Thông số kết cấu của lốp ảnh hưởng thế nào tối động lực học ô tô

Trang chủ/KHOA HỌC KỸ THUẬT/Ký hiệu và cách đọc thông số lốp xe ô tô

Sử dụng đúng loại lốp rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất chung và sự an toàn của xe. Vậy nên hiểu rõ kích thước lốp chuẩn cho xe là việc cần phải biết. Từ đó, chúng ta có thể lựa chọn loại lốp phù hợp nhất.

Các thông số kí hiệu của lốp xe

Các thông số kí hiệu thường gặp trên lốp xe1. Loại xe có thể sử dụng lốp này

P (Passenger) ở đây nghĩa là xe khách.

LT (Light Truck) – xe tải nhẹ, xe bán tải

T (Temporary) – lốp thay thế tạm thời

2. Chiều rộng xe: Là bề mặt tiếp các của lốp ô tô với mặt đường. Đơn vị tính bằng mm và đo từ góc này sang góc kia.

3.Tỷ số thành lốp: Là tỷ số giữa độ cao của thành lốp với độ rộng bề mặt lốp xe ô tô được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp.

4. Cấu trúc của lốp: Hầu hết mọi lốp xe sử dụng trên thị trường hiện này đều có cấu trúc R viết tắt của Radial.

Những loại cấu trúc có ký hiệu như B, D hay E đều rất hiếm gặp.

5. Đường kính vành ô tô: Mỗi loại ô tô chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ vành nhất định. Đơn vị tính là inch

6. Tải trọng giới hạn: Là chỉ số quy định mức tải trọng quy định lốp có thể chịu được.

7. Tốc độ giới hạn: Tốc độ cao nhất mà ốp có thể chịu đựng được.

Ví dụ thực tế cách đọc 1 loại lốp như sau:

Các thông số trên lốp ở hình trên là:

+ Chiều rộng của lốp là 235mm

+ Bề dày lốp bằng 45% chiều rộng lốp (106mm)

+ Đây là loại lốp Radial

+ Đường kính vành lốp là 19 inch (483mm)

+ Tải trọng của lốp là 95 (690kg)

+ Tốc độ tối đa trên lốp xe là W (270km/h)

Tìm chỉ số giới hạn ở đâu?

Bảng quy đổi tải trọng và tốc độ của lốp xe ô tô:

Ngoài ra còn các chỉ số khác trên lốp có ý nghĩa sau đây:

Treadwear: Thông số về độ mòn gân lốp xe với tiêu chuẩn so sánh là 100.

Giả sử lốp xe được xếp 360, tức là nó có độ bền cao hơn tiêu chuẩn 3,6 lần. Tuy nhiên, thông số này chỉ chính xác khi so sánh độ bền của gân lốp xe của cùng một nhãn hiệu.

Traction: số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn. AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình còn C là kém nhất.

Temperature: đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải. Xếp cao nhất là A, trung bình là B còn C là kém nhất.

M + S: có nghĩa là lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết.

MAX. LOAD ( Maximum load): trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu, tính theo đơn vị pound hoặc kg. Bộ lốp lấy ví dụ trên đây là 2000kg.


Ngoài ra bạn cũng nên biết:

Những chức năng của lốp xe:

  • Lốp xe chịu toàn bộ khối lượng xe
  • Vì là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với mặt đường cho nên nó điều khiển sự khởi hành, sự dừng, sự quay vòng, sự tăng tốc, giảm tốc.
  • Lốp giảm sự va đập khi di chuyển trên mặt đường gồ ghề.

Phân loại:

  • Theo cấu tạo:
  • Theo bố lốp: lốp bố dọc, lốp bố tròn, lốp bố chéo.
  • Theo phương pháp giữ khí: lốp có săm, lốp không săm.
  • Theo sử dụng
  • Theo loại xe sử dụng: lốp xe buýt, lốp xe tải, lốp xe du lịch…
  • Theo môi trường: lốp đi cát, lốp đinh, lốp di tuyết, lốp đi mọi thời tiết,…
  • Các cách khác: lốp khổ hẹp, lốp dự phòng,…

Cấu tạo lốp xe:

  • Bố lốp là khung của lớp. Nó phải vừa đủ cứng và vừa đủ mềm để giữ khi áp suất cao và hấp thụ dao động. Bố lốp gồm nhiều lớp dây lốp được ghép xen kẽ với cao su. Các dây của lốp xe tải và xe buýt thường được làm bằng thép, còn ở xe du lịch được làm bằng nylon hoặc polyester. Lốp thường được phân loại theo hướng của bố lốp: bố lốp tròn và bố lốp chéo.
  • Gai lốp là lốp cao su bên ngoài bảo vệ lớp bố giúp không bị bào mòn và hư hỏng bên ngoài do sự tác động của mặt đường. Nó trực tiếp tiếp xúc với mặt đường và tạo ra lực ma sát để truyền lực chủ động và lực phanh lên mặt đường. Vỏ ngoài gai lớp được thiết kế nhiều rãnh để làm tăng hiệu quả phanh và truyền lực.
  • Cạnh lốp là những lốp cao su xung quanh sườn bên lốp và bảo vệ lớp bố tránh khỏi những tác động bên ngoài. Nó là phần linh động nhất, rộng nhất và liên tục biến dạng dưới tác dụng của tải khi di chuyển.
  • Lớp đệm là lớp vải nằm giữa bố lốp và gai lốp, giúp để tăng cường sự kết nối giữa 2 lớp này và giúp làm giảm những sự va đập trên mặt đường tác động lên bố lốp. Lốp xe buýt và lốp xe tải và tải nhẹ thường sử dụng lớp đệm nilon còn xe du lịch dùng polyester.
  • Đai (đệm cứng) là một loại đệm được dùng cho lốp bố tròn. Nó chạy xung quanh chu vi lốp giữa bố lốp và gai lốp, nó giữ chắc chắn đúng vị trí của bố lốp. Lốp xe du lịch thường làm bằng thép, tơ nhân tạo hay polyester còn xe tải và xe buýt sử dụng đai thép.
  • Dây mép lốp có tác dụng giữ lốp giúp không bị tuột ra khỏi vành do tác dụng của nhiều lực khác nhau các cạnh tự do hay hai bên của dây bố được cuốn quanh các dây thép rất chắc gọi là dây mép lốp. Áp suất khí trong lốp đẩy các tanh sát vào vành và giữ chặt nó ở vị trí đó. Tanh được bảo vệ khỏi sự cọ sát lên vành nhờ 1 lớp cao su cứng gọi là lớp lót.

Hoa lốp ảnh hưởng như thế nào đến chất tính năng của xe?

Mỗi loại hoa lốp được thiết kế phù hợp với từng loại địa hình cũng như thời tiết. Dưới dây là những loại hoa lốp sử dụng thông thường:

1. Dạng xương sườn (Rib shape):

Hoa lốp dạng xương sườn có các rãnh chạy dọc mặt lốp (thường gọi là gai xuôi), với ưu điểm lực cản nhỏ, độ ổn định là kiểm soát lái tốt do lực bám ngang lớn, thích hợp cho xe chạy tốc độ cao vì ít sinh nhiệt.

Tuy nhiên, dạng hoa lốp cũng có nhược điểm là khả năng phanh và tăng tốc kém trên đường, vì thế nó thích hợp cho các xe đi trên đường nhựa, được dùng cho bánh trước của xe tải hoặc xe buýt.

2. Dạng hình giun (Lug shape):

Hoa lốp dạng hình giun có các rãnh chạy ngang mặt lốp (thường gọi là gai ngang), có khả năng lái và phanh tốt, độ bám cực tốt, thường là các loại lốp dành cho xe tải, xe địa hình đi đường đất, đường đầm lầy.

Với các vấu bản to, loại này không thích hợp khi chạy với vận tốc cao do tiếng ồn và có lực cản trở lớn. Dạng này thích hợp cho xe đi đường đất, cho bánh sau của xe buýt, xe tải.

3. Dạng khối (Block shape):

Với những chiếc lốp có hình hoa văn với nhiều rãnh đan xen nhau rất thích hợp để đi trên đường tuyết và đường ướt nhờ độ ổn định và khả năng đánh lái tốt, khả năng thoát nước tối ưu.

Nhưng do các khối hoa lốp nhỏ và gần nhau hơn, lốp này nhanh mòn hơn các loại lốp khác. Vì thế, chúng phù hợp cho lốp mùa đông, hoặc lốp đa mùa ở các dòng xe du lịch, có thể dùng làm bánh sau của loại lốp Radial cho các dòng xe thông thường.

4. Dạng bất đối xứng (Asymmetric):

Hoa lốp này có dạng bất đối xứng hay thấy ở các lốp hiệu suất cao hoặc xe thể thao, vì chúng thể hiện khả năng vượt trội hơn khi cua ở tốc độ cao do diện tích tiếp xúc lớn, giảm bớt độ mòn ở vùng ngoài của mặt lốp.

Tuy nhiên, mỗi bên lốp đều có hoa văn khác nhau nên khi lắp phải lắp đúng mặt ngoài, mặt trong và cần phải sử dụng các lốp có hiệu suất cao hoặc xe thể thao.

5. Dạng hình giun và xương sườn (Rib-Lug shape):

Với các rãnh chạy dọc và ngang mặt lốp (gai xuôi và ngang) đây là hoa lốp sử dụng tốt cho cả trên đường nhựa lẫn đường đất và được dùng cho cả 2 bánh xe thường được thấy ở các dòng SUV. Phần hoa văn dạng giun ở vai lốp tăng cường khả năng phanh và lái trong khi đó các hoa văn dạng xương sườn ở trung tâm giúp định hướng tốt.

Loại lốp này được dùng cho cả đường nhựa, đường đất; dùng cho cả 2 bánh xe của xe tải và xe buýt.

6. Dạng định hướng (Directional):

Có các rãnh ngang cả hai bên lốp đều hướng về cùng một hướng. Dạng này có khả năng lái phanh tốt, thoát nước tốt tương đương với sự ổn định trên đường ướt, thích hợp khi chạy tốc độ cao

Sơ đồ mô phỏng dòng chảy lưu chất trên ô tô

Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô được xem là yếu tố sống còn của các xe thể thao và xe đua. Do ngoài việc nâng cao công suất, tối ưu lực kéo từ lốp xe ô tô với mặt đường (Các bác đọc tài liệu lý … lốp xe để rõ hơn) và phương án cuối cùng đó là giảm Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô. Các bác cùng ad tìm hiểu thêm nhé.

Khí động học – Bài toán đau đầu để nâng cao tốc độ tối đa của ô tô:

Khi nhắc về khí động học, chắc chắn các bác sẽ nghe qua một khái niệm đó là hệ số cản gió. Hệ số cản gió này rất đặc biệt thông thường nó rơi vào khoảng 0.58 – 0.7, vậy hệ số cản gió này cao tốt hay thấp tốt? Câu trả lời là càng thấp càng tốt do hệ số cản gió này là yếu tố quyết định lực cản gió tác dụng lên ô tô. Hệ số cản gió càng thấp, lực cản gió sẽ càng thấp và hệ số cản gió càng cao thì lực cản gió cũng tăng lên. Giả sử Ad có 2 ô tô được bố trí động cơ như nhau, hộp số như nhau và cả cụm hệ thống truyền lực như nhau và chỉ khác nhau ở hình dạng thân xe. Hình dạng thân xe sẽ quyết định đến hệ số cản gió của ô tô. Khi cùng thời gian tăng tốc thì khoảng thời gian cần thiết để ô tô đạt đến vận tốc tối đa của xe có hệ số cản gió thấp sẽ ngắn hơn so với xe có hệ số cản gió cao. Đồng thời, tốc độ cực đại của xe có hệ số cản gió thấp cũng cao hơn so với hệ số cản gió cao.

Ảnh hưởng của hình dạng ô tô đến khí động lực học ô tô

Các thành phần hệ số cản không khí trên ô tô

Đó là lý do tại sao các ô tô thể thao hay xe đua thường được thiết kế theo kiểu gầm đụng đất. Đó là một cách giúp hướng dòng khí đi lên trên thân xe để giúp giảm lực cản gió tác dụng vào ô tô.

Vậy, cách để giảm lực cản gió trên ô tô bằng cách nào?

Phương án tối ưu Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô:

Ta có thể thấy Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô là rất lớn và đây là vấn đề cần được quan tâm. Do nếu để ô tô đạt đến tốc độ tối đa 300km/h thay vì ta sử dụng một động cơ lớn thì bây giờ, nếu tối ưu tốt Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô ta chỉ cần sử dụng một động cơ hợp lý nhưng vẫn giúp ô tô có thể đạt đến tốc độ tối đa lên 300km/h. Mà giảm được dung tích động cơ thì giá thành ô tô giảm 1 cách rõ rệt.

Vậy, ta tối ưu Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô bằng cách nào. Phương án đầu tiên đó chính là giảm hệ số cản gió trên ô tô. Việc giảm hệ số cản gió trên động cơ sẽ được các nhà kỹ sư ô tô thiết kế trên các phần mềm mô phỏng khí động học như CFD (Computional Fluid Dynamics) để chọn ra hình dạng tối ưu nhất.

Độ lớn và tiết diện các mặt cản gió trên ô tô

Sơ đồ mô phỏng xác định vị trí cản trở lớn nhất của dòng chảy lưu chất lên ô tô

Nếu nói về các hình dạng ô tô Ảnh hưởng của khí động học, ta sẽ có thêm một số khái niệm mới. Khái niệm đầu tiên là góc kính chắn gió.

Góc kính chắn gió là góc hướng dòng lưu chất đầu tiên trên ô tô và đây cũng là góc quyết định sự chuyển động của dòng lưu chất là dòng chảy phân tầng hay dòng chảy rối. Thông thường, thì ta sẽ thiết kế góc kính chắn gió sao cho theo góc này lưu chất có thể đi về phía sau đuôi xe sao cho các phần tử lưu chất ít bị chảy rối nhất (Do diện tích tiếp xúc của kính chắn gió đã chiếm gần hết 40% hình mặt cắt dọc của ô tô).

Khái niệm thứ hai đó là góc thoát sau. Góc thoát này sẽ quyết định sự hình thành áp suất chân không ở phía sau thân xe. Áp suất chân không này gây ra rất nhiều nhược điểm cho ô tô như là tạo ra lực nâng trên các bánh xe dẫn đến bánh xe mất dần lực bám, nhược điểm thứ 2 nữa đó chính là tạo ra sự chuyển động rối của lưu chất ở phía sau xe và gây ra cản trở các phần tử lưu chất phía trước dẫn đến việc các phần tử lưu chất sẽ bị dồn lên phía trước và gây tăng lại lực cản gió lên ô tô.

Ảnh hưởng của góc thoát sau đến tính năng khí động học ô tô

Nguyên nhân hình thành lực nâng thì nó y chang như nguyên lý làm việc của động cơ phản lực trên máy bay. Khi hình thành áp suất âm phía trên đầu xe, lúc này, dòng khí đang có áp suất dương sẽ chuyển động đến vùng có áp suất âm và chính vì thế, vô tình tạo ra 1 lực nâng nâng bánh xe lên khỏi mặt đường. Như chúng ta đã đọc qua tài liệu Lý thuyết động học chuyển động ô tô và nguyên lý điều khiển của hệ thống cân bằng điện tử ESC thì lực bám giảm nghĩa là giảm lực kéo tác dụng lên các bánh và ô tô sẽ bị mất công suất. Để đảm bảo ô tô không bị ảnh hưởng của lực nâng thì lúc này, ta tận dụng các biên dạng thiết kế cánh của máy bay. Máy bay được thiết kế sao cho vùng áp suất âm ở phía trên và áp suất dương ở phía dưới để cho có dòng chuyển dịch áp suất này nâng máy bay bay lên. Tương tự, ta áp dụng phương pháp này nhưng ta quay ngược biên dạng của cánh máy bay xuống và biên dạng nó nhìn giống hình đuôi cá và nhờ có cánh hướng dòng của bộ đuôi cá này, áp suất được phân bố khác hẳn, phía trên đuôi cá là áp suất dương và phía dưới là áp suất chân không. Chính vì có sự chuyển dịch áp suất như vậy mà ta có thể tăng thêm được lực bám của bánh xe lên mặt đường (Do sự dịch chuyển của 2 khu vực áp suất đó tác dụng lên đuôi cá 1 áp lực từ trên xuống). Đấy chính là cách tối ưu Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô đơn giản nhất.

Sự phân bố áp suất khí động khi ô tô di chuyển

Độ lớn lực nâng của khí động khi ô tô di chuyển trên ô tô-min

Yếu tố thứ 3 đó chính là góc thoát trướcgóc thoát sau. Các bác biết tại sao ô tô thể thao thường tìm cách thiết kế sao cho hạ thấp gầm nhất tối đa có thể không. Đấy là do họ muốn thiết kế ô tô có góc thoát trước thấp để tránh dòng khí đi vào các hộc bánh xe. Khi dòng khí đi vào các hộc bánh xe cũng sẽ tạo ra sự chuyển động rối của dòng khí và khi đó cũng làm giảm tốc độ của ô tô.

Ảnh hưởng của góc thoát sau đến tính năng khí động học ô tô

Yếu tố thứ 4 để tối ưu Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô bằng cách thay đổi biên dạng của mũi xe. Đây được xem là chi tiết quyết định nhiều nhất đến tối ưu Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô hầu hết những cản trở của dòng lưu chất đều do chi tiết này. Nếu mũi xe được thiết kế sao cho ô tô có thể “Xé” gió và hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của lưu chất đến biên dạng mũi xe (Áp suất lưu chất tiếp xúc với biên dạng mũi xe sẽ tạo ra áp lực cản trở chuyển động của ô tô). Chính vì thế mà các bác để ý các xe như Lamborgini thường thiết kế đầu xe họ toàn những cạnh sắc nhọn. Việc thiết kế đó có thể là do họ yếu tố thẩm mỹ nhưng quan trọng hơn vẫn là để tối ưu Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô.

Bài viết Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô khá dài, Ad cũng không phải là chuyên môn ở lĩnh vực này nên chỉ cung cấp các bác tài liệu đọc cho vui. Các bác có thể tham khảo sâu hơn ở tài liệu cơ lưu chất của cô Bông chẳng hạn. tài liệu mà Ad gửi chỉ để đọc kiểu “Cưỡi ngựa xem hoa” thôi.

LINK DOWNLOAD:

Tài liệu về ảnh hưởng của hệ số cản gió và hình dạng thân xe đến chuyển động của ô tô:

Google Drive

Tài liệu về nghiên cứu và tính toán Ảnh hưởng của khí động học đến chuyển động của ô tô:

Google Drive

Tài liệu liên quan:

Tài liệu thiết kế ô tô chuyên dùng

Cấu tạo hệ thống khung vỏ trên ô tô

Cấu tạo hệ thống khung gầm trang bị trên ô tô Audi A3

Đào tạo Cấu tạo Hệ thống khung gầm Audi A7

Động học chuyển động Khí động học ô tô

Video liên quan

Chủ đề