Thuốc kháng sinh trị vết thương hở

Từ một vết thương hở nho nhỏ, lựa chọn sai thuốc bôi vết thương hở… dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử. 

1.Vì sao phải dùng thuốc bôi vết thương hở?

Bạn đã bao giờ bị một vết thương “không quá nghiêm trọng”, nhưng mãi vẫn không khỏi không? 

Những vết thương do xây xát, trầy xước, bị bỏng nhẹ… bạn nghĩ rằng nó sẽ khỏi nên mặc kệ nó, rồi sau đó thấy vết thương mưng mủ hoặc đau nhức một thời gian dài rồi mới khỏi. 

Các loại thuốc bôi sẽ giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình lành vết thương

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng không cần băng bó lại vị trí bị thương mà nên để vết thương được thông thoáng, được “thở” thì mới chóng lành da. 

Nhưng thực chất việc làm này sẽ dễ khiến các vết thương hở bị vi khuẩn tấn công, khiến vị trí da bị thương khó tái tạo, phục hồi lại và lâu khỏi hơn. 

Việc sử dụng các thuốc bôi, thuốc trị vết thương hở sẽ vừa cung cấp độ ẩm cần thiết giúp chỗ bị thương lâu khô miệng, dễ dàng tái tạo phục hồi vừa giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại cho cơ thể. 

Từ đó giúp việc điều trị các vết thương được dễ dàng, hiệu quả hơn. 

2.Các loại thuốc bôi vết thương hở trên thị trường hiện nay

2.1 Thuốc bôi vết thương có tác dụng sát trùng

2.1.1 Oxy già

Oxy già là dung dịch có tác dụng giúp sát khuẩn, sát trùng, làm sạch mủ và đẩy các dị vật ra ngoài các vết thương. 

Thông thường oxy già được dùng cho các vết thương mới, vết thương có mủ hoặc các vết thương đang có hiện tượng nhiễm trùng và đặt biệt là các vết thương chứa dị vật. 

Đối với các vết thương đang lành, oxy già có thể làm tổn thương các mô mới đang được phục hồi.

Bạn không cần lo lắng khi thấy hiện tượng sủi bọt khi sử dụng oxy già vì phản ứng này hoàn toàn bình thường. 

Lưu ý: Không sử dụng oxy già có hàm lượng trên 3% vì có thể gây bỏng cho cơ thể. Oxy già nên được để tránh xa tầm tay trẻ em vì việc uống nhầm oxy già sẽ gây viêm thực quản và gây hoại tử ruột.

Hiện tượng sủi bọt khi sử dụng oxy già là hoàn toàn bình thường

2.1.2 Cồn 

Thông thường cồn 70 độ được dùng để sát trùng vết thương, sát trùng da trước khi tiêm và diệt khuẩn các dụng cụ chăm sóc vết thương.

Cồn có nồng độ cao hơn 70 độ không có khả năng sát trùng. 

Lưu ý: Không để cồn gần lửa, tránh việc cồn bị bắn vào mắt và không được uống là những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng cồn. 

2.1.3 Cồn I-ốt

Cồn I-ốt thường được sử dụng khi sát khuẩn cho vết thương vì khả năng sát khuẩn mạnh mà i-ốt mang lại. 

Do có khả năng sát khuẩn mạnh nên cồn i-ốt còn có khả năng phá hủy các chất hữu cơ trên da, nếu dùng lâu còn có thể gây nhiễm độc i-ốt. 

Lưu ý: Không nên sử dụng cồn i-ốt với các vết thương sâu, da của trẻ em hay vùng da nhạy cảm. 

2.1.4 Thuốc đỏ

Thuốc đỏ thường được sử dụng như thuốc làm khô, chống lở loét vết thương hở. 

Tuy nhiên, do thành phần có chứa thủy ngân nên thuốc đỏ chỉ nên dùng trên các vết thương nhỏ và không gần mạch máu để tránh việc thủy ngân ngấm vào máu gây nguy hiểm đến cơ thể, nặng hơn có thể gây tử vong.

Lưu ý: Không dùng thuốc đỏ cho các vết thương hở, các vết thương gần mạch máu.

2.1.5 Thuốc tím

Trước khi bôi lên vết thương để sát trùng, thấm dịch và tiêu diệt một số vi khuẩn thì thuốc tím cần được pha loãng với nước. 

Tuy nhiên khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dung dịch này không phải là tuyệt đối vì không thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn nhất định. 

2.1.6 Thuốc Prontosan

Đối với các vết thương hở mãn tính việc bị bao phủ bởi các mô hoại tử, các giả mặc hay Biofilm sẽ làm cho quá trình lành vết thương bị chậm lại. 

Do đó, việc loại bỏ các lớp bao phủ cứng đầu này là một việc vô cùng cần thiết để giữ cho vùng da bị thương được sạch sẽ từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi tốt hơn.

Thuốc Prontosan giúp diệt khuẩn cho vết thương

Thuốc Prontosan thường được sử dụng để giúp loại bỏ các mô chết, các dị vật, cũng như các lớp bao phủ ngăn cản quá trình lành của vết thương.

Prontosan còn có tác dụng giữ ẩm, diệt khuẩn cho các vết thương cấp và mãn tính. 

2.2 Thuốc bôi vết thương có tác dụng như kháng sinh

2.2.1 Silvirin

Việc bôi lên vị trí bị thương một lớp kem bảo vệ có chứa phân tử bạc sẽ giúp kháng khuẩn tại chỗ cho vết thương đó. 

Silvirin là một loại kem bôi vết thương hở của phức hợp sulfadiazine bạc. Các phân tử bạc trong thuốc khi kết hợp cùng protein sẽ giúp tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn.

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bôi này sẽ có thể làm giảm quá trình bong tróc và tiêu hủy của các mô chết trên vết thương. 

Thuốc bôi silvirin sẽ giúp loại bỏ, tiêu diệt vi khuẩn cho vết thương

2.2.2 Madecassol Care oint

Cùng với Silvirin, Madecassol Care oint cũng thường được biết đến như một loại thuốc bôi vết thương hở có tác dụng giúp kháng khuẩn cho vùng da bị thương. 

Ngoài ra, sử dụng Madecassol Care oint còn giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa để lại sẹo trên da.

2.3 Băng vết thương dạng xịt

Ngoài các dung dịch kháng khuẩn thường thấy ở dạng nước hoặc dạng kem, thì các bạn có thể cân nhắc lựa chọn các dung dịch dạng xịt.

2.3.1 Dizigone

Dizigone mang đến cơ chế kháng khuẩn tự nhiên tương tự như hệ miễn dịch của cơ thể. 

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nấm, virus mà không gây tổn thương đến các mô hạt và không làm cản trở quá trình lành da của cơ thể. 

Ngoài ra, Dizigone còn nhẹ dịu không gây kích ích cho da ở vị trí bị thương. 

Thuốc xịt Dizigone giúp loại bỏ nhẹ nhàng các dị vật cho vết thương

2.3.2 Nacurgo

Khi bạn bôi kháng sinh lên vết thương hở sẽ dễ xảy ra hiện tượng vi khuẩn bị miễn nhiễm kháng sinh dẫn đến việc không loại bỏ được hoàn toàn chúng ra khỏi vết thương. 

Băng vết thương dạng xịt Nacurgo có thể loại bỏ được những hạn chế khi sử dụng kháng sinh hay thuốc mỡ bôi lên vết thương hở. 

Thành phần màng sinh học Polyesteramide có trong Nacurgo sẽ như một lớp màng da nhân tạo bao phủ hoàn toàn vết thương từ đó giúp bảo vệ, chống nhiễm khuẩn và ngăn ngừa tình trạng ngấm nước của vị trí da bị tổn thương này. 

Lớp màng này còn giúp thúc đẩy hình thành mao mạch, tái tạo tế bào và giúp thời gian lành của vết thương được đẩy nhanh gấp 3 – 5 lần. 

Trong Nacurgo có chứa lớp màng sinh học Polyesteramide giúp bao phủ và bảo vệ vết thương

Bên cạnh đó, trong Nacurgo còn chứa tinh chất trà xanh (Camellia Sinensis) giúp làm dịu và tinh nghệ siêu phân tử (Nano Curcumin) giúp ngăn ngừa hình thành sẹo, tái tạo tế bào da nhanh chóng cho vết thương. 

Nacurgo sẽ được sử dụng ngay sau khi bạn làm sạch vết thương với nước muối sinh lý để giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình hồi phục, lành lại của da. 

Sau khi ấn nhẹ van và xịt, dung dịch băng vết thương Nacurgo sẽ nhanh chóng khô lại và tạo thành lớp màng sinh học bao phủ lên vết thương. 

3.Hướng dẫn lựa chọn thuốc bôi vết thương hở mau lành cho từng loại vết thương

Việc lựa chọn thuốc bôi phù hợp với từng loại vết thương khác nhau sẽ giúp quá trình xử lý, chăm sóc vết thương đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Nếu bạn dùng các thuốc bôi không phù hợp với đặc điểm, tính chất của các vết thương sẽ khiến việc phục hồi tổn thương bị chậm lại hoặc thậm chí khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.  

Một số gợi ý giúp bạn lựa chọn đúng loại thuốc bôi cho từng loại vết thương như sau: 

  • Với các vết thương, vết mổ sạch đã được khâu kín, các vết thương áp xe, viêm mủ phần mềm không nhiễm vi khuẩn yếm khí có thể sử dụng tất cả các loại thuốc bôi dạng dung dịch và dạng xịt. 
  • Với các vết thương áp xe, viêm mủ phẩm mềm nghi nhiễm khuẩn yếm khí có thể sử dụng Oxy già, thuốc Prontosan.
  • Với các vết thương hở, vết bỏng, vết loét mãn tính có thể sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo hoặc Madecassol Care oint.

4.Tác dụng phụ của thuốc bôi vết thương hở

Các loại thuốc mỡ bôi lên vết thương hở chứa kháng sinh sẽ có thể gây ra hiện tượng viêm da tiếp xúc do tác dụng phụ của các hoạt chất polymyxin, neomycin và bacitracin. 

Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài và tìm sản phẩm thuốc bôi khác thay thế thích hợp hơn. 

Một số trường hợp còn gặp dị ứng nặng như hội chứng Lyell và hội chứng Stevens – Johnson do phản ứng với các thành phần có trong thuốc mỡ kháng sinh bôi lành da. 

5.Lưu ý khi tự sử dụng thuốc bôi để làm khô và trị vết thương hở mau lành

Bạn cần chú ý chọn thuốc bôi vết thương phù hợp với tình trạng, đặc điểm vết thương, vùng da bị thương và đối tượng sử dụng thuốc để tránh việc gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. 

5.1 Lựa chọn thuốc bôi vết thương hở cho bé

Làn da trẻ em rất nhạy cảm vậy nên cần đặc biệt chú ý đến thành phần  của các thuốc bôi vết thương trước khi sử dụng cho bé. 

Bởi lẽ, các loại thuốc bôi vết thương không chỉ có tác dụng ngoài da mà chúng còn có thể thẩm thấu vào da sau đó đi vào máu và có tác dụng đến toàn bộ cơ thể.

Vậy nên, cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các loại kem bôi vết thương hở cho bé hoặc bôi lên vùng da có diện tích rộng. 

Ngoài ra đối tượng phụ nữ có thai cũng cần được bác sĩ tư vấn trước khi khi có ý định sử dụng các loại thuốc bôi vết thương. 

Một số thuốc không chỉ có thể gây phát ban mà còn có thể gây ra các phản ứng dị ứng chậm cho cơ thể. Với những người mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc bôi không nên tiếp tục sử dụng loại thuốc bôi đó. 

5.2 Khi nào không nên tự ý dùng thuốc bôi vết thương hở

Thuốc bôi vết thương ngoài da không nên sử dụng lên trên các vết thương hở đang bị chảy nước hoặc đang ở giai đoạn cấp tính. 

Đặc biệt, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giúp mau lành vết thương hở chứa kháng sinh khi chưa có tư vấn và chỉ định của bác sĩ. 

Vì các hoạt chất kháng sinh có trong một số loại thuốc có thể thẩm thấu và hấp thu vào vết thương gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 

Chắc hẳn khi đọc đến đây, bạn đã biết cách lựa chọn thuốc bôi vết thương hở phù hợp cho từng loại vết thương rồi phải không? Cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết nhé!

Video liên quan

Chủ đề