Trẻ lớn là bao nhiêu tuổi

Trẻ em là cụm từ được dùng để chỉ những em bé nhỏ tuổi. Sự phát triển của trẻ có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chính vì vậy các quy định về trẻ em cũng có những vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tiễn. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Xác định trẻ em là từ bao nhiêu tuổi”.

Nội dung bài viết:

1. Trẻ em là gì?

Trẻ em là cụm từ rất quen thuộc và có nghĩa rất đơn giản, thông dùng vì ai ai cũng biết và cũng hiểu.Thực tế, khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều khía cạnh. Cũng có rất nhiều khái niệm biểu thị vấn đề này. Cụ thể như sau: Về mặt sinh học, trẻ em được hiểu chính là những con người ở giữa giai đoạn sơ sinh và tuổi dật thì. Định nghĩa pháp lý về một đối tượng là trẻ em nói chung sẽ để biểu thị một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa trường thành.Xét về góc độ pháp lý, khái niệm này cũng được quy ước theo nhiều cách khác nhau.Theo Công ước quyền trẻ em tại Điều 1 quy định về khái niệm trẻ em như sau: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định dưới tuổi thành niên sớm hơn”.Tuy nhiên, trong Luật trẻ em Việt Nam 2016, ở Điều 1 lại đưa ra quy định sau đây: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.Từ đó ta có thể khẳng định rằng có sự khác biệt quy định về độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam so với Công ước quốc tế.Tất cả các đối tượng là trẻ em cần được nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Ở nhiều xã hội, trẻ em sau độ tuổi 12 tháng có thể đến trường mẫu giáo để nhận được sự chăm sóc, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm tuổi, nhiều quốc gia quy định trẻ em bắt buộc phải đến trường tiểu học.Xem thêm: Trẻ em có bao nhiêu nhóm quyền? [Cập nhật năm 2022]

2. Người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em?

Độ tuổi của trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế:

Hiện nay, căn cứ theo các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, Liên Hợp Quốc đã ban hành quy định người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.Như vậy, thông qua đó, chúng ta có thể thấy trẻ em theo quy định của Liên Hợp Quốc là những người dưới 18 tuổi. Có sự quy định trên là bởi vì do thiếu nhi là những chủ thể còn non nớt về trí tuệ và thể chất. Tất cả các đối tượng là trẻ em đều cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời.

Người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Căn cứ theo quy định Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua trong kỳ hợp thứ 11 khóa XIII ngày 05 tháng 04 năm 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 và thay thế Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định tại điều 1 như sau: Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.Như vậy, ta nhận thấy, câu trả lời cho câu hỏi người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em sẽ là trẻ em là người dưới 16 tuổi.Trẻ em dưới 16 tuổi chính là người chưa thành niên, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định của pháp luật. Việc xác định một người ở độ tuổi trẻ con hay độ tuổi thành niên để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó. Bên cạnh đó thì việc xác định người bao nhiêu tuổi thì được coi là trẻ em cũng giúp xác định trách nhiệm hành vi của người đó trước pháp luật.Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, lĩnh vực, ngành nghề mà quy định về độ tuổi trẻ em có sự khác nhau. Hiện nay tại Việt Nam thì trẻ em được thống nhất giữa các bộ luật và văn bản Luật hiện hành để có thể dễ dàng quản lý. Theo đó, trẻ em là những người dưới 16 tuổi.Ta nhận thấy rằng, hiện nay, quy định về độ tuổi của trẻ em tại Việt Nam so với quy định độ tuổi trẻ em trên Thế giới là giảm 2 tuổi so với quy định của Liên Hợp quốc.Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 điều 4 Luật trẻ em 2016 cũng quy định rằng chủ thể là người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em”.Trong giai đoạn hiện nay, các nghiên cứu về việc nâng độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 trở nên khá phổ biến và rất được quan tâm. Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Plan tại Việt Nam thực hiện đã chỉ rõ, về cơ sở khoa học, tâm sinh lý của trẻ em từ 16 đến 18 tuổi vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện, có những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em lên người trưởng thành với nhận thức xã hội, hành vi chưa chín chắn.Chính vì thế, trẻ em trong lứa tuổi này thông thường dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng và lệch lạc về hành vi, thái độ, nhận thức; đồng nghĩa với việc dễ bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như có nguy cơ thực hiện các hành vi trái pháp luật khá cao. Cũng chính vì vậy mà có nhiều ý kiến trong giai đoạn hiện nay cho rằng nên nâng độ tuổi của trẻ em lên đến dưới 18 tuổi để nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đối tượng này.

3. Những câu hỏi có liên quan

 Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm là hành vi nào?

– Tước đoạt quyền sống của trẻ em.– Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.– Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.– Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.– Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.– Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.– Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.– Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.– Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.– Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.– Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 0- tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.– Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.– Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.– Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.– Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

4. Dịch vụ tư vấn luật ACC

Trên đây là thông tin về Xác định trẻ em là từ bao nhiêu tuổi? [Năm 2023] mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về vấn đề này, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

Bảo nhiêu tuổi trẻ em?

Pháp luật Việt Nam cũng có định nghĩa về trẻ em tại Điều 1, Luật trẻ em năm 2016 như sau: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi." Như vậy, theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam, trẻ em được hiểu là những người dưới 16 tuổi.

Dưới 5 tuổi gọi là gì?

Trẻ em trong độ tuổi dưới 5 tuổi được chia thành những nhóm như sau. Lứa tuổi nhà trẻ những bé từ 3 – 36 tháng tuổi. Từ 3 tuổi đến 6 tuổi được gọi là trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.

16 tuổi được gọi là gì?

Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi (luật bảo vệ trẻ em 2016), thanh niên là từ 16 - 30 tuổi, ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Người từ 14 đến 16 tuổi gọi là gì?

Theo quy định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em số 25/2004/QH 11, trẻ em công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo đó, những người dưới 16 tuổi đều trẻ em.