Thư xin lỗi của tân hiệp phát với công chúng năm 2024

GS. TS Khoa học Trần Ngọc Thêm, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã đánh giá về hiện tượng này và phân tích thêm về thói quen xin lỗi của người Việt.

Trong lời xin lỗi được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng vào chiều ngày 22/12, người đứng đầu Tân Hiệp Phát đã nhấn mạnh, thời gian qua, có những chuyện buồn đã làm tổn thương tình cảm giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều đó khiến ông cảm thấy day dứt và mong muốn tìm dịp để có thể gửi lời xin lỗi chân thành của mình tới người tiêu dùng.

Lời xin lỗi được dư luận đánh giá là tự tâm, chân thành và gây bất ngờ, vì sự cố truyền thông của tập đoàn này đã trôi qua cách đây 2 năm.

Giáo sư Trần Ngọc Thêm đánh giá: “Tôi không có điều kiện hiểu hết câu chuyện trước đây cũng như bây giờ của Tân Hiệp Phát, nhưng tôi đánh giá đây là quá trình nhận thức tích cực của doanh nghiệp và là điều đáng khen”.

Thư xin lỗi của tân hiệp phát với công chúng năm 2024

GS. TS khoa học Trần Ngọc Thêm, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương.

Nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng này cho rằng, công chúng nên mở lòng đón nhận và khuyến khích doanh nghiệp nhận thức thiếu sót của mình, như thế là họ cũng cảm thấy lương tâm thực sự cắn rứt về những chuyện đã qua. Doanh nghiệp xin lỗi vì mục đích gì cũng là điều tốt. Vậy nên, công chúng cần có cái nhìn thiện cảm hơn, không nên mất niềm tin ở doanh nghiệp. Từ cái nhìn thiện cảm đó, doanh nghiệp sẽ có động lực lao động tốt hơn phục vụ người tiêu dùng.

“Sai thì đương nhiên phải xin lỗi, nhưng doanh nghiệp Việt trước nay vốn hiếm khi làm được điều này. Vậy nên ai bây giờ làm được việc này thì rất đáng hoan nghênh, đáng khuyến khích và hy vọng việc này sẽ trở thành một nét văn hóa ứng xử lâu dài”, ông nhận định.

Phân tích nguyên do người Việt ngại nói lời xin lỗi, giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng, văn hóa phương Tây là văn hóa dương tính, nên có thế nào nói thế ấy. Người ta đúng thì khẳng định mình đúng, sai thì nhận sai và xin lỗi. “Còn văn hóa Việt Nam là văn hóa cộng đồng, có thể mình đúng nhưng lại không nhận đúng, khiêm tốn. Còn mình sai cũng không nhận sai, mà cứ thanh minh thanh nga”, ông cho biết.

Điều đó khiến cho người Việt thật sự “ngại nói lời xin lỗi”.

Ông Trần Quý Thanh trong clip mở lời xin lỗi.

Với phương Tây, xin lỗi là việc dễ dàng. Người ta nói lời xin lỗi ngay cả khi trong lòng không nghĩ đến chuyện xin lỗi. Trong khi đó lời xin lỗi ở Việt Nam lại rất linh hoạt. Người ta xin lỗi ai đó vì làm phiền. Họ có rất nhiều cách để diễn đạt lời xin lỗi mà không nhất thiết phải nói ra. Nên không ít người lầm tưởng là người Việt không biết cách xin lỗi.

Trào lưu “công khai nói lời xin lỗi” vừa khởi xướng được xem là một nét mới trong văn hóa xin lỗi của người Việt - đúng như lời kêu gọi “tết mở lời, khởi đầu mới”.

Tân Hiệp Phát vừa cho đăng tải trên website, fanpage và kênh Youtube chính thức của tập đoàn này lời xin lỗi của Tổng Giám đốc gửi đến người tiêu dùng.

Trong video, ông Trần Quí Thanh - Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát, đồ uống Tân Hiệp Phát - Number 1 nói: “Thời gian qua có những chuyện buồn xảy ra gây tổn thương đến tình cảm của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Riêng tôi, tôi cảm thấy rất buồn và day dứt. Nhân đây tôi xin gửi lời xin lỗi sâu sắc đến người tiêu dùng cả nước.

Tôi tin là người Việt ai cũng muốn thấy sản phẩm của Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới và điều này khó có thể thực hiện được nếu không có sự ủng hộ của các bạn. Tôi thực sự mong đợi các bạn hãy mở lòng yêu mến và đồng hành với chúng tôi để mang thương hiệu Việt ra thế giới.”

Thư xin lỗi của tân hiệp phát với công chúng năm 2024

Còn nhớ, cách đây 2 năm, doanh nghiệp này đối mặt với khó khăn về truyền thông và ảnh hưởng đến tới thị phần. Thời điểm đó, ông Thanh hầu như không lên tiếng. Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã vượt qua khó khăn và cơ bản khôi phục được thị phần. Vậy nên, lời xin lỗi được đưa ra trong thời điểm này của người đứng đầu Tân Hiệp Phát gây ra nhiều bất ngờ.

Ông Thanh cho hay: “Tôi muốn nói lời xin lỗi không phải vì tranh cãi chuyện đúng sai, mà muốn nói những câu xin lỗi tự đáy lòng mình để trong tâm thanh thản. Đôi khi chúng tôi gây ra sự phiền lòng cho khách hàng và tôi cần xin lỗi để thể hiện sự tôn trọng khách hàng của mình.”

Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát tiết lộ thêm, ông đã khuyên bạn bè, nhân viên và các con của mình nên nói hết những điều còn áy náy trong lòng trước thềm năm mới.

Được biết, đây là clip mở đầu chiến dịch “Tết mở lời, khởi đầu mới” mà Dr.Thanh khởi xướng, hi vọng sẽ lan tỏa sâu rộng, tạo thành một nét văn hóa đẹp trong những ngày đầu xuân.

GS. TS Khoa học Trần Ngọc Thêm, nhà nghiên cứu văn hóa, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã đánh giá về hiện tượng này và phân tích thêm về thói quen xin lỗi của người Việt.

Trong lời xin lỗi được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng vào chiều ngày 22/12 vừa qua, người đứng đầu Tân Hiệp Phát đã nhấn mạnh, thời gian qua, có những chuyện buồn đã làm tổn thương tình cảm giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều đó khiến ông cảm thấy day dứt và mong muốn tìm dịp để có thể gửi lời xin lỗi chân thành của mình tới người tiêu dùng.

Lời xin lỗi được dư luận đánh giá là tự tâm, chân thành và gây bất ngờ, vì sự cố truyền thông của tập đoàn này đã trôi qua cách đây 2 năm.

Giáo sư Trần Ngọc Thêm đánh giá: “Tôi không có điều kiện hiểu hết câu chuyện trước đây cũng như bây giờ của Tân Hiệp Phát, nhưng tôi đánh giá đây là quá trình nhận thức tích cực của doanh nghiệp và là điều đáng khen”.

Thư xin lỗi của tân hiệp phát với công chúng năm 2024

GS. TS khoa học Trần Ngọc Thêm, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

Nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng này cho rằng, công chúng nên mở lòng đón nhận và khuyến khích doanh nghiệp nhận thức thiếu sót của mình, như thế là họ cũng cảm thấy lương tâm thực sự cắn rứt về những chuyện đã qua. Doanh nghiệp xin lỗi vì mục đích gì cũng là điều tốt. Vậy nên, công chúng cần có cái nhìn thiện cảm hơn, không nên mất niềm tin ở doanh nghiệp. Từ cái nhìn thiện cảm đó, doanh nghiệp sẽ có động lực lao động tốt hơn phục vụ người tiêu dùng.

“Sai thì đương nhiên phải xin lỗi, nhưng doanh nghiệp Việt trước nay vốn hiếm khi làm được điều này. Vậy nên ai bây giờ làm được việc này thì rất đáng hoan nghênh, đáng khuyến khích và hy vọng việc này sẽ trở thành một nét văn hóa ứng xử lâu dài”, ông nhận định.

Phân tích nguyên do người Việt ngại nói lời xin lỗi, giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng, văn hóa phương Tây là văn hóa dương tính, nên có thế nào nói thế ấy. Người ta đúng thì khẳng định mình đúng, sai thì nhận sai và xin lỗi. “Còn văn hóa Việt Nam là văn hóa cộng đồng, có thể mình đúng nhưng lại không nhận đúng, khiêm tốn. Còn mình sai cũng không nhận sai, mà cứ thanh minh thanh nga”, ông cho biết.

Điều đó khiến cho người Việt thật sự “ngại nói lời xin lỗi”.

Thư xin lỗi của tân hiệp phát với công chúng năm 2024

Ông Trần Quý Thanh trong clip mở lời xin lỗi

Với phương Tây, xin lỗi là việc dễ dàng. Người ta nói lời xin lỗi ngay cả khi trong lòng không nghĩ đến chuyện xin lỗi. Trong khi đó lời xin lỗi ở Việt Nam lại rất linh hoạt. Người ta xin lỗi ai đó vì làm phiền. Họ có rất nhiều cách để diễn đạt lời xin lỗi mà không nhất thiết phải nói ra. Nên không ít người lầm tưởng là người Việt không biết cách xin lỗi.

Trào lưu “công khai nói lời xin lỗi” vừa khởi xướng được xem là một nét mới trong văn hóa xin lỗi của người Việt - đúng như lời kêu gọi “tết mở lời, khởi đầu mới”.