Tìm hình ảnh so sánh bài lửa đèn

Những câu hỏi liên quan

Bài 1,Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè Quả cà chua như ngọn đèn lồng Thắp mùa đông ấm những đêm thâu Quả ớt như ngọn lửa đèn dầuChạm đầu lưỡi- chạm vào sức nóngMạch đất ta dồi dào sức sốngNên nhành cây cũng thắp sáng quê hương

(Trích Lửa đèn- Phạm Tiến Duật)

1. Theo em tại sao tác giả viết “Mạch đất ta dồi dào sức sống/ Nên nhành cây cũng thắp sáng quêhương” ?

Bài 2, Hãy đọc đoạn trích sau :

Quê hương   Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa. Chị Sứ yêu Hòn Dất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy rượng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò. Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óngvàng, phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.(Trích Hòn Đất, Anh Đức)1. Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh “nắng quê hương” trong đoạn trích?2. Quê hương- Đất Mẹ đó là những tiếng gọi bình dị, thiêng liêng trong trái tim mỗi người con đất

Việt. Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em với Quê hương- Đất Mẹ thân thương.

a) Điền vào chỗ trống s hoặc x:

   Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối ...ang mùa hè

   Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ ...íu

   Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

   Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

   Chạm đầu lưỡi - chạm vào ...ức nóng.

   Mạch đất ta dồi dào ...ức ...ống

   Nên nhành cây cũng tháp ...áng quê hương.

b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :

   Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bàng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.

Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong bảng sau

Luyện tập

Câu 1: Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong bảng sau

Tìm hình ảnh so sánh bài lửa đèn

Câu 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau:

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như các đèn lồng nhỏ xíu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi- chạm vào sức nóng

PHẠM TIẾN DUẬT

Câu trả lời:

Câu 1:

Tìm hình ảnh so sánh bài lửa đèn

Câu 2: Những sự vật được so sánh là:

  • Trái nhót so sánh với như ngọn đèn tín hiệu
  • Quả cà chua so sánh như cái đèn lồng nhỏ xíu
  • Quả ớt so sánh như ngọn lửa đèn dầu

Trong bài thơ "Lửa đèn" nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết:

...Quả cây chín đỏ hoe Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè Quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu Quả ớt như ngọn đèn dầu Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng Mạch đất ta dồi dào sức sống Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương... Hãy viết một đoạn văn 8-10 câu ghi lại cảm nhận của em về vẻ đẹp của những hình ảnh so sánh trên. Thanks các bạn:khi (4)::khi (176)::khi (14):

Chú ý tiêu đề :[Ngữ văn 6]....
Đã sửa.Thạch Thảo^^

Last edited by a moderator: 5 Tháng chín 2011

Tìm hình ảnh so sánh bài lửa đèn

Trong bài thơ "Lửa đèn" nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết: ...Quả cây chín đỏ hoe Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè Quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu Quả ớt như ngọn đèn dầu Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng Mạch đất ta dồi dào sức sống Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương...

Đất nước, quê hương ta là nơi có nhiều quả chín "đỏ hoe" như "những ngọn đèn thắp trong kẽ lá". Là trái nhót, là quả cà chua, là quả ớt... Nhà thơ đã vận dụng lối ví von so sánh dân gian để viết nên những vần thơ "ngon lành" về hoa trái trong vườn quê. Chỉ có bờ xôi ruộng mật mới cho ta những hoa trái - ngọn đèn, ngọn lửa - ấy. Những "ngọn đèn, ngọn lửa" hoa trái ấy cho thấy sức sống dồi dào, mãnh liệt của quê hương đất nước ta. Một ý tưởng rất đẹp được biểu hiện bằng một hình ảnh rất đẹp. Chữ "thắp sáng" dùng rất sáng tạo thể hiện sâu sắc lòng yêu nước tự hào.

p>Đề bài: Phân tích bài thơ Lửa đèn của Phạm Tiến Duật

 Phạm Tiến Duật là nhà thơ được ví như “ ngọn lửa đèn” của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Thơ ông mang giọng điệu hào hùng, sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch nhưng không thiếu phần sâu sắc. Nổi bật trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của ông là bài thơ “ Lửa đèn” , bài thơ là sức sống mãnh liệt, tinh thần chiến đấu bền bỉ, kiên cường của quân dân ta trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.

Bài thơ “ Lửa đèn” được viết năm 1967, in trong tập “ Vầng trăng quầng lửa” năm 1970. “ Lửa đèn” là bài ca chiến đấu, cổ vũ, ẩn dụ cho tinh thần bất khuất của nhân dân ta. Bài thơ gồm ba phần: Đèn, tắt lửa, thắp đèn. Mở đầu bài thơ là “ Đèn”- một khúc tâm tình, ngân vang đầy ngọt ngào của đôi lứa giao duyên:“Anh cùng em sang bên kia cầuNơi có những miền quê yên ảNơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ láQuả cây chín đỏ hoeTrái nhót như ngọn đèn tín hiệuTrỏ lối sang mùa hè,Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíuThắp mùa đông ấm những đêm thâu,Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng...”

Trước tiên, câu mở đầu bài thơ là lời tâm tình vang lên đầy say đắm của chàng trai dành cho cô gái, bên kia cầu là nơi thật tuyệt vời mà chàng trai muốn dành cho cô gái. “ Nơi những miền quê yên ả” chính là quê hương, đất nước ta đầy xinh đẹp, bình yên đến lạ kì. Đó còn là nơi có những hoa thơm trái ngọt, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Là nơi có những “quả chín” lập lòe trong kẽ lá, là trái nhót chín mọng, những quả cà chua như những chiếc đèn lồng nhỏ nhắn xinh xinh, những trái ớt,… Nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh để ví những sản vật quê hương như những “ ngọn đèn”, chiếc “ đèn lồng”, “ ngọn lửa đèn dầu” không chỉ giúp các sự vật trở nên sinh động mà chúng còn ẩn chứa sức sống mãnh liệt. Chính nhờ những ruộng đồng, những mảnh đất dồi dào màu mỡ đã tạo nên một vùng quê yên ả như vậy:

   “  Mạch đất ta dồi dào sức sống
     Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương”

Bằng những hình ảnh bình dị, cách liên tưởng phong phú, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khẳng định mảnh đất màu mỡ, trù phú đã làm nên một quê hương xinh đẹp, có những hoa thơm quả ngọt. Hai từ “ thắp sáng” như bùng lên, lan tỏa cả không gian, cả đất trời. Từ đó, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào, tinh thần yêu nước đầy mãnh liệt của mình.
Quê hương ta bình yên là thế, vậy mà lũ xâm lược lại tràn vào đất nước ta. Chúng phá hoại tổ ấm, nơi bình yên của ta:

“Chúng nó đến từ bên kia biểnRủ nhau bay như lũ ma trơiTừ trên trời bảy trăm métThấy que diêm sáng mặt ngườiMột nghìn mét từ trên trờiNhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ béTám nghìn métThấy ánh lửa đèn hàn chớp loéMà có cần đâu khoảng cách thấp caoChúng lao xuống nơi naoLoé ánh lửa,

Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa.”

Chúng- những kẻ đến từ đế quốc Mỹ như những “lũ ma trơi” lơ lửng trên trời mang theo sự chết chóc. Chúng từ mọi khoảng cách xa gần tàn sát dân ta. Qua hình ảnh  “ Gió thổi tắt đèn, bom rơi ứa máu”, tác giả đã tái hiện lại sự tàn ác của đế quốc Mỹ, những ngày tháng chiến tranh ác liệt với bom rơi, đạn nổ. Những “ con ma”, bom B52,… đã tàn phá miền Bắc - tàn phá quê hương bình yên của ta. Tất cả đều bị tàn phá nặng nề. Từ những công trình lớn, nhà cửa, đường xá cho đến những gì nhỏ nhất, cành cây ngon cỏ, những trái nhót, quả cà chua đều bị phá hủy. Cả thành phố chìm trong biển lửa. Nhưng với một lòng yêu nước nồng nàn, quân dân ta vẫn:

“Trên đất nước đêm đêmSáng những ngọn đènMang lửa từ nghìn năm về trước,Lấy từ thuở hoang sơ,Giữ qua đời này đời khác

Vùi trong tro trấu nhà ta”.

Bằng một lòng nồng nàn yêu nước, cả dân tộc vùng lên đấu tranh chống lại ách nô lệ, đánh đuổi bọn xâm lược, hết lòng vì độc lập, tự do, hạnh phúc. Chúng phá hủy, muốn biến ta trở về thời kì đồ đá, làm nô lệ của chúng. Không, dân ta không chịu khuất phục dưới đêm trường nô lệ, ta phải vùng lên đấu tranh bảo vệ non sông Tổ quốc. Những ngọn đèn đêm đêm vẫn rực cháy - ngọn đèn của tinh thần bất khuất, của ý chí sắt son, của truyền thống chống lại ách xâm lược. Ánh lửa ấy đã soi sáng cho dáng đứng của những con người Việt, soi sáng cho toàn dân tộc:

“Ôi ngọn lửa đènCó nửa cuộc đời ta trong ấy!Giặc muốn cướp đi

Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy”

Hình ảnh ẩn dụ - hoán dụ “lửa tim” – ngọn lửa biểu tượng cho quân dân Việt Nam vẫn tiếp nối truyền thống nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngọn lửa ấy vẫn sẵn sàng chung sức đánh giặc:

“Anh cùng em sang bên kia cầuNơi có những miền quê yên ảNơi tắt lửa đêm đêm khiến đất trời rộng quáKhông nhìn thấy gì đâu

Bóng tối che rồi”

Tiếp nối là phần hai, “ Tắt đèn”- đó là sự chuyển đổi lấy đêm làm ngày, tắt đèn là lấy bóng tối là chủ đạo, đánh giặc trong âm thầm nhưng bền bỉ. Bóng tối che mờ mắt địch, ta chủ động tắt đèn để chiến đấu. Người lính trẻ hào hùng nhưng không thiếu phần hào hoa lãng mạn, lấy cái duyên, cái dáng của trúc, của bông  hoa, của cô gái để nói lên màn đêm đã tĩnh mịch, đã trải dài.

“Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổiCô gái làm duyên phải dùng giọng nóiBông hoa làm duyên phải luỵ hương bay...Bóng tối phủ dày

Che mắt địch”

Phạm Tiến Duật thật tài tình khi kết hợp biện pháp nhân hóa và điệp ngữ “làm duyên” để khẳng định bóng tối đã bao trùm tất cả, ta chủ động tắt đèn để che mắt địch. Muốn biết cây trúc làm duyên thì cần có gió, muốn biết cô gái duyên chỉ có thể dùng giọng nói, muốn biết bông hoa đẹp cần phải ngửi hương… Bóng tối phủ lên tất cả, che mắt địch để ta:

“Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xíchKéo pháo lên trận địa đồng caoTiếng khẩu đội trưởng ở đâuĐấy là đuôi khẩu pháoTiếng anh đo xa điểm đềuVang ở đâu, đấy là giữa điểm đồNơi tắt lửa là nơi in vết bánh ôtô,Những đoàn xe đi như không bao giờ hết,chiếc sau nối chiếc trước ì ầmNhư đàn con trẻ chơi u chơi âmĐứa này nối hơi đứa khác.Nơi tắt lửa là nơi dài tiếng hátĐoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường;Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khétTóc lá sả đâu đó vẫn bay hươngĐêm tắt lửa trên đườngKhi nghe gần xa tiếng bước chân rậm rịchLà tiếng những đoàn quân xung kíchĐi qua.Từ trong hốc mắt quầng đen bóng tối tràn raTừ dưới đáy hố bom sâu hun hútBóng tối dâng đầy toả ngợp bao la,Thành những màn đen che những bào thai chiến dịchBóng đêm ở Việt NamLà khoảng tối giữa hai màn kịch

Chứa bao điều thay đổi lớn lao”

Những thanh niên xung phong không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng đổ máu xuống vì đất mẹ, vì sự bình yên của “ nơi bên kia cầu”. Khó khăn gian khổ là thế, là những hố bom kề bên, cái chết luôn rình rập trên vai người chiến sĩ xung phong thế nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu Tổ quốc vẫn luôn ở nơi lồng ngực trái. Ta tắt đèn để đánh giặc, để thay đổi, để tìm phương án đánh giặc. Đó không phải “tắt đèn” vì sợ hãi, vì trốn chạy mà đó chính là để đòi lại bình yên, đòi lại quê hương thân yêu của ta.Trong cuộc chiến đấu gian khổ ấy, có “tắt đèn” thì ắt phải có “ thắp đèn”. Đó là lí do Phạm Tiến Duật kết thúc bài thơ của mình bằng đoạn ba – Thắp đèn.“Anh cùng em sang bên kia cầuNơi có những miền quê yên ảNơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn pháNhững ngọn đèn vẫn cứ thắp lênChiếc đèn chui vào ống nứaCho em thơ đi học ban đêm,Chiếc đèn chui vào lòng trái núiCho xưởng máy thay ca vời vợi,Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn

Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm”

Mặc cho chúng “ điên cuồng bắn phá” những đứa trẻ vẫn thắp lên những ngọn đèn cắp sách đến trường học lấy con chữ. Thắp đèn như thắp lên cả nguồn hi vọng, để trẻ con đi học, để nhà máy tăng ca, để người lính trẻ đọc lá thư thầm. Bằng biện pháp nhân hóa và điệp ngữ “ chui vào”, “cho” chiếc đèn như sống động hơn, biến hóa khôn lường nhằm đánh lừa địch và thắp lên niềm tin cho nhân dân về cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc.“Ta thắp đèn lên trên đỉnh núiGọi quân thù đem bom đến dộiCho đá lở đá lănLấy đá xây cầu, lấy đá sửa đường tàuTa bật đèn pha ôtô trong chớp loè ánh đạnRồi tắt đèn quay xe

Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi...”

Người lính trong chiến đấu còn là những con người vô cùng mưu trí, lúc “ bật đèn”, rồi lại “ tắt đèn”, dùng đèn pha ô tô rồi “ quay xe” đánh lạc hướng quân thù. Người lính như thiên biến vạn hóa, cống hiến hết mình trên dọc Trường Sơn thời chống đế quốc Mỹ. Phải là người lính chiến đấu hết mình vì Tổ quốc, vì nước quên mình nên Phạm Tiến Duật mới có thể viết được những vần thơ chính xác, tuyệt đẹp như vậy.“Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắngAnh dắt tay em, trời chi chít sao giăng"Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm"Ta thắp đèn lồng, thắp cả đèn sao năm cánhTa dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh

Nơi ấy là phòng cưới chúng mình”

Những câu thơ cuối bài là một “ ngày mai tươi sáng”, là đất nước chúng ta không còn bom đạn, chết chóc. Cả đất nước, dân tộc ta sẽ được sống những ngày tháng bình yên, hạnh phúc, không còn khổ đau vì chiến tranh. Chúng ta sẽ lại thắp lên những “ ngọn đèn” , cùng nhau đến những ngôi nhà hạnh phúc, nơi ấy sẽ là ngày chung đôi. Đó là niềm tin vào tinh thần yêu nước, là sức mạnh để mỗi con người chúng ta tiếp tục cố gắng bảo vệ non sông. Phạm Tiến Duật đã khéo léo sử dụng biện pháp điệp từ “ngày mai”, “ thắp đèn” như một lời khẳng định, một niềm tin mãnh liệt vào dân tộc ta. Ngày mai thôi, quê hương xinh đẹp của ta sẽ bừng sáng. Trên mảnh đất của ta sẽ không còn những bom đạn mà thay vào đó là những chiếc đèn lồng, đèn ông sao năm cánh, đèn hoa lấp lánh tô điểm cho quê hương.
Nói tóm lại, bằng giọng thơ hóm hỉnh, lối hát giao duyên, các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… kết hợp giữa cảm hứng hào hùng và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ “Lửa đèn”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã tạo nên một bức tượng đài vững chãi, chính là dấu ấn lịch sử của một thời các chiến sĩ quên mình vì nghiệp lớn, là nơi bùng lên khơi nguồn cho tinh thần yêu nước.

Bên cạnh Phân tích bài thơ Lửa đèn các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Nghị luận xã hội về lòng trung thực hay phần Phân tích nỗi nhớ của người cán bộ Cách mạng về xuôi đối với Việt Bắc trong bài Việt Bắc nhằm củng cố kiến thức văn học của mình.

Các em học sinh phân tích bài thơ Lửa đèn của Phạm Tiến Duật để thấy được tinh thần dũng cảm, sức sống bền bỉ, niềm tin tưởng mãnh liệt vào tương lai thắng lợi của quân dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh chống ngoại xâm

Phân tích ý nghĩa nhan đề của Bài thơ về tiểu đội xe không kính Dàn ý phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa