Tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất vì dụ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN---------------------------------NGUYỄN THỊ LÊ HOANGHIÊN CỨU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁTÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀOTĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNGLUẬN ÁN TIẾN SĨNGÀNH KINH TẾ HỌCHÀ NỘI – NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN---------------------------------NGUYỄN THỊ LÊ HOANGHIÊN CỨU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁTÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀOTĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNGChuyên ngành: Kinh tế họcMã số: 9310101LUẬN ÁN TIẾN SĨNgười hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. Bùi Đức Triệu2. PGS.TS. Tăng Văn KhiênHÀ NỘI – NĂM 2020 iLỜI CAM ĐOANTôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi camkết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêucầu về sự trung thực trong học thuật.Hà nội, ngàythángnăm 2020Nghiên cứu sinhNguyễn Thị Lê Hoa iiMỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài .................................................................................................12. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................33. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................44. Đóng góp mới của luận án .....................................................................................55. Kết cấu của luận án ................................................................................................6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............. 81.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................81.1.1 Các nghiên cứu về năng suất lao động ............................................................81.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất........131.1.3 Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài ..........................................191.2 Khoảng trống các cơng trình đã được cơng bố và các vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu .................................................................................................................22KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 26CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀTÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAOĐỘNG .......................................................................................................................... 282.1 Khái niệm và phương pháp đo năng suất lao động ........................................282.1.1 Năng suất lao động ........................................................................................282.1.2 Tăng năng suất lao động ................................................................................292.2 Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ công nghệ...................................312.2.1 Khái niệm tiến bộ công nghệ .........................................................................312.2.2 Các yếu tố tạo nên tiến bộ công nghệ ............................................................332.3 Phương pháp luận nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năngsuất lao động .............................................................................................................342.3.1 Cơ chế tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động ...........342.3.2 Phương pháp đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất .36KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 50CHƯƠNG 3: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNGNGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM...................... 513.1 Đánh giá năng suất lao động và tăng năng suất lao động của Việt Nam ......513.1.1 Dữ liệu tính năng suất lao động và tăng năng suất lao động .........................51 iii3.1.2 Đánh giá năng suất lao động chung toàn nền kinh tế của Việt Nam .............583.1.3 Đánh giá năng suất lao động theo các ngành kinh tế.....................................623.2 Nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động củaViệt Nam ...................................................................................................................643.2.1 Dữ liệu và xử lý bổ sung dữ liệu về vốn........................................................643.2.2 Nghiên cứu đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất laođộng của nền kinh tế ...............................................................................................733.2.3 Tiến bộ công nghệ tác động tăng năng suất khối doanh nghiệp ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo..........................................................................................84KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 96CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT DỰA TRÊNTHÚC ĐẨY TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ ..................................................................... 974.1 Các vấn đề đặt ra đối với thúc đẩy tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất laođộng ...........................................................................................................................974.2 Bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những cơ hội thách thức thúcđẩy tiến bộ công nghệ...............................................................................................994.2.1 Bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ..........................................994.2.2 Năng lực sáng tạo đổi mới của Việt Nam ....................................................1014.3. Đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ đóng góp nâng cao năng suấtlao động ...................................................................................................................1084.3.1 Xây dựng đồng bộ các chính sách và các chương trình thúc đẩy tiến bộ côngnghệ và nâng cao năng suất lao động ...................................................................1094.3.2 Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và đổi mới ..........................................1124.3.3 Nâng cao năng lực hấp thụ tiến bộ công nghệ .............................................1154.3.4 Tạo lập hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo .........................................................1174.4 Điều kiện thực hiện giải pháp .........................................................................120KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 121KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 122DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 126PHỤ LỤC ........................................................................ Error! Bookmark not defined. ivDANH MỤC BẢNGBảng 3.1: Dữ liệu về GDP theo giá thực tế, giá so sánh và số liệu lao động toàn nền kinhtế quốc dân của Việt Nam (2010 – 2018) ......................................................................51Bảng 3.2 Tính tổng số giờ làm việc của toàn nền kinh tế qua các năm (2010 – 2018) 52Bảng 3.3: Giá trị tăng thêm theo giá thực tế (2018) và giá so sánh (2010 – 2018) của cácngành kinh tế cấp I.........................................................................................................53Bảng 3.4: Số lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế cấp I (2010-2018) ......55Bảng 3.5: Số giờ lao động bình quân trên tuần của các khu vực kinh tế (2010-2018) .56Bảng 3.6: Tính tổng giờ lao động của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (2010 – 2018) ....... 57Bảng 3.7: Tổng số giờ lao động theo ngành ngành kinh tế (2010 – 2018) ...................57Bảng 3.8: NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam 2011-2018 ...............................59Bảng 3.9: NSLĐ (2018) và tốc độ tăng NSLĐ theo giờ lao động (2010-2018) ...........59Bảng 3.10: NSLĐ 2018 (tính theo giờ) và tốc độ tăng NSLĐ các ngành kinh tế cấp I(2011 – 2018).................................................................................................................63Bảng 3.11: Giá trị đầu tư cịn lại đến cuối năm (tính khấu hao là 5%) đến năm 2000 .67Bảng 3.12: Quy mô vốn nền kinh tế từ 2001 - 2009 .....................................................69Bảng 3.13: Ước tính quy mô vốn của các ngành kinh tế đến cuối năm 2009 ...............70Bảng 3.14: Quy mô vốn của ngành nông lâm, nghiệp, thủy sản từ 2010 - 2018 ..........71Bảng 3.15: Quy mơ vốn bình qn theo ngành kinh tế (2010 – 2018) .........................71Bảng 3.16: Tóm tắt tên biến sử dụng cho mơ hình DEA hoặc SFA .............................73Bảng 3.17: Kết quả chỉ số Malmquist tổng hợp tính từ số liệu giá trị tăng thêm, số laođộng đang làm việc và quy mô vốn của các ngành kinh tế cấp I (2011 – 2018) ..........74Bảng 3.18: Kết quả chỉ số Malmquist tổng hợp tính từ số liệu giá trị tăng thêm, tổng sốgiờ lao động trong năm và quy mô vốn của các ngành kinh tế cấp I (2011-2018) .......75Bảng 3.19: Ước lượng thay đổi công nghệ của các ngành cấp I từ 2011 - 2018 ..........75Bảng 3.20: Kết quả ước lượng các tham số của hàm sản xuất dựa trên số liệu về giá trịtăng thêm, số lao động đang làm việc và quy mô vốn của ngành kinh tế cấp I từ 2010 –2018 ...............................................................................................................................79Bảng 3.21: Ước lượng tiến bộ công nghệ dựa trên dữ liệu giá trị tăng thêm, vốn và sốlao động của các ngành kinh tế cấp I (2011-2018)........................................................80Bảng 3.22 Kết quả kiểm định của mơ hình sản xuất biên ngẫu nhiên đối với dữ liệu đầuvào là giá trị tăng thêm, tổng giờ công và quy mô vốn của các ngành kinh tế cấp I (20102018) ..............................................................................................................................81 vBảng 3.23: Kết quả ước lượng các tham số của hàm sản xuất với dữ liệu giá trị tăngthêm, tổng số giờ lao động trong năm và quy mô vốn của các ngành kinh tế cấp I từ2010 – 2018 ...................................................................................................................82Bảng 3.24: Ước tính tiến bộ cơng nghệ, hiệu quả kỹ thuật từ dữ liệu giá trị tăng thêm,tổng giờ lao động và quy mô vốn của ngành kinh tế cấp I (2011-2018).......................83Bảng 3.25: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm, lao động và NSLĐ khối doanh nghiệp ngànhcông nghiệp chế biến, chế tạo (2011-2018)...................................................................87Bảng 3.26: Kết quả chỉ số Malmquist tổng hợp tính từ số liệu của các ngành công nghiệpchế biến, chế tạo (2011 – 2018).....................................................................................87Bảng 3.27: Kết quả kiểm định lựa chọn hàm sản xuất cho dữ liệu khu vực doanh nghiệpngành công nghiệp chế biến, chế tạo (2010-2018) ........................................................88Bảng 3.28: Kết quả ước lượng các tham số của hàm sản xuất từ số liệu ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo (2010-2018) ...........................................................................89Bảng 3.29: Tỷ lệ tăng năng suất do tiến bộ công nghệ của các ngành thuộc ngành cơngnghiệp chế biến, chế tạo (2011-2018) và bình quân 2011 – 2018.................................90Bảng 3.30: Mức năng suất 2018, tốc độ tăng NSLĐ và tiến bộ công nghệ 2011-2018 củakhối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phân theo cấp độ công nghệ 93Bảng 3.31: Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các ngành thuộc ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo bình quân 2011-2018................................................................................94Bảng 4.1: Xếp hạng của Việt Nam về hệ sinh thái đổi mới (2019) ............................101Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trên tổng GDP (2015) củaViệt Nam và một số nước trên thế giới .......................................................................107Bảng 4.3: Số các nhà nghiên cứu trên một triệu dân (2015) của Việt Nam và một sốnước .............................................................................................................................107 viDANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒSơ đồ 1.1: Minh họa giá trị tăng thêm ...........................................................................11Sơ đồ 4.1: Mơ hình thúc đẩy tăng năng suất dựa trên đổi mới, sáng tạo ....................119Biểu đồ 2.1: Đường biên sản xuất và hiệu quả kỹ thuật................................................34Biểu đồ 2.2: “Năng suất”, “hiệu quả kỹ thuật” và “hiệu quả kinh tế theo quy mô” .....35Biểu đồ 2.3: Minh họa thay đổi công nghệ giữa 2 thời kỳ ............................................36Biểu đồ 2.4: Minh họa đường biên hiệu quả .................................................................39Biểu đồ 2.5: Mơ hình đường biên ngẫu nhiên ...............................................................45Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam 2011 - 2018 ........................................60Biểu đồ 3.2: GDP bình quân đầu người và NSLĐ tính theo người của Việt Nam và mộtsố nước Châu Á (2018)..................................................................................................60Biểu đồ 3.3: NSLĐ tính theo giờ của Việt Nam so với một số nước Châu Á (2018)...61Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Namvà một số nước Châu Á (bình quân 2011 – 2018) ........................................................61Biểu đồ 3.5: NSLĐ các ngành kinh tế năm 2018 ..........................................................62Biểu đồ 3.6: Tiến bộ cơng nghệ bình qn 2011-2018 của các ngành thuộc ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo ................................................................................................92 viiDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTAPODEATổ chức Năng suất Châu Á (Asian Productivity Organization)Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)DNGDPILODoanh nghiệpTổng sản phẩm quốc nộiTổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)KH&CNKT-XHMPINC&PTKhoa học và công nghệKinh tế - Xã hộiChỉ số đo năng suất Malmquist (Malmquist productivity index)Nghiên cứu và phát triểnNSLĐNSNNOECDNăng suất lao động (Labor productivity)Ngân sách nhà nướcTổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (Organization for EconomicOLSSESFACooperation and Development)Bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares)Hiệu quả theo quy mơ (Scale effect)Phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis)TCTETFPThay đổi công nghệ (Technology Change)Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficency)Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factors Productivity)TSCĐWEFTài sản cố địnhDiễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum). 1LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTăng năng suất lao động có ý nghĩa rất lớn, là nhân tố quan trọng để tăng thêm sảnphẩm cho xã hội, là cơ sở để hạ thấp giá thành, góp phần nâng cao đời sống nhân dânvà tăng tích lũy để phát triển sản xuất. Chỉ có phát triển nhờ vào tăng năng suất mớităng được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hànghoá và dịch vụ, tăng cường hội nhập quốc tế.Ở Việt Nam, từ nhiều năm thuật ngữ “Năng suất – Chất lượng – Hiệu quả” đã trởthành khẩu hiệu ở các nhà máy. Từ năm 1996, khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Năngsuất Châu Á (APO) thì vai trò và tầm quan trọng của năng suất và cải tiến năng suấtcàng được nhấn mạnh hơn.Ngày 21 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Chươngtrình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệpViệt Nam đến năm 2020”. Chương trình nhấn mạnh vào tầm quan trọng “nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thúc đẩy ứng dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩnkỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thiết lập vai trò nền tảng của nhànước đối với các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng, lấy doanh nghiệp làmtrung tâm cho các hoạt động cải tiến và đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng”.Một lần nữa vai trò của nâng cao năng suất được nhấn mạnh trong Nghị quyết số05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày1/11/2016 về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăngtrưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nềnkinh tế”. Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu tăng năng suất và khẳng định vai trò của nângcao năng suất trong phát triển kinh tế, trong đó đề ra mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020:“tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%”.Quan điểm của Đảng xác định tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng trưởng theohướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suấtlao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trí sáng tạo của con người Việt Nam và thànhtựu khoa học - công nghệ (KH&CN).Gần đây, Nghị quyết 52 – NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị vềmột số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2tư đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơhội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năngsuất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xãhội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiếncủa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Đồng thời, Nghị quyết cũng đưa ra mụctiêu năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm giai đoạn 2021-2025 và tăng bìnhqn khoảng 7,5%/năm đến năm 2030.Về vai trị của KH&CN, năm 1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghịquyết Trung ương 2 khóa VIII, trong đó khẳng định “vai trò to lớn của KH&CN trongviệc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động – lànhững yếu tố tác động quan trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội”. Hiến pháp năm2013 cũng đã nêu rõ: Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vaitrò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm gầnđây, được sự đầu tư, phát triển KH&CN, hạ tầng cơ sở cho KH&CN cũng đã được cảithiện như cơ quan làm việc, các phòng thử nghiệm, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đầutư nâng cao trình độ cán bộ… Nhà nước cũng có rất nhiều các chính sách, chương trìnhliên quan thúc đẩy hoạt động KH&CN, nhưng thường tập trung nhiều hơn vào nghiêncứu và phát triển, tạo ra tri thức mà chưa chú trọng nhiều tới tăng cường, phổ biến vàáp dụng tri thức để tạo ra được các giá trị kinh tế, bên cạnh đó, việc quan tâm và đầu tưcho nghiên cứu, phát triển, đổi mới ở các doanh nghiệp chưa cao, mà đây là khu vựcchính đưa các tiến bộ của KH&CN làm gia tăng giá trị.Để tạo ra sự sẵn sàng đầu tư và chuyển biến tích cực cho thúc đẩy các hoạt độngKH&CN, vấn đề nhận thức cần đặt lên đầu tiên, không chỉ nhận thức từ các cơ quanquản lý mà gồm cả khối tư nhân ở các thành phần kinh tế - xã hội. Để tạo ra được nhậnthức, thì cần làm rõ được vai trị và ý nghĩa thực sự của KH&CN.Vì vậy, câu hỏi quản lý là: Vai trị của tiến bộ cơng nghệ trong tăng năng suất laođộng (NSLĐ) ở Việt Nam như thế nào để định hướng cho các giải pháp thúc đẩy hoạtđộng KH&CN làm tăng NSLĐ.Trong các yếu tố đóng góp vào tăng NSLĐ, tiến bộ cơng nghệ đóng vai trị đặc biệtquan trọng và về dài hạn thì chính là yếu tố quyết định tăng NSLĐ bền vững. Mặc dùvậy, các nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ ở Việt Nam cònnhiều vấn đề, cả về phương diện số liệu và phương pháp sử dụng, chưa có được cácnghiên cứu đầy đủ về phương pháp luận cũng như chưa khai thác hợp lý các dữ liệu 3thống kê cho mục đích nghiên cứu trên để có các kết quả đáng tin cậy làm cơ sở khoahọc cho hoạch định chính sách.Luận án đặt ra vấn đề nghiên cứu tác động tiến bộ công nghệ và tăng NSLĐ củanền kinh tế Việt Nam nói chung và khối doanh nghiệp ngành cơng nghiệp chế biến,chế tạo nói riêng (là khu vực có thể cho thấy những tác động nổi bật của tiến bộ côngnghệ vào tăng NSLĐ), qua đó thấy được sự cần thiết thúc đẩy phát triển KH&CN,đồng thời định hướng cho giải pháp thúc đẩy tiến bộ KH&CN nhằm đạt mục tiêu tăngNSLĐ của Việt Nam.Dự kiến nghiên cứu nhằm tới việc ứng dụng phương pháp thông dụng là phươngpháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp bao dữ liệu (DEA) để đolường tiến bộ công nghệ tác động làm tăng NSLĐ trên cơ sở khai thác nguồn dữ liệuthống kê hiện có của Việt Nam.2. Mục đích nghiên cứuTrả lời cho câu hỏi quản lý nêu trên, câu hỏi nghiên cứu sẽ là:-Hiện trạng NSLĐ của Việt Nam đang như thế nào?-Tiến bộ công nghệ tác động như thế nào vào tăng NSLĐ của Việt Nam?-Các gợi ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu để thúc đẩy tiến bộ KH&CN đónggóp vào tăng NSLĐ?Để trả lời các câu hỏi trên, nội dung nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào: làm rõý nghĩa và cách tiếp cận xử lý số liệu tính NSLĐ; đo lường tiến bộ cơng nghệ tác độngvào tăng NSLĐ dựa trên các dữ liệu thống kê liên quan; phân tích các kết quả để đề xuấtcác hướng giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm tăng NSLĐ.Mục đích nghiên cứu nhằm tới:- Đánh giá được vai trị và tác động của tiến bộ cơng nghệ vào tăng NSLĐ của Việt Nam;- Xây dựng được phương pháp xác định tác động của tiến bộ công nghệ vào tăngNSLĐ trong điều kiện dữ liệu thống kê hiện nay của Việt Nam.Mục tiêu cụ thể:-Xử lý số liệu thống kê tính tốn chỉ tiêu NSLĐ, tăng NSLĐ của Việt Nam giaiđoạn từ 2011 – 2018;-Đưa ra cách tiếp cận xử lý dữ liệu đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vàotăng NSLĐ trong điều kiện dữ liệu thống kê hiện nay của Việt Nam; 4-Đánh giá được tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế vàkhối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;-Đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao NSLĐ dựa trênkết quả phân tích thực trạng.3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu3.1 Phạm vi nghiên cứuNghiên cứu tính tốn tác động của tiến bộ cơng nghệ vào NSLĐ của Việt Nam từ2011 đến 2018, khi bắt đầu kế hoạch phát triển kinh tế thập niên 2010 – 2020 và khi bắtđầu chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, trong đókhẳng định vai trị của KH&CN trong thúc đẩy nâng cao NSLĐ.Khi phân tích năng suất, hiệu quả và tiến bộ công nghệ, luận án sử dụng dữ liệu củangành kinh tế cấp I. Tuy nhiên, nếu gộp chung các ngành sẽ hạn chế về kết quả ướclượng do các ngành có sự khác biệt lớn về cơng nghệ sản xuất, do đó, luận án phân tíchsâu hơn đối với ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo, trong đó sử dụng dữ liệu khốidoanh nghiệp và phân ngành thành 4 cấp độ công nghệ: công nghệ cao, công nghệ trungbình cao, cơng nghệ trung bình và cơng nghệ thấp.3.2 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng chính của đề tài là tính tốn tiến bộ cơng nghệ đóng góp vào tăng NSLĐdựa trên phương pháp thống kê và mơ hình kinh tế lượng phù hợp.3.3 Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp phân tích lý thuyết: nghiên cứu tổng hợp lý thuyết để khai thác cáckhía cạnh khác nhau của lý thuyết liên quan tới năng suất lao động và yếu tố tác độngtới tăng năng suất lao động, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho luậnán nghiên cứu.- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấptừ các nguồn số liệu thống kê, như niên giám thống kê, các số liệu công bố của Tổngcục Thống kê, các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu, số liệu trên website của Tổngcục Thống kê, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan khác.- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp, kỹ thuật thống kê để mô tả dữliệu, nhận biết được thực trạng, xu hướng của dữ liệu. 5- Phương pháp nghiên cứu định lượng: trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và tổngquan nghiên cứu các mơ hình đánh giá tác động trước đó, luận án lựa chọn mơ hình kinhtế lượng phù hợp đánh giá đóng góp của tiến bộ cơng nghệ vào tăng NSLĐ.- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đưa ra các nhận xét từ kết quả nghiên cứu địnhlượng, kết hợp với phân tích thực trạng khoa học và cơng nghệ của Việt Nam, xác địnhcác vấn đề và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động KH&CN nhằm tới tăng NSLĐ.4. Đóng góp mới của luận ánVới mục tiêu nghiên cứu như trên, dự kiến các kết quả sẽ đạt được của nghiên cứuđóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau:Về lý luận+ Luận án làm rõ khái niệm NSLĐ, tăng NSLĐ, phương pháp tính NSLĐ, tốc độtăng NSLĐ, phương pháp xử lý số liệu để tính NSLĐ. Trong điều kiện hạn chế về sốliệu thống kê để tính NSLĐ theo giờ, luận án đã vận dụng các phương pháp thống kêphù hợp để tính được NSLĐ theo giá trị tăng thêm trên số lao động và cả trên giờ laođộng ở cấp nền kinh tế và cấp ngành của Việt Nam.+ Luận án đã đưa ra một khung lý luận rõ ràng về nội dung, vai trị và tác động củatiến bộ cơng nghệ vào tăng NSLĐ, đi sâu nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ tớităng NSLĐ theo nhiều cách tiếp cận. Lựa chọn sử dụng mơ hình phù hợp để nghiên cứu,đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, trong đó sử dụng cách tiếp cậntham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ước lượng đóng góp của tiến bộ cơng nghệ vàotăng NSLĐ và cách tiếp cận phi tham số - sử dụng chỉ số Malmquist tổng hợp phân táchthay đổi năng suất nhân tố tổng hợp thành 2 phần: thay đổi hiệu quả và thay đổi công nghệ.+ Đề xuất phương pháp xử lý dữ liệu để có được thơng tin đầu vào cho ứng dụngmơ hình đã lựa chọn, đó là các dữ liệu về giá trị tăng thêm, vốn và lao động trên cơ sởnguồn số liệu thống kê hiện có, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế số liệu cho mơ hìnhnghiên cứu.Về thực tiễn:Nghiên cứu đánh giá được thực trạng NSLĐ, tác động của tiến bộ công nghệ vàotăng NSLĐ của nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp thuộc ngành chế biến, chế tạotrong giai đoạn 2010 - 2018 dựa trên số liệu thống kê của Việt Nam. Nghiên cứu cũngchỉ ra những yếu tố cản trở tiến bộ cơng nghệ, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng caoNSLĐ trên cơ sở thúc đẩy các hoạt động KH&CN. Cụ thể: (1) NSLĐ của Việt Nam tiếptục cải thiện nhưng chỉ đạt được tăng trưởng ổn định mà không tạo ra được sự đột phá 6nên nhìn chung vẫn ở mức thấp so với các nước Châu Á; (2) Kết quả ứng dụng chỉ sốMalmquist dựa trên DEA và ứng dụng cách tiếp cận đường biên ngẫu nhiên đối với dữliệu các ngành kinh tế cấp I và dữ liệu khối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến,chế tạo cho thấy tiến bộ công nghệ có tác động chính tới tăng NSLĐ. Nhưng đóng gópcủa tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế còn ở mức khiêm tốn, chưa thểhiện được vai trị chủ đạo. Cịn với khối doanh nghiệp, tuy đóng góp của tiến bộ cơngnghệ vào tăng NSLĐ khá nổi bật nhưng khu vực năng động này chỉ đạt tốc độ tăngNSLĐ vừa phải; (3) NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ và tiến bộ cơng nghệ có sự khác biệt rõràng giữa ngành công nghiệp công nghệ thấp với ngành công nghiệp cơng nghệ trungbình và cao, trong đó ngành cơng nghệ trung bình và cao có mức NSLĐ, tốc độ tăngNSLĐ, tiến bộ công nghệ vượt trội; (4) Hiệu quả kỹ thuật đạt được so với đường biênhiệu quả của các ngành còn thấp cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệuquả, cịn nhiều lãng phí, hạn chế năng lực hấp thụ công nghệ; (5) Trên cơ sở các phântích thực trạng đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ góp phần nâng cao NSLĐgồm: xây dựng đồng bộ các chương trình thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ và nâng cao NSLĐ;các chính sách khuyến khích và tạo các điều kiện chuyển giao cơng nghệ, chuyển dịchcơ cấu kinh tế phát triển các ngành công nghệ trung bình và cao; thúc đẩy các hoạt độngnghiên cứu và phát triển, đặt biệt các nghiên cứu ứng dụng trong khối tư nhân để tạo ranhiều các cơ hội cải tiến năng suất, bắt kịp trình độ KH&CN với các nước phát triểnhơn; nâng cao hiệu quả hấp thu tiến bộ công nghệ tại các doanh nghiệp, tổ chức kinhdoanh để cải tiến năng suất hơn nữa; và tạo ra một hệ sinh thái đổi mới liên kết sự thamgia của các thành phần khác nhau tạo ra dòng chảy tri thức, chuyển thành các giá trịthúc đẩy tăng năng suất.5. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu củaluận án gồm 4 chương:Chương 1: “Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài”Chương 2: “Phương pháp nghiên cứu năng suất lao động và tác động của tiến bộcông nghệ vào tăng năng suất lao động”Chương 3: “Đánh giá năng suất lao động và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăngnăng suất lao động của Việt Nam”Chương 4: “Kiến nghị giải pháp nâng cao năng suất lao động dựa trên thúc đẩy tiếnbộ công nghệ”. 7Khung nghiên cứu của luận án đề xuất như sau:1234Tổng hợp cácnghiên cứu liênquan đến đề tài- Các khung lý luận về năng suấtLựa chọn cáchtiếp cận phù hợpvới mục đíchnghiên cứu- Sử dụng các chỉ tiêu NSLĐ phù hợpNghiên cứu hệthống cơ sở dữliệu thứ cấp hiệncó cho mục đíchnghiên cứuĐánh giá thựctrạng NSLĐ vàtác động của tiếnbộ cơng nghệvào tăng NSLĐ- Các yếu tố tác động tới NSLĐ- Tiến bộ công nghệ tác động vào tăngNSLĐ- Sử dụng phương pháp phi tham số(DEA) và phương pháp tham số (SFA)ước lượng tiến bộ công nghệ tác độngvào tăng NSLĐ- Khai thác dữ liệu thứ cấp của Tổng cụcThống kê cho mục đích nghiên cứu- Đưa ra phương pháp xử lý số liệuthống kê nhằm mục đích nghiên cứu.- Đánh giá thực trạng NSLĐ của ViệtNam giai đoạn 2011 – 2018. Chỉ rasự cần thiết tăng NSLĐ- Đánh giá tác động của tiến bộ côngnghệ vào tăng NSLĐ dựa trên cáchtiếp cận tham số và sử dụng cách tiếpcận phi tham số củng cố các kết luận- Chỉ ra các vấn đề và sự cần thiết thúcđẩy tiên bộ công nghệ làm tăng”NSLĐ.5Đề xuất, kiếnnghị các giảipháp từ đánhgiá thực trạng- Các kết luận từ thực trạng NSLĐ vàtác động tiến bộ công nghệ vào tăngNSLĐ- Đánh giá các hoạt động khoa học vàcông nghệ hiện tại- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy khoahọc và công nghệ làm tăng NSLĐ. 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài1.1.1 Các nghiên cứu về năng suất lao độngMặc dù khái niệm năng suất đã được biết đến từ rất lâu, nhưng ý nghĩa thực sự củanăng suất mới được chú trọng vào những năm 1950, sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai.Mỹ là quốc gia đầu tiên quan tâm tới vấn đề năng suất và thành lập ra Ủy ban Hỗ trợSản xuất phục vụ chiến tranh để triển khai các hoạt động nghiên cứu cải tiến năng suấtcác ngành công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. Kết quả của những chương trình cảitiến năng suất đã được vận dụng để hỗ trợ và tái cấu trúc nền kinh tế Châu Âu. Sau đóthơng qua Kế hoạch Marshall, Mỹ đã chia sẻ các nguồn lực, công nghệ, hệ thống quảnlý với các nước, bắt đầu từ Anh, tiếp theo là các hoạt động hỗ trợ về tài chính và kỹthuật cho các nước Châu Âu. Đây là điểm khởi đầu cho phong trào nâng cao năng suấttrên toàn thế giới. Dựa trên nền tảng này, Ủy ban Năng suất Châu Âu đã đưa ra kháiniệm năng suất mang ý nghĩa xã hội, đó là “cải thiện chất lượng cuộc sống thông quanhững nỗ lực của ba bên: Chủ doanh nghiệp, Người lao động và Chính phủ”. Ý tưởngnày đã được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ủng hộ, trở thành nền tảng ra đời của kháiniệm năng suất ở Châu Âu và cũng là định hướng cho phong trào năng suất.Kể từ đó, tăng năng suất ln là mục tiêu mà các quốc gia, tổ chức và cá nhân hướngtới trong quá trình phát triển và là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâmlớn của giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách.Cho đến nay, hệ thống khung lý luận về năng suất đã được phát triển tương đối đầyđủ, từ khái niệm, cách thức đo lường đến phân tích các yếu tố tác động. Tài liệu phổbiến và đầy đủ nhất về khái niệm, phân loại và cách thức đo năng suất phải kể đến làCẩm nang đo năng suất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2001). Trongtài liệu này cho rằng, các chỉ tiêu năng suất là các chỉ tiêu cốt lõi để phân tích tăngtrưởng kinh tế, tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận đo năng suất khác nhau, dẫn đến cácdiễn giải cần rất thận trọng, đặc biệt khi so sánh quốc tế. Cuốn cẩm nang đo năng suấtcủa OECD là tài liệu hướng dẫn đầu tiên có tính tồn diện về các chỉ tiêu năng suất khácnhau, chủ yếu là các chỉ tiêu năng suất cấp ngành. Sự lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu năngsuất phụ thuộc vào mục đích phân tích và trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào khảnăng thu thập dữ liệu. Nói chung, các chỉ tiêu năng suất được phân loại thành năng suấtmột yếu tố (đo tương quan giữa đầu ra và một yếu tố đầu vào) hoặc năng suất đa yếu tố(đo tương quan giữa đầu ra với nhiều yếu tố đầu vào). Trong cuốn cẩm nang cũng hướng 9dẫn đầy đủ cách tính tốn các chỉ tiêu đầu ra, đầu vào để tính năng suất. Ví dụ ở cấpngành hoặc doanh nghiệp, đầu ra có thể tính bằng tổng giá trị sản lượng hoặc giá trị tăngthêm, cách xử lý để có được các số liệu về vốn hoặc lao động. Cẩm nang cũng mô tả kỹlưỡng và đầy đủ các chỉ tiêu năng suất, ý nghĩa, ưu, nhược điểm của từng chỉ tiêu vàcách thức đo, mỗi chỉ tiêu có các ý nghĩa và cơng dụng nhất định trong đánh giá thựctrạng năng suất và đề xuất các chính sách.Theo tài liệu hướng dẫn của OECD (2001), các chỉ tiêu năng suất cơ bản gồm “năngsuất tổng hợp các yếu tố” hoặc “năng suất một yếu tố”.• Năng suất tổng hợp các yếu tố:+ Năng suất tổng hợp các yếu tố KLEMS (trong đó K là viết tắt của vốn, L là viếttắt của lao động, E là viết tắt của năng lượng, M là viết tắt của nguyên vật liệu và S là viếttắt của dịch vụ): đo năng suất với đầu ra là tổng giá trị sản xuất và đầu vào là các yếu tốvốn, lao động và các đầu vào trung gian như năng lượng, nguyên vật liệu, dịch vụ.+ Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) theo tổng giá trị sản xuất: đo năng suất với đầura là tổng giá trị sản xuất và đầu vào là lao động và vốn.+ Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) tính theo giá trị tăng thêm: đo năng suất với đầura là giá trị tăng thêm và đầu vào là lao động và vốn.• Năng suất một yếu tố:+ NSLĐ theo tổng giá trị sản xuất: đầu ra đo bằng tổng giá trị sản xuất và đầu vàolà lao động.+ NSLĐ tính theo giá trị tăng thêm: đầu ra đo bằng giá trị tăng thêm, đầu vào đobằng lao động.+ Năng suất vốn tính theo tổng giá trị sản xuất: đầu ra đo bằng tổng giá trị sản xuất,đầu vào đo bằng vốn.+ Năng suất vốn theo giá trị tăng thêm: đầu ra đo bằng giá trị tăng thêm, đầu vào đobằng vốn.Các chỉ tiêu năng suất khơng độc lập mà có mối liên quan với nhau, ví dụ, năng suấtnhân tố tổng hợp có tác động đến nâng cao năng suất lao động. Các mối liên kết giữacác chỉ số năng suất được thiết lập với sự trợ giúp của các lý thuyết kinh tế.Các chỉ tiêu năng suất được phân thành 3 cấp: cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanhnghiệp. Đối với từng cấp độ, mục đích sử dụng các chỉ tiêu năng suất sẽ khác nhau. 10Tuy nhiên, như trong cuốn cẩm nang đã đề cập, khi vận dụng các phương pháp đonăng suất tại mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào khả năng thu thập dữ liệu. Hệ thống dữliệu thống kê của Việt Nam khơng có sẵn được các số liệu u cầu cho mục đích tínhtốn, ví dụ số liệu về lao động theo giờ, hoặc chất lượng lao động.Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), NSLĐ được tính tốn theo 2 cách:1- Năng suất lao động tính theo tổng giá trị sản xuấtTổng giá trị sản xuấtNăng suất lao động = ------------------------Đầu vào lao độngNSLĐ theo công thức này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động để tạo ra tổng giá trịsản xuất. NSLĐ một phần phản ánh năng lực cá nhân của người lao động hoặc các nỗlực của họ trong tạo ra đầu ra, nhưng đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: thayđổi về vốn, đầu vào trung gian cũng như các thay đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất vàhiệu quả trong doanh nghiệp (ở cấp độ doanh nghiệp) và hiệu quả trong ngành (ở cấpngành), hiệu quả kinh tế theo quy mô, mức độ sử dụng nguồn lực ….Khi đầu ra được tính là giá trị sản xuất trên một đơn vị đầu vào lao động, tăng năngsuất lao động cũng phụ thuộc vào tỷ lệ giữa đầu vào trung gian và lao động. Đầu vàotrung gian là hoạt động sản xuất ở bên ngoài doanh nghiệp, như vậy nếu tính năng suấtdựa trên giá trị sản xuất thì đầu ra gồm cả đầu vào trung gian mà không do yếu tố sảnxuất (gồm cả lao động) trong doanh nghiệp hoặc ngành tạo ra. Kết quả thường cho thấymột mức năng suất cao hơn so với thực tế do bao gồm giá trị tạo ra bởi các doanh nghiệpkhác hoặc ngành khác. Cách tính này khơng phản ánh sự thay đổi đầu ra do thay đổi cácđặc tính riêng của lực lượng lao động, tương tự như vậy không phản ánh đúng sự thayđổi về công nghệ và hoặc hiệu quả tác động thay đổi năng suất.2- Năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêmGiá trị tăng thêmNăng suất lao động = ---------------------------Đầu vào lao độngSo với NSLĐ dựa trên tổng giá trị sản xuất, thay đổi NSLĐ tính theo giá trị tăngthêm sẽ phản ánh đúng hơn thực trạng hiệu quả sử dụng lao động vì chi phí trung gianđã được tách ra khỏi tổng giá trị sản xuất.Giá trị tăng thêm là một chỉ tiêu quan trọng để tính tốn năng suất. Mặc dù khái niệmgiá trị tăng thêm được hình thành từ cách đây hơn hai trăm năm nhưng bắt đầu được sử 11dụng rộng rãi ở Mỹ vào những năm 20 của Thế kỷ 20, với vai trò là cơ sở cho hệ thốngthưởng và khuyến khích người lao động. Đến những năm 1950-1960, nhiều doanhnghiệp Châu Âu đã bắt đầu sử dụng khái niệm này trong đánh giá hiệu quả doanhnghiệp. Vào những năm 1970, chỉ tiêu giá trị tăng thêm đã thực sự được sử dụng phổbiến với mục tiêu tính tốn năng suất.Giá trị tăng thêm phản ánh giá trị mới tạo thêm thơng qua q trình sản xuất haycung cấp dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra bằng các nguồn lực của mình.Tổng giá trị sản xuấtNguyên vật liệu vàdịch vụ mua vàoGiá trị tăngthêmNhà cung cấpNhà sản xuấtKhách hàngSơ đồ 1.1: Minh họa giá trị tăng thêmGiá trị tăng thêm được tạo ra từ quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ nhờ nỗ lựcchung của mọi người trong một tổ chức (người lao động) và những người cùng góp vốn(các nhà đầu tư và các cổ đông). Do vậy, giá trị tăng thêm tạo ra sẽ được dùng để trảcho những người đã đóng góp vào việc tạo ra nó dưới dạng tiền lương và phụ cấp laođộng, lãi suất vay, cổ tức và lợi nhuận.Trong các cơng thức tính NSLĐ, đầu vào lao động có thể đo bằng:1. Số lượng lao động (ký hiệu là N)2. Số lao động được quy đổi ra lao động làm việc toàn thời gian (Full timeequivalent - FTE)3. Số giờ lao động (ký hiệu là H)4. Đầu vào lao động được điều chỉnh theo chất lượng (Quality adjusted laborinput (QALI) (ký hiệu là L).Lao động vẫn là đầu vào quan trọng nhất cho các quá trình sản xuất. Cách đo NSLĐđơn giản là sử dụng đầu vào lao động là số lao động (number of employees). Nhưngnếu sử dụng đầu vào là số lao động thì khơng phản ánh được những thay đổi về thời 12gian làm việc trung bình của mỗi nhân viên hoặc sự thay đổi kỹ năng hay chất lượngcủa lao động.Một cách đo lao động khác là sử dụng số lao động quy đổi ra lao động làm việc toànthời gian. Lao động quy đổi ra làm việc toàn thời gian tính bằng cách lấy tổng số giờlao động chia cho số giờ lao động bình quân của lao động làm việc tồn thời gian.Từ khía cạnh phân tích sản xuất, bỏ qua sự khác biệt về chất lượng lao động tại cácthời điểm, đầu vào lao động đo theo giờ lao động là thích hợp nhất. Trong tính năngsuất, nếu sử dụng số lao động sẽ không thể hiện được sức lao động được chuyển vàosản xuất, dẫn đến kết quả ảnh hưởng nhiều bởi công việc bán thời gian hoặc làm thêmgiờ, sự vắng mặt, thiếu việc làm. Tuy nhiên, khi tính NSLĐ theo giờ, một số vấn đềthống kê phát sinh liên quan đến việc đo giờ làm việc thực tế, khi số liệu thống kê khôngđầy đủ địi hỏi phải ước tính nên phụ thuộc nhiều và khả năng và chất lượng của kết quảước lượng.Đầu vào lao động được điều chỉnh theo chất lượng là số liệu về lao động được phânloại theo kỹ năng giúp nắm bắt được ảnh hưởng của chất lượng lao động đối với sự tăngtrưởng đầu ra và tăng năng suất. Vì sự đóng góp của người lao động vào q trình sảnxuất bao gồm đóng góp sức lực và trí tuệ, nên một giờ lao động của người này sẽ đónggóp khác với một giờ lao động của người khác do sự khác biệt về kỹ năng, trình độ, sứckhỏe và kinh nghiệm chun mơn. Nhưng để có được sự phân biệt này thì cần có dữliệu và u cầu nghiên cứu chuyên sâu. Tối thiểu phải có số liệu về giờ lao động, chianhỏ ra theo các đặc tính của lao động và thù lao theo từng đặc tính của lao động. Trongứng dụng thực tế, NSLĐ tính theo số lượng lao động và theo giờ lao động thường đượcsử dụng, trong đó, NSLĐ tính theo giờ lao động phản ánh thực trạng tốt hơn. Tính đầuvào lao động điều chỉnh theo chất lượng (QALI) khá phức tạp và khơng có được dữ liệutrong hệ thống thống kê của Việt Nam.Erwin Diewert (2007) trong Cẩm nang Kinh tế lượng, chương 66 - Đo năng suấttrong tài khoản quốc gia và ý nghĩa của nó, đưa ra các lý thuyết và phương pháp đonăng suất ở cấp độ nền kinh tế. Phương pháp đo năng suất lao động, năng suất đa yếutố và năng suất nhân tố tổng hợp được xác định là có liên quan với nhau và liên quantới GDP bình quân đầu người. Báo cáo chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi tính tốncác chỉ tiêu năng suất dựa vào số liệu từ hệ thống tài khoản quốc gia. Trong báo cáo chorằng, sử dụng số lượng nhân viên làm thước đo đầu vào lao động trong một ngànhthường sẽ không phải là thước đo chính xác của đầu vào lao động do xu hướng suy giảmlao động làm việc toàn thời gian và gia tăng sử dụng lao động bán thời gian. Thậm chí 13tổng số giờ lao động trong một ngành không phải là thước đo thỏa đáng về đầu vào laođộng nếu ngành này sử dụng hỗn hợp lao động có tay nghề và lao động khơng có kỹnăng. Giờ lao động được đóng góp bởi cơng nhân có tay nghề cao thường tạo ra giá trịtăng thêm nhiều hơn so với giờ lao động của những người lao động khơng có kỹ năng.Do đó, tốt nhất là phân tách lao động theo các trình độ và kỹ năng khác nhau, nhưng khiđó lại gặp phải vấn đề về khả năng thu thập dữ liệu thống kê.Về chỉ tiêu đo NSLĐ, ở Việt Nam, theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (2005)định nghĩa NSLĐ xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằngGDP tính bình qn cho một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm.NSLĐ xã hội được tính theo cơng thức sau:Tổng sản phẩm trong nước (GDP)Năng suất lao động xã hội = ---------------------------------------------Tổng số người làm việc bình quânTổng sản phẩm trong nước là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra củatoàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, chính là tổng giá trị tăng thêmcủa các ngành kinh tế.Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu NSLĐ thường được phân tổ theo ngành kinh tế(hoặc khu vực kinh tế) và loại hình kinh tế. Nguồn số liệu tính NSLĐ được lấy từ: (i)Số liệu GDP hàng năm; (ii) Số lao động đang làm việc bình quân (số lao động đang làmviệc trong các ngành kinh tế có đến thời điểm 1/7 được lấy làm lao động bình quânnăm). Cả hai chỉ tiêu này được thu thập, tính toán theo cùng một phạm vi và chỉ tiêuGDP được Tổng cục Thống kê áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, nguồn thơng tin vàphương pháp tính theo quy định trong hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hợp quốc.1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suấtLiên quan đến các yếu tố tác động làm tăng NSLĐ, các lý thuyết tăng trưởng kinhtế và phát triển đã có nhiều gợi mở tương đối rõ ràng. Theo các lý thuyết tăng trưởng,tăng NSLĐ phụ thuộc vào các yếu tố như: tích tụ vốn, chất lượng vốn (hàm lượng tiếnbộ công nghệ trong vốn), chất lượng lao động, mức độ ứng dụng và đổi mới công nghệ,hiệu quả sử dụng nguồn lực và mức độ tận dụng lợi ích theo quy mơ.Hầu hết các lý thuyết tăng trưởng hiện đại được phát triển vào giữa Thế kỷ 20, khihàng loạt những nghiên cứu mang tính đột phá – bao gồm những nghiên cứu của RoyHarrod (1939), Evsey Domar (1946) và đặc biệt là Robert Solow và các cộng sự (1956)- hướng các nghiên cứu kinh tế coi tiết kiệm, đầu tư và tích lũy vốn là yếu tố chủ lực 14tạo ra tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của các họcgiả đã hình thành nên nền tảng lý thuyết căn bản quan trọng giúp các nhà nghiên cứukinh tế trên khắp thế giới hướng vào các giải pháp tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế vàphát triển các kênh tiết kiệm cho đầu tư sản xuất. Trong đó, ít nhiều cũng đã chú ý tớităng trưởng kinh tế có phần đóng góp của tiến bộ cơng nghệ.Nghiên cứu năm 1957 của Robert Solow với tựa đề “thay đổi kỹ thuật và hàm sảnxuất gộp - Technical Change and the Aggregate Production Function” được xuất bảntrong Tạp chí Kinh tế và Thống kê đã chứng minh “vốn và lao động chiếm ít hơn haiphần ba của tăng trưởng, phần còn lại chính là cơng nghệ”. Về góc độ kinh tế, tiêu chíđo lường tiến bộ của cơng nghệ là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), tính bằng cách trừcác phần đóng góp của lao động và vốn vật chất từ GDP. Dựa vào các số liệu thống kêtính tốn, Robert Solow cho rằng: “tiến bộ kỹ thuật đã góp tới 38% tăng trưởng của Mỹtrong nửa đầu Thế kỷ 20”.Trong nghiên cứu đó, ơng đã thực hiện phương pháp hạch toán để phân tách tăngtrưởng đầu ra thành tăng vốn, tăng lao động và tiến bộ cơng nghệ. “Hạch tốn tăngtrưởng” dựa trên hàm sản xuất dạng: Y= A. Kα . Lβ, trong đó K là vốn, L là lao động, Alà “năng suất nhân tố tổng hợp” đại diện cho tiến bộ cơng nghệ.••••YKL A=α+β +YKL ATăng trưởng đầu ra có được từ đóng góp của tăng vốn, đóng góp của tăng lao độngvà đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp. Cơng thức trên có thể viết dưới dạng tổngquát như sau:gY = – α*gK – β* gL + gtfphoặcgtfp = gY – α*gK – β*gLTrong đó gi = di/i là tốc độ tăng của các yếu tố, α là hệ số đóng góp của tăng vốnvào tăng đầu ra, và β = 1-α là hệ số đóng góp của tăng lao động vào tăng đầu ra.Cũng cùng ý tưởng như trên nhưng một cách thể hiện khác, tốc độ tăng của TFPđược thể hiện như sau:gtfp = g(Y/L) – α*g(K/L)Trong đó, g(Y/L) là tốc độ tăng của NSLĐ, g(K/L) là tốc độ tăng của trang bị vốn trênlao động. 15Cơng thức trên nói lên rằng, tốc độ tăng TFP là một phần làm tăng NSLĐ, được tínhbằng cách lấy tốc độ tăng của NSLĐ trừ đi phần đóng góp của tốc độ tăng trang bị vốntrên lao động.Trong mô hình Solow, tăng trưởng dài hạn chỉ xảy ra khi có tiến bộ cơng nghệ. Nếukhơng có tiến bộ cơng nghệ thì tích lũy vốn sẽ gặp phải vấn đề hiệu quả giảm dần. Tiếnbộ công nghệ sẽ liên tục bù đắp cho sự suy giảm hiệu quả của tích lũy vốn. Năng suấtlao động tăng lên trực tiếp do sự cải thiện của công nghệ và gián tiếp do việc bổ sungthêm vốn và trong phần vốn tăng thêm có tiến bộ cơng nghệ.Bài báo vào năm 1956 và 1957 của Solow đã đưa ra thông điệp quan trọng: Để hiểuđược tăng trưởng kinh tế dài hạn phải hiểu được đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, nhữngnhà kinh tế sau đó đã khơng khai thác được khám phá này. Về mặt kỹ thuật, mơ hìnhtăng trưởng của Solow chủ yếu tập trung giải thích tại sao tăng trưởng đầu ra lại nhanhhơn tăng vốn mà không đi sâu diễn giải những ẩn số của sự thay đổi công nghệ. Vì vậy,nhiều năm sau đó, các nhà kinh tế cũng chỉ tập trung nhiều vào tiết kiệm và đầu tư, coiđó là yếu tố trung tâm của sự phát triển kinh tế chứ không tập trung vào nguồn gốc củasự thay đổi công nghệ về mặt dài hạn.Trước những năm 1980, nhiều nước tiếp cận tăng trưởng theo hướng tập trung vàotăng tích lũy vốn. Điển hình mơ hình phát triển kinh tế của Liên Xô cũ: cố gắng sử dụngtỷ lệ tiết kiệm cao là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, dẫn đến thúc đẩytiết kiệm một cách rất triệt để, tích lũy vốn để thúc đẩy cơng nghiệp hóa. Vì thế mà nềnkinh tế Xơ Viết có sự thay đổi kinh tế rất ít trong nhiều thập kỷ và kết quả là nền kinhtế tiến tới giới hạn trên của tỷ lệ tiết kiệm cao đồng thời không thay đổi về công nghệ.Hoặc như các nền kinh tế Nam Mỹ - điển hình là Argentina - là một ví dụ khác về nhữnggì xảy ra khi khơng có tiến bộ cơng nghệ. Trong những năm 1960 – 1970, rất nhiều nềnkinh tế ở Nam Mỹ phát triển nhanh chóng. Nhiều nước trở nên thỏa mãn bởi sự giàu cócó được từ khai thác tài ngun và do đó họ khơng tạo được đổi mới công nghệ thànhnền tảng của sự phát triển. Argentina tạo ra rất nhiều nhà khoa học tầm cỡ thế giới, rấtít trong số họ tiếp tục làm việc tại Argentina. Một phần ngun nhân là khơng có mộtchiến lược quốc gia nào thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong nước.Những ví dụ trên đã chứng minh kết quả quan trọng của mơ hình Solow: Vốn tíchlũy mà khơng có tiến bộ công nghệ cuối cùng dẫn đến sự kết thúc của tăng trưởng kinhtế. Một nền kinh tế khơng có đổi mới cơng nghệ, cũng khơng tránh khỏi trì trệ, trừ khiliên tục thúc đẩy tiềm năng công nghệ. 16Theo cách tiếp cận của Solow, dưới góc độ kinh tế, chỉ tiêu đo tiến bộ của công nghệvề dài hạn là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) (Solow 1957), tính bằng cách trừ cácphần đóng góp của lao động và vốn vật chất từ GDP. Tuy nhiên, TFP là một giá trị cònlại sau khi tăng GDP được trừ phần đóng góp của tăng vốn và lao động, nên TFP khôngchỉ hàm chứa yếu tố công nghệ mà nó bao gồm nhiều yếu tố khác. Vì vậy, TFP khơnghồn tồn phản ánh tiến bộ cơng nghệ mà bao gồm nhiều yếu tố trong đó có tiến bộcơng nghệ.Nếu sử dụng mơ hình của Solow, bắt buộc α + β = 1, hiệu quả không thay đổi theoquy mô. Tư tưởng căn bản của mơ hình: tăng trưởng là do tiến bộ công nghệ, tiến bộcông nghệ là biến ngoại sinh với giả thiết nền kinh tế hoàn toàn hiệu quả. Nhưng trongthực tế, nền kinh tế khơng hồn tồn hiệu quả. Năm 1978, Rumer phát triển mơ hìnhtăng trưởng mới: tăng trưởng nội sinh, hiệu quả thay đổi theo quy mơ (trích dẫn trongOlley và Pakes 1996). Tuy nhiên, khi ước lượng hàm sản xuất thường gặp phải vấn đềvề tính nội sinh của các yếu tố đầu vào. Đặc biệt, đối với số liệu doanh nghiệp thì vấnđề gặp phải là các doanh nghiệp phản ứng với các cú sốc năng suất riêng biệt mà khôngđược các nhà kinh tế lượng quan sát. Các ước lượng bình phương bé nhất của các hàmsản xuất đó mang lại các ước lượng chệch. Olley và Pakes (1996) đã khắc phục hiệntượng nội sinh của hàm sản xuất bằng cách dùng đầu tư (investment) làm biến điềukhiển để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và năng suất. Nhưng vì với đầutư thì có năm doanh nghiệp có đầu tư, có năm khơng đầu tư nhưng vẫn có sự gia tăngvề năng suất nên Levinshon và Petrin (2003) đã thay thế vốn đầu tư bằng đầu vào trunggian làm biến điều khiển.Phương pháp của Lenvinshon - Petrin có mơ hình tổng qt là: Yt = β0 + βlLt + βkKt+ βmMt + ωt + ղt . (Trong đó: Y là đầu ra, L là lao động, K là vốn, M là đầu vào trunggian). Tiến bộ công nghệ bao gồm hàm lượng khoa học công nghệ trong thiết bị (đầu tưthiết bị đi kèm công nghệ), các giải pháp nâng cao năng suất, các thay đổi về quản lý,phát triển về năng lực nhân sự theo sự đổi mới về công nghệ, nghiên cứu, phát triển vàcác bí quyết cơng nghệ. Phương pháp của Lenvinshon - Petrin mặc dù đã khắc phụcđược hiện tượng nội sinh của hàm sản xuất, nhưng kết quả ước lượng vẫn dừng lại ởđánh giá tác động của TFP vào tăng trưởng, chứ chưa phân tách rõ tác động của tiến bộcông nghệ.Phương pháp bao dữ liệu DEA được xây dựng bởi Charnes, Cooper và Rhodes(1978) dựa trên ý tưởng của Farell (1957) về ước lượng hiệu quả kỹ thuật dựa trênđường biên sản xuất (trích dẫn trong Lovell, 1995). Đây là phương pháp phi tham số