Thống kê nhiệt độ trung bình hà nội 2023 năm 2024

Tháng 8/2023 nắng nóng tiếp tục xảy ra chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, cường độ nắng nóng có khả năng gay gắt hơn so với cùng thời kỳ năm 2022. Sau đó nắng nóng có xu hướng suy giảm hơn trong khoảng tháng 9/2023. Bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển; ngoài ra hiện tượng mưa lớn, nắng nóng, dông, lốc, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng ở các khu vực trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết trong các ngày 18-22/4, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ đón đợt nắng nóng mới. Nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C, có nơi nắng nóng gay gắt trên 38 độ C.

Cùng lúc, Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ vào tuần tới. Khu vực duy trì tình trạng oi nóng, khô ráo liên tục các ngày 17-22/4. Nhiệt độ cao nhất 31-33 độ C, chưa chạm ngưỡng nắng nóng.Hà Nội và các tỉnh, thành phố Đồng bằng Bắc Bộ gia tăng nóng bức kể từ ngày 18/4. Lúc này, nền nhiệt khu vực dao động trong ngưỡng 25-32 độ C và có thể đạt mức cao nhất 34 độ C vào ngày 21-22/4.

Đến cuối tuần tới, nền nhiệt giảm nhẹ xuống mức 30 độ C. Sau đó, nhiều khả năng, khu vực tiếp tục bước vào một đợt nồm ẩm ngắn vào khoảng ngày 24/4.

Tương tự, thời tiết miền Trung oi nóng kéo dài trong tuần tới. Riêng khu vực vùng núi phía tây của Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có thể hứng chịu những ngày nắng nóng gay gắt trên 37 độ C, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía tây.

Từ tháng 8-10/2023, tại khu vực Bắc Bộ nhiệt độ phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nhiệt độ phổ biến cao hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; riêng tháng 10/2023 nhiệt độ tại khu vực Trung Bộ cao hơn khoảng 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ,

Từ nay đến tháng 5/2023, bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông, khoảng từ giữa tháng 6 có khả năng bão hoặc ATNĐ bắt đầu xuất hiện trên khu vực Biển Đông và phù hợp với quy luật khí hậu. Bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển; ngoài ra hiện tượng mưa lớn, nắng nóng, dông, lốc, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng ở các khu vực trên phạm vi toàn quốc.

Nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước phổ biến cao hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm, riêng khu vực Tây Nguyên-Nam Bộ tháng 5/2023 phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Từ tháng 8-10/2023, nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4 tiếp tục tăng dần và trạng thái El Nino được thiết lập với xác suất 55-65% và có khả năng kéo dài cho đến những tháng đầu năm 2024. Từ tháng 8-10/2023, số lượng bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ (TBNN trong khoảng từ 6-7 cơn bão/ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông trong giai đoạn này) và tác động chủ yếu đến các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ. Đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, đêm nay (15-10) và sớm mai, thành phố Hà Nội mưa nhỏ vài nơi; thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất 22-24 độ C.

Trưa và chiều mai (16-10), Hà Nội giảm mây và nắng, nhiệt độ tăng, mức cao nhất 31-33 độ C.

Trạng thái thời tiết nêu trên tại thành phố Hà Nội còn duy trì đến ngày 17-10. Do ảnh hưởng 2 đợt không khí lạnh nên từ ngày 18 đến 21-10, Hà Nội mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa to; nhiệt độ giảm mạnh từ ngày 21-10.

Cập nhật thời hạn mùa, cơ quan trên nhận định, khoảng cuối tháng 12 năm nay và đầu tháng 1 năm 2024, Hà Nội mới ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại và số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

Nhiệt độ trung bình tại Hà Đông (khu vực đặc trưng của thành phố Hà Nội) trong tháng 11-2023 ở mức 22,5-23,5 độ C; tháng 12 ở mức 18,5-19,5 độ C; tháng 1-2024 ở mức 17-18 độ C.

Thống kê nhiệt độ trung bình hà nội 2023 năm 2024
Các tỉnh, thành phố miền Trung tiếp tục xảy ra mưa lớn trong những ngày tới.

Về diễn biến mưa lớn tại miền Trung, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đêm qua và ngày hôm nay (15-10), các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi mưa to đến rất to; lượng mưa lớn nhất đo được tại tỉnh Thừa Thiên - Huế là 234,4mm, thành phố Đà Nẵng 281,2mm, tỉnh Quảng Nam 291mm...

Từ chiều nay đến ngày 17-10, khu vực từ phía Nam tỉnh Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50-250mm, có nơi cao hơn 300mm; trong đó, các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 250-450mm, có nơi cao hơn 700mm...

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, từ đêm 17 đến ngày 18-10, mưa có xu hướng mở rộng lên phía Bắc. Khu vực từ phía Nam tỉnh Nghệ An đến Quảng Ngãi tiếp tục mưa lớn với lượng mưa 100-200mm, có nơi cao hơn 400mm. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn tại các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đạt cấp 3; Thừa Thiên - Huế đạt cấp 2; phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định đạt cấp 1.

Từ hôm nay đến ngày 18-10, trên sông ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu là 3-8m, hạ lưu là 1-4m. Đỉnh lũ các sông ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị lên mức báo động cấp I-II, có sông trên mức báo động II. Các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi lên mức báo động cấp II-III. Các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi... có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi, ngập lụt cục bộ vùng trũng thấp ven sông và khu đô thị...

Chiều tối nay (15-10), Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 16h hôm nay, 6/7 quận của thành phố Đà Nẵng đã hết ngập; riêng huyện Hòa Vang còn ngập úng cục bộ tại một số nơi thấp trũng ven sông Túy Loan. 6.835 người dân của thành phố Đà Nẵng đã trở về nhà sau những ngày phải sơ tán vì ngập lụt. Còn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, do tốc độ thoát nước chậm hơn nên một số khu dân cư thuộc các huyện, thị xã, thành phố: Huế, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang còn ngập lụt cục bộ; 356 người dân đi sơ tán chưa thể về nhà...

Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm là bao nhiêu?

Nằm trong vùng nhiệt đới, thời tiết Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thủ đô là 23,6ºC, trong đó, nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 6 (29,8ºC) và thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Lượng mưa trung bình là 1.800mm, mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.

Thời tiết Hà Nội tháng 7 như thế nào?

Đặc trưng thời tiết Hà Nội tháng 7 là sự nắng nóng, oi bức. Đây được xem là tháng có nền nhiệt cao nhất trong năm ở Thủ đô. Nhiệt độ ban ngày dao động ở mức 33 độ C – 35 độ C, ban đêm nhiệt độ trung bình ở mức 27 độ C.

Thời tiết Hà Nội tháng 10 như thế nào?

Thời tiết Hà Nội tháng 10 như thế nào? Thời tiết Hà Nội tháng 10 có nhiệt độ tương đối ổn định ở mức 25 – 26 độ C, đi kèm với những cơn gió nhẹ và ánh sáng mặt trời dịu dàng. Ban đêm, nhiệt độ trung bình giảm xuống 23 độ C và ban ngày là 28 độ C.

Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu như thế nào?

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm và mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55 0C.