Thời gian nhàn rỗi có ý nghĩa như thế nào

Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 72, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

Đề bài

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

THỜI GIAN NHÀN RỖI

       Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: Tám giờ làm việc, tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ lệ đều đặn như thế. Hai tiếng "nhàn rỗi" gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ "vô thưởng vô phạt", không quan trọng.

       Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!

       Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.

       Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,...là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.

       Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.

(Theo Hữu Thọ, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 94)

Câu 1Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2Chỉ ra một thành ngữ dân gian được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Theo tác giả, vì sao "Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn"?

Câu 4. Anh/chị hãy giải thích tại sao "Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào"?

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: nghị luận/phương thức nghị luận.

Giải thích:

- Nêu ý kiến và bàn luận về vấn đề “Thời gian nhàn rỗi”.

Câu 2:

Học sinh chỉ ra được một trong hai thành ngữ dân gian sau:

- Vô thưởng vô phạt.

- Đầu tắt mặt tối.

Câu 3:

Tác giả cho rằng: “Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn” bởi:

- Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình.

- Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ.

Câu 4:

“Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào”vì:

- Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, nên khi đánh giá xã hội phải dựa trên đời sống của từng cá nhân.

- Thời gian nhàn rỗi lại là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đời sống, trình độ nhận thức cao hay thấp của mỗi người.

- Sự quan tâm của xã hội đối với đời sống con người khẳng định sự tiến bộ, phát triển của xã hội đó.

(Câu trả lời có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung cơ bản trên)

Loigiaihay.com

Nhàn rỗi có nghĩa là 'anh ta không làm việc, rằng anh ta không có nghề nghiệp hoặc nghĩa vụ'. Nó cũng được sử dụng, theo một cách xúc phạm, để chỉ ra rằng một cái gì đó là vô dụng, không hiệu quả, không có trái cây hoặc lợi nhuận. Ví dụ: 'vốn nhàn rỗi'. Ở một số nước Mỹ Latinh, nó cũng có ý nghĩa khác: nói đến một vùng đất, nó có nghĩa là 'vô văn hóa' (ở Cuba và Nicaragua) và nói đến một người có nghĩa là ' không trung thực ' (ở El Salvador). Thuật ngữ 'từ nhàn rỗi' được sử dụng (mặc dù nó được sử dụng nhiều hơn trong các văn bản chính thức), để chỉ những bình luận không có mục đích nhất định, được phát hành cho niềm vui hoặc sở thích đơn giản và không được coi là hiệu quả. Từ này xuất phát từ tiếng Latin otiōsus.

Thời gian nhàn rỗi

Thuật ngữ này được sử dụng trong thế giới làm việc cho lao động gián tiếp, đại diện cho tiền lương được trả cho thời gian không hiệu quả do hoàn cảnh nằm ngoài sự kiểm soát của người lao động. Đó là, người lao động nhận được tiền lương ngay cả khi họ không có việc gì để làm, họ được trả thù lao cho thời gian của họ.

Đang nhàn rỗi

Nhàn rỗi hoặc là một người nhàn rỗi được coi là một người không có nghề nghiệp và không tích cực tạo ra thu nhập. Nó có một ý nghĩa tiêu cực, có thể được xác định bằng các thuật ngữ khác như 'lười biếng' và 'lười biếng'. Ban đầu, ở Hy Lạp cổ đại, từ này được sử dụng để chỉ thời gian mà các nhà triết học dành để phản ánh các khía cạnh cơ bản của cuộc sống, do đó, một từ không có nghĩa này. Tương tự, từ này bằng cách nào đó được liên kết với từ 'trường học'.

Đang nhàn rỗi trong Kinh thánh

Trở nên nhàn rỗi được phản ánh theo một cách nào đó trong Kinh thánh, nếu nó được coi là tương tự như 'lười biếng' hoặc 'lười biếng'. Chẳng hạn, ' Linh hồn của những ham muốn lười biếng, và không đạt được gì; nhưng linh hồn của người siêng năng sẽ thịnh vượng ' (Pro 19:15). Một người lười biếng được xác định là một người thích ngủ và nghỉ ngơi, nhưng cũng vui vẻ. Thuật ngữ 'từ nhàn rỗi' cũng xuất hiện trong Tân Ước: ' Nhưng tôi nói với bạn rằng mọi từ ngữ nhàn rỗi mà đàn ông nói, họ sẽ đưa ra lời giải thích vào ngày phán xét, ' (Mt 12:36)

Vốn nhàn rỗi

Trong Kinh tế, vốn nhàn rỗi được coi là tốt mà không được sử dụng trong một quy trình sản xuất tích cực, do đó, về mặt kinh tế, nó không được sử dụng có lợi nhuận. Vốn đầu tư vào một hoạt động nhất định không mang lại lợi ích không được coi là 'vốn nhàn rỗi' bởi vì, theo nghĩa của từ 'nhàn rỗi', vốn này sẽ không nhàn rỗi hoặc 'không làm gì cả' và nó đang được sử dụng, ngay cả khi nó không mang trái.

Thời gian nhàn rỗi có ý nghĩa như thế nào

“Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển”

Chúng ta thường đổ lỗi cho công việc bận rộn, bởi thế, đã từ chối những cơ hội để tích lũy văn hóa và phát triển bản thân một cách tích cực. Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian không dành cho học tập và công việc. Nhàn rỗi với những hình thức thư giãn lại thể hiện chính nền văn hóa và sự phát triển của đất nước đó. Câu nói khuyên chúng ta nên đưa ra những lựa chọn văn hóa để thời gian nhàn rỗi không trở nên vô nghĩa. Thời gian cuối tuần và những khi rảnh rỗi họ có thật nhiều sự lựa chọn khác nhau: có thể ngồi nhâm nhi chút cà phê và đọc sách, đánh cờ, đi bộ thư giãn ở công viên, thăm vườn bách thú đến bảo tàng nhà hát hay các câu lạc bộ. Xã hội nào càng phát triển thì những hình thức thư giãn kể trên ngày càng nhiều. Những thú vui của chúng ta khi rảnh rỗi thể hiện chính văn hóa của bản thân. Có những người tiêu tốn thời gian của mình vào những việc vô bổ như nghiện game online, nghiện Facebook. Những thứ đó không những không giúp ta phát triển mà nó còn đưa ta vào con đường của những sai lầm của mù quáng không thể bứt ra được, và nó còn làm nền văn hóa của đất nước tụt hậu với sự kìm hãm của các tệ nạn xã hội. Ngược lại nếu con người ta có thói quen đọc sách, vui chơi khám phá, hòa mình vào chăm sóc thiên nhiên, thì tâm hồn con người ta trở nên nhẹ nhàng thanh thoát; có thời gian bên gia đình, chăm sóc gia đình sẽ gắn kết tình cảm các thành viên hình thành nên một tổ ấm, một tế bào tốt của xã hội. Tất cả những thói quen nhàn rỗi đó sẽ góp phần xây dựng, khẳng định một xã hội văn minh, văn hóa tốt đẹp.

Nghị luận: Ý nghĩa của thời gian đối với cuộc sống và sự thành công của con người

  • Đức tính cao cả
  • Tu dưỡng văn hóa