Tóm tắt tiểu sử Karl Marx

Tiểu Tiểu sử sử C.Mác C.Mác ( Karl Marx, 1818 – 1883 ) ( Karl Marx, 1818 – 1883 ) Hình 1 Hình 6 C. Mac 5/5/1818 Ở TP. Tơ-ri-ơ, Đức. Trong gia đình luật sư Do Thái giàu có Heinrich Marx. - Ở trường phổ thông, Mác học rất giỏi, đặc biệt nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập, sáng tạo. - Năm 1835, Mác vào học ngành Luật học ở Đại học Bonn, sau đó tiếp tục học ở Đại học Berlin và Đại học Jena. Hình 48 Năm 1841, C. Mác nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Jena. Với luận án: “Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên Đêmôcrit và Triết học tự nhiên của Êpicuya”. Năm 1836, Mác bắt đầu nghiên cứu triết học và lịch sử triết học. Tháng 5- 1843, C. Mác đến Kroisnak,một thành phố nhỏ vùng Rhein và ông đã chính thức làm lễ thành hôn với Jenny vôn Vestphalen. (Ăngen và Mác) Lần đầu tiên, C. Mác gặp Ph.Ăng-ghen, khi Ph. Ăng-ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Cuối tháng Mười Một 1842 Mùa hè năm 1844 Hình 7 - Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất C. Mác. - Ph. ăng-ghen đến thăm C. Mác ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn. Ngày 03/02/1845 C. Mác rờiPa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph. Ăng-ghen cũng đến đây và hai ông lạitiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau khi cách mạng năm 1848, ở Phápnổ ra Chính phủ Bỉ trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri Tháng tư 1848,C. Mác cùng với Ph. Ăng-ghen đến Kioln Tại đây Mác trở thành Tổng biêntập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ. Năm 1849 Chính phủPhổ đóng cửa tờ báo và trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, nhưng lầnnày ông chỉ lưu lại ba tháng. Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C. Mác điLuân-đôn và sống đến cuối đời (1883) C. Mác qua đời ngày 14 Tháng Ba1883 ở Luân-đôn. . Tiểu Tiểu sử sử C. M c C.M c ( Karl Marx, 1818 – 1883 ) ( Karl Marx, 1818 – 1883 ) Hình 1 Hình 6 C. Mac 5/5 /1818 Ở TP. Tơ-ri-ơ, Đ c. Trong gia đình luật sư Do Thái giàu c Heinrich. 1849 Chính phủPhổ đóng c a tờ báo và tr c xuất C. M c. Ông lại đến Pa-ri, nhưng lầnnày ông chỉ lưu lại ba tháng. Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C. M c điLuân-đôn và sống đến cuối đời (1 88 3) C. M c. ra Chính phủ Bỉ tr c xuất C. M c. Ông lại đến Pa-ri Tháng tư 1848 ,C. M c cùng với Ph. Ăng-ghen đến Kioln Tại đây M c trở thành Tổng biêntập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, c quan c a phái dân chủ.

- Xem thêm -

Xem thêm: Tiểu sử C.Mác ( Karl Marx, 1818 – 1883 ) ppt, Tiểu sử C.Mác ( Karl Marx, 1818 – 1883 ) ppt,

C. Mac 5/5/1818 TP. T -ri- , Đ Ở ơ ơ ức. Trong gia đình luật sư Do Thái giàu có Heinrich Marx. Ở trường phổ thông, Mác học rất giỏi, đặc biệt nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập, sáng tạo. Năm 1835, Mác vào học ngành Luật học ở Đại học Bonn, sau đó tiếp tục học ở Đại học Berlin và Đại học Jena.

Trong thời đại Marx sống, có lẽ chủ nghĩa tư bản đã đạt thắng lợi tuyệt đối và sẽ tồn tại vĩnh hàng. Tuy nhiên, Marx và người bạn thân là Engels đã thực hiện “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào năm 1848, nói cách khác là hai ông đã lên án chế độ tư bản. Với Tuyên ngôn này, chủ nghĩa xã hội trỗi dậy trong khi chủ nghĩa xã hội không tưởng thì tàn lụi.

Nhà triết học người Đức này cho rằng cách hiểu của Hegel về sự phát triển của lịch sử loại người là đúng. Tuy nhiên, mặt khác ông cho rằng vật chất mới đóng vai trò chính yếu trong quá trình này, chứ không phải là tinh thần. Người ta nói tư tưởng của Marx là chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử, hay khoa học. Ông cũng cho rằng, con người có thể quyết định vật chất qua việc sản xuất.

Ảnh hưởng của Marx

Tác phẩm của Marx và Engels đề cập tới rất nhiều chủ đề và có một sự phân tích phức tạp về lịch sử và xã hội về các quan hệ giai cấp. Những người theo Marx và Engels đã lấy từ tác phẩm này để đề ra những lý thuyết tương lai to lớn và liên kết được gọi là "Chủ nghĩa Marx". Tuy nhiên, những người Marxist thường tranh luận lẫn nhau về cách giải thích các tác phẩm của Marx và cách để áp dụng những ý tưởng của ông vào các sự kiện và điều kiện hiện thời của họ. Sinh thời, Marx cho rằng những người xưng là "Marxist" khi đó thật ra chỉ là những kẻ không thật sự hiểu tư tưởng Marx, mà miêu tả và chủ nghĩa này một cách "nông cạn, hời hợt, thậm chí lệch lạc, mang tính chất biếm hoạ". Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam cũng ghi nhận "Họ là những kẻ kiếm chác lợi lộc, danh vị ở các luận điểm đó, và họ lại tạo thành những bè phái, tự nhận là macxit". Hơn nữa, cũng cần phân biệt giữa "Chủ nghĩa Marx" và "cái Marx tin tưởng"; ví dụ, ngay trước khi ông mất năm 1883, Marx đã viết một bức thư cho nhà lãnh đạo công nhân Pháp Jules Guesde, và cho con rể của mình là Paul Lafargue, buộc tội họ "revolutionary phrase-mongering" và thiếu niềm tin ở giai cấp lao động. Sau khi đảng Pháp chia rẽ thành một đảng cải cách và cách mạng, một số người buộc tội Guesde (lãnh đạo đảng cách mạng) đã nhận mệnh lệnh từ Marx; Marx đã lưu ý Lafargue, "nếu đó là Chủ nghĩa Marx, thì tôi không phải là một người Marxist" (trong một bức thư gửi Engels, Marx sau này buộc tội Guesde là một "Bakuninist").

Sáu năm sau cái chết của Marx, Engels và những người khác đã thành lập "Quốc tế cộng sản hai" như một cơ sở để tiếp tục hoạt động chính trị. Tổ chức này chứng tỏ thành công hơn nhiều so với Quốc tế cộng sản một: nó bao gồm các đảng công nhân, đặc biệt là Đảng Dân chủ Xã hội Đức lớn và thành công, chủ yếu thể hiện một viễn cảnh Marxist. Quốc tế cộng sản hai sụp đổ năm 1914, tuy nhiên, một phần bởi một số thành viên đã quay sang với "chủ nghĩa xã hội cách mạng" của Edward Bernstein, và một phần bởi những sự chia rẽ do Thế chiến I gây ra.

Thế chiến I cũng dẫn tới cuộc Cách mạng Nga năm 1917, trong những giai đoạn sau này của nó một nhóm ly khai cánh tả của Quốc tế cộng sản hai, nhóm Bolshevik, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin, lên nắm quyền lực. Cách mạng Nga đã khuyến khích công nhân trên khắp thế giới lập ra "Quốc tế cộng sản ba" Bolshevik. Lenin hiện diện như một người thừa kế chính trị và triết học của Marx, và đã phát triển một chương trình chính trị, được gọi là "Chủ nghĩa Lenin" hay "Chủ nghĩa Bolshevik", kêu gọi cách mạng có tổ chức và được lãnh đạo bởi một tổ chức trung ương tiền phong "Đảng Cộng sản".

Marx tin rằng cách mạng vô sản sẽ diễn ra trước hết ở những xã hội công nghiệp tiên tiến như Pháp, Đức và Anh, nhưng Lenin cho rằng trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc, và bởi "quy luật phát triển không đều", theo đó nước Nga một mặt có một xã hội nông nghiệp lạc hậu, nhưng mặt khác lại có một trong số những vấn đề mới nhất của nền công nghiệp, "dây xích" có thể đứt ở điểm yếu nhất của nó, đó là, trong cái gọi là các quốc gia "lạc hậu", và sau đó gây ra cách mạng tại các xã hội công nghiệp phát triển tại châu Âu, nơi xã hội đã sẵn sàng cho chủ nghĩa xã hội, và sau đó nó lại giúp đỡ trở lại cho nhà nước công nhân tại Nga.

Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông cũng tự thể hiện mình là một người thừa kế của Marx, nhưng cho rằng những người nông dân - không chỉ những người công nhân - có thể đóng vai trò lãnh đạo trong một cuộc cách mạng vô sản, thậm chí tại các quốc gia thuộc thế giới thứ ba với đặc điểm là chủ nghĩa phong kiến nông dân và sự vắng mặt của những người công nhân công nghiệp. Mao Trạch Đông gọi nó là Cách mạng Dân chủ Mới. Chủ nghĩa Marx-Lenin như được thể hiện bởi Mao Trạch Đông được quốc tế gọi là "chủ nghĩa Mao".

Dưới thời Joseph Stalin, chính quyền Liên Xô đã thực hiện những chính sách sai lầm, đồng thời tệ sùng bái cá nhân trở nên phổ biến. Những người theo chủ nghĩa chống cộng không cho rằng những sai lầm trong công cuộc phát triển chủ nghĩa cộng sản là do chủ ý của người thực hiện chúng, mà chứng tỏ bộ mặt thật của chủ nghĩa Marx. Các quốc gia phương Tây có khuynh hướng theo chủ nghĩa tư bản khuyến khích cảm giác này, và bối cảnh chính trị thời Chiến tranh Lạnh cũng vậy. Quả thực, luôn có những giọng điệu bất đồng quan điểm với Marx—những người theo chủ nghĩa Marx của Quốc tế Cộng sản hai cũ, những người Cộng sản cánh tả chia rẽ khỏi Quốc tế Cộng sản ba ngay sau sự thành lập của nó, và sau này là Leon Trotsky và những người ủng hộ ông, đã lập ra một "Quốc tế Cộng sản bốn" năm 1938 để cạnh tranh với Quốc tế Cộng sản của Stalin, tuyên bố đại diện cho chủ nghĩa Bolshevik đích thực.

Từ hoàn cảnh của Quốc tế Cộng sản hai trong thập niên 1920 và 1930, một nhóm những người theo chủ nghĩa Marx bất đồng đã thành lập Viện Nghiên cứu Xã hội tại Đức, trong số đó có Max Horkheimer, Theodor Adorno, Erich Fromm, và Herbert Marcuse. Với tư cách m��t nhóm, những tác giả này đã được gọi là Trường phái Frankfurt. Trường phái tư tưởng của họ, được gọi là Lý thuyết Phê phán, đại diện cho một kiểu chỉ trích triết học và văn hoá Marxist có ảnh hưởng mạnh bởi Hegel, Freud, Nietzsche, và Max Weber.

Trường phái Frankfurt chia rẽ với những người theo chủ nghĩa Marx thời kỳ đầu, gồm cả Lenin và những người Bolshevik ở nhiều khía cạnh quan trọng. Đầu tiên, thời ấy viết về sự gia tăng uy thế của chủ nghĩa Stalin, họ đã đưa ra những nghi ngờ về ý tưởng truyền thống Marxist về ý thức giai cấp của tầng lớp vô sản. Thứ hai, không giống những người Marxist thời kỳ đầu, đặc biệt là Lenin, họ phản đối thuyết định mệnh kinh tế. Dù Trường phái Frankfurt trở nên rất có ảnh hưởng, cả những người theo chủ nghĩa Marx chính thống và một số người khác tham gia vào hoạt động chính trị đã chỉ trích công việc của họ vì đã chia rẽ lý thuyết Marxist khỏi cuộc đấu tranh thực tế và đưa chủ nghĩa Marx vào một khuôn khổ hoàn toàn hàn lâm.

Những người theo chủ nghĩa Marx nổi bật trong cùng thời kỳ gồm cả Georg Lukács và Antonio Gramsci thuộc Quốc tế Cộng sản ba, thường gộp vào một nhóm cùng Trường phái Frankfurt dưới thuật ngữ "Chủ nghĩa Marx phương Tây". Marx cũng gây một ảnh hưởng quan trọng tới nhà triết học và phê bình văn học Đức Walter Benjamin, một người thỉnh thoảng liên kết với Adorno và Trường phái Frankfurt.

Năm 1949 Paul Sweezy và Leo Huberman đã thành lập Monthly Review, một tờ báo và tạp chí, để đưa ra tư tưởng Marx tại Hoa Kỳ độc lập với Đảng Cộng sản Hoa Kỳ.

Năm 1978, G. A. Cohen đã tìm cách bảo vệ tư tưởng Marx như một lý thuyết khoa học và có hệ thống của lịch sử bằng cách khởi động lại các giáo điều trung tâm của nó bằng ngôn ngữ triết học phân tích. Điều này đã làm phát sinh Chủ nghĩa Mác Phân tích, một phong trào hàn lâm cũng bao gồm Jon Elster, Adam Przeworski và John Roemer. Bertell Ollman trở thành một nhà vô địch khác về Marx trong phạm vi hàn lâm Anh ngữ, tương tự như Shlomo Avineri người Israel.

Trong cuốn Das Kapital của Marx (2006), người viết tiểu sử Francis Wheen đã lặp lại quan sát của David McLellan rằng bởi chủ nghĩa Marx không giành thắng lợi ở phương Tây, "nó đã không bị chuyển thành một triết lý chính thức và vì thế trở thành chủ đề của sự nghiên cứu nghiêm túc mà không bị các phương tiện kiểm soát của chính phủ ngăn cản".

Các quốc gia sau ở một số thời điểm trong lịch sử từng có các chính phủ với sự lãnh đạo ít nhất trên danh nghĩa là theo chủ nghĩa Marx: Albania, Afghanistan, Angola, Bulgaria, Trung Quốc', Cuba, Síp, Tiệp Khắc, Đông Đức, Ethiopia, Hungary, Lào, Moldova, Mông Cổ, Nepal, Mozambique, Nicaragua, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Ba Lan, Romania, Nga, Nam Tư, Việt Nam. Ngoài ra, các bang Kerala, Tripura và Tây Bengal tại Ấn Độ cũng từng có các chính phủ theo chủ nghĩa Marx.

Các đảng chính trị và các phong trào Marxist đã suy giảm đáng kể về ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, với một số ngoại lệ, có lẽ đáng chú ý nhất là Nepal. Ngoài ra, sau khi Liên Xô đã sụp đổ nhưng tại châu Mỹ, hàng triệu người vẫn chống đối mô hình tự do mới của chế độ tư bản, mà đi theo con đường độc lập. Chính quyền Venezuela tuyên bố đất nước này thực hiện công cuộc phát triển xã hội chủ nghĩa vào thế kỷ XXI. Tại Bolivia, chính quyền đã thực hiện quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí.

Tháng 7 năm 2005, 27.9% thính giả trong một cuộc thăm dò ý kiến của chương trình In Our Time trên kênh Radio 4 của BBC đã chọn Marx là nhà tư tưởng ưa thích của họ. Tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, sau khi thực hiện một cuộc khảo sát, người ta nhận thấy rằng số người biết Karl Marx là ai chiếm đến 100% dân số Trung Quốc, họ cho rằng tư tưởng Marx quả là tư tưởng đã làm cho lịch sử nhân loại có sự chuyển biến. Người cha đẻ của chủ nghĩa Marx này được xem là "người thầy của giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới".

DANH NGÔN CỦA KARL MARX

Điều kiện tất yếu đầu tiên cho hạnh phúc của nhân dân là sự bãi bỏ tôn giáo.

The first requisite for the happiness of the people is the abolition of religion.

Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.

Religion is the opium of the masses.

Hãy để giai cấp thống trị run rẩy trước cách mạng cộng sản. Người vô sản không có gì để mất ngoài xiềng xích. Họ có thể thắng được cả thế giới. Người lao động tại mọi quốc gia, hãy đoàn kết!

Let the ruling classes tremble at a communist revolution. The proletarians have nothing to lose but their chains. They have a world to win. Workingmen of all countries, unite!

Mỗi một bước vận động thật sự quan trọng hơn một tá cương lĩnh.

Every step of real movement is more important than a dozen programmes.

Lịch sử lặp lại, ban đầu là bi kịch, sau là hài kịch.

History repeats itself, first as tragedy, second as farce.

Không nghi ngờ gì nữa, máy móc đã làm tăng lên đáng kể con số những kẻ nhàn rỗi khá giả.

Without doubt, machinery has greatly increased the number of well-to-do idlers.

Tôn giáo là sự bất lực của trí óc con người trong việc xử lý những sự kiện nó không hiểu được.

Religion is the impotence of the human mind to deal with occurrences it cannot understand.

Nền dân chủ là con đường dẫn tới chủ nghĩa xã hội.

Democracy is the road to socialism.

Lịch sử không làm gì cả, nó không tạo ra vô vàn của cải, nó không chiến đấu. Chính con người, con người thật sự đang sống, đã làm tất cả những điều đó.

History does nothing; it does not possess immense riches, it does not fight battles. It is men, real, living, who do all this.

Ý nghĩa của hòa bình là không còn sự chống đối chủ nghĩa xã hội.

The meaning of peace is the absence of opposition to socialism.

Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp.

The history of all previous societies has been the history of class struggles.

Chúng ta không nên nói một giờ của người này đáng giá với một giờ của người khác, mà nên nói người này trong một giờ cũng đáng giá như người khác trong một giờ. Thời gian là tất cả, con người không là gì: nhiều nhất cũng chỉ là thân xác của thời gian.

We should not say that one man's hour is worth another man's hour, but rather that one man during an hour is worth just as much as another man during an hour. Time is everything, man is nothing: he is at the most time's carcass.

Học thuyết của Chủ nghĩa cộng sản có thể tóm tắt trong một câu: Loại bỏ tất cả sở hữu tư nhân.

The theory of Communism may be summed up in one sentence: Abolish all private property.

Các nhà triết học chỉ giải thích thế giới bằng các phương thức khác nhau, vấn đề là ở chỗ thay đổi thế giới.

The philosophers have only interpreted the world, in various ways; the point is to change it.

Trong xã hội tư sản, tư bản có tính độc lập và cá tính, còn cá nhân người lao động lại mất tính độc lập và cá tính.

In bourgeois society capital is independent and has individuality, while the living person is dependent and has no individuality.