Việt Nam nằm trong số những vùng có tỷ lệ mắc cao. Nhiều bé được phát hiện khi làm sàng lọc sau sinh, nhiều bé thì sau này vô tình làm xét nghiệm gene để chẩn đoán một bệnh khác thì mới biết đột biến gene gây thiếu G6PD.

Thiếu G6PD không nên uống thuốc gì
Nhiều trẻ được phát hiện thiếu men G6DP khi làm sàng lọc sau sinh. Ở những trẻ này cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc.

Men G6PD là viết tắt của men glucose-6-phosphate dehydrogenase - là một men rất cần thiết để đảm bảo cho tế bào hồng cầu sống và làm việc bình thường. Nếu thiếu men này cộng với uống một số loại thuốc hoặc ăn một số đồ ăn có thể khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ, nhẹ thì gây thiếu máu, nặng thì tử vong.

Những trẻ thiếu G6PD có thể có một cuộc sống hoàn toàn bình thường, miễn là tránh các loại thuốc và thực phẩm có nguy cơ gây tan máu. Do đó, nếu trường hợp con của bạn bị ốm, khi đi khám thì hãy nói cho bác sĩ biết bé bị thiếu men G6PD để bác sĩ cân nhắc đơn thuốc, tránh những thuốc có nguy cơ  cao gây tan máu.

Còn về thuốc hạ sốt như bạn hỏi, thì paracetamol hay ibuprofen được coi là có nguy cơ trung bình, nghĩa là vẫn uống được nhưng phải theo dõi sát.

Trong các trường hợp bé phải dùng thuốc, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ, vì trẻ có thể đột ngột có những dấu hiệu sau: sốt, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đậm, mệt mỏi, nhợt nhạt, xanh xao, mệt mỏi... Nếu có các dấu hiệu này thì cần báo gấp với bác sĩ và đưa con đến bệnh viện. Nếu phụ huynh không chắc chắn lắm về việc theo dõi tình trạng của bé tại nhà, tốt nhất là đưa trẻ vào bệnh viện vì tình trạng của bé có thể nặng lên rất nhanh.


Thiếu G6PD không nên uống thuốc gì

Đậu răng ngựa (còn gọi là đậu tằm) người thiếu hụt men G6PD không nên ăn. Ảnh: nutritionucanlivewith.com

   Bệnh thiếu men G6PD (Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase) xảy ra do lượng men G6PD mà cơ thể sản xuất ra bị giảm xuống. G6PD là một loại men có tác dụng bảo vệ hồng cầu không bị tiêu diệt. Tuy nhiên, một điều may mắn là đa số những người bị thiếu hụt men G6PD đều không gặp phải khó khăn gì trong cuộc sống hàng ngày cả. Tuy nhiên, có một số loại thuốc hoặc thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ tế bào hồng cầu bị phá hủy.

1. Kháng sinh

   Những người bị thiếu hụt men G6PD có thể dung nạp được đa số các loại kháng sinh nhưng nên thận trọng với một số loại kháng sinh chọn lọc có thể làm khởi phát quá trình vỡ hồng cầu và dẫn đến thiếu máu. Các loại kháng sinh thuộc nhóm sulfa là những loại kháng sinh nên tránh. Những loại kháng sinh này thường được dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (bàng quang). Dạng kháng sinh phổ biến nhất của nhóm sulfa có tên thương mại là Septra hoặc Bactrim (sulfamethoxazole-trimethoprim).

   Kháng sinh nhóm quinolone cũng nên tránh sử dụng. Hai loại kháng sinh phổ biến thuộc nhóm quinolone là Cipro (ciprofloxacin) và Levaquin (levofloxacin). Những loại kháng sinh này thường được sử dụng ở người trưởng thành để điều trị tình trạng viêm phổi và viêm đường tiết niệu. Các thuốc kháng sinh khác cũng thuộc nhóm này và cũng cần tránh sử dụng bao gồm nitrofurantoin và dapsone.

   Nhưng, cũng không cần quá lo lắng, bởi những người bị thiếu hụt men G6PD cũng có thể sử dụng được rất nhiều loại kháng sinh khác một cách an toàn. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng bạn đã trao đổi với bác sĩ về tình trạng thiếu G6PD của mình và trao đổi về các loại kháng sinh có thể sử dụng.

2. Thuốc điều trị sốt rét

   Primaquine, một loại thuốc thường được dùng để điều trị sốt rét có thể gây ra tình trạng tan máu ở những người bị thiếu hụt men G6PD. Vì nguy cơ gặp phải biến chứng tan máu, nên khuyến cáo được đưa ra là trước khi sử dụng Primaquine để điều trị sốt rét, các bệnh nhân cần được xét nghiệm tình trạng thiếu G6PD, bao gồm cả các trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng Primaquine. Tuy nhiên, tất cả những thuốc khác dùng để điều trị sốt rét đều có thể dung nạp được bởi những người thiếu men G6PD.

3. Các thuốc được dùng để điều trị ung thư

   Người bị bệnh thiếu hụt men G6PD cũng nên tránh sử dụng thuốc Rasburicase, một loại thuốc được dùng để điều trị hội chứng ly giải khối u - một biến chứng của tình trạng u lympho. Vì nguy cơ này, nên trước khi điều trị Rasburicase, tất cả người bệnh nên được xét nghiệm tình trạng thiếu men G6PD. Tương tự như vậy, doxorubicin, một loại hóa trị thường được sử dụng để điều trị rất nhiều loại ung thư, cũng có thể khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ ở một số người mắc bệnh thiếu hụt men G6PD.

4. Aspirin

   Aspirin thường được sử dụng để giảm đau hoặc giảm viêm, cũng nên tránh sử dụng ở những người bị thiếu hụt men G6PD. Một số người bệnh sẽ cần phải sử dụng aspirin hàng ngày như một phần của quá trình điều trị. Khi không sử dụng asprin, bạn cũng cần ghi nhớ rằng, aspirin cũng thường có mặt trong rất nhiều các loại thuốc không cần kê đơn khác, ví dụ như Anacin, Bufferin, Ecotrin, Excedrin… Aspirin cũng có mặt trong thuốc Pepto - Bismol. Nhìn chung, ngoài aspirin các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn khác như acetaminophen hoặc ibuprofen đều được dung nạp tốt bởi những người bị thiếu hụt men G6PD mà không gặp phải vấn đề gì.

5. Băng phiến

   Ngày nay, rất nhiều người sử dụng băng phiến. Băng phiến có thể chứa một chất hóa học có tên là naphthalene, có thể kích hoạt tình trạng tan máu ở những người bị thiếu hụt men G6PD. Naphthalene cũng có thể sẽ được tìm thấy trong các thuốc xông hơi khử mùi, đặc biệt là những loại thuốc có mùi dùng để xua đuổi rắn. Naphthalene thường ở dưới dạng hơi, phát ra từ những loại sản phẩm trên và có thể xâm nhập vào cơ thể bằng việc hít phải hoặc nuốt phải.

6. Henna

   Đã có một báo cáo được xuất bản ghi nhận một trường hợp sử dụng henna (henna loại mực dùng để tạo ra hình xăm tạm thời hoặc để nhuộm tóc) và gây ra tình trạng tan máu ở người bị thiếu hụt men G6PD. Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi thường sẽ dễ gặp phải phản ứng giữa henna và tình trạng thiếu hụt men G6PD hơn.

7. Đậu răng ngựa

   Bệnh thiếu hụt men G6PD còn được gọi là bệnh đậu tằm (favism), đặc biệt là với dạng bệnh thiếu G6PD nghiêm trọng. Nguyên nhân là vì việc tiêu thụ đậu răng ngựa có thể dẫn đến tình trạng tan máu ở những người bị thiếu hụt men G6PD. Một số còn gợi ý rằng, người bị thiếu hụt men G6PD nên tránh ăn cả các loại đậu khác (như đậu lăng, đậu tây), nhưng việc có cần tránh thực sự hay không thì còn chưa được chứng minh rõ ràng.

   Nếu bạn bị thiếu hụt men G6PD, thì điều đó không có nghĩa là bạn không thể sử dụng các loại thuốc. Bạn nên thận trọng và nên tránh sử dụng một số loại thuốc phổ biến. Trên đây chưa phải là toàn bộ danh sách những việc mà người bị thiếu men G6PD nên tránh. Cũng có rất nhiều loại thuốc khác có thể gây vỡ hồng cầu nếu sử dụng với liều cao. Một số loại thuốc lại chỉ gây ra vấn đề với một số dạng thiếu men G6PD nhất định. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng đã trao đổi về các loại thuốc mình mới sử dụng với bác sĩ để chắc chắn rằng những thuốc này không nằm trong danh sách các thuốc chống chỉ định cho người bị thiếu hụt men G6PD.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam