Triệu chứng đắng miệng khi mang thai

Em đang mang bầu khoảng 2 tháng bé thứ 2 , nhưng bé đầu tiên nghén nhẹ còn bé này thì cứ chướng bụng ở trên cứ trưa đến tối là ko ăn gì dc , đắng miệng , nôn , ko biết có ảnh huong gì ko ạ?

Trả lời

Chào bạn Vân,

Việc ốm nghén, đắng miệng, đầy bụng trong quá trình mang thai là hiện tượng thường gặp và có cách để hỗ trợ giảm bớt tình trạng đó như không ăn no, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn ít đồ dầu mỡ để cơ thể dễ tiêu hóa, ăn thêm các chất xơ... Nếu như tiền sử của bạn đã có bệnh đau dạ dày có Hp thì bạn mới cần lo ngại vấn đề do viêm dạ dày hay thậm chí loét dạ dày, còn nếu không thì bạn không cần quá lo lắng, cơn ốm nghén có thể sẽ cải thiện khi bạn qua được 3 tháng đầu. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không được đảm bảo dinh dưỡng thì bạn nên dùng thêm các thuốc bổ sung cho bà bầu như thuốc Procare chẳng hạn, một số thành phần trong các thuốc như vậy cũng giúp giảm hiện tượng ốm nghén và bổ sung dưỡng chất bị thiếu khi mang thai.

Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh,

Đắng miệng khi mang thai có lẽ là một tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thi kỳ của mình. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và có cách nào cải thiện hay không? Câu trả lời sẽ được chia sẻ thông qua bài viết sau đây, cùng theo dõi nhé.

THẾ NÀO LÀ ĐẮNG MIỆNG KHI MANG THAI?

Thông thường, ở giai đoạn đầu thai kỳ từ 1 - 12 tuần là thời điểm mà các chị em dễ gặp phải tình trạng đắng miệng. Hầu hết sau thời gian này, tình trạng đắng miệng sẽ giảm dần. Tuy nhiên cũng có mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ của mình, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hàng ngày.

Triệu chứng đắng miệng khi mang thai
 

Bà bầu bị đắng miệng khi mang thai là tình trạng thường gặp

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐẮNG MIỆNG TRONG THAI KỲ

Có nhiều nguyên gây ra tình trạng đắng miệng trong khi mang thai, đó có thể do sinh lý hoặc bệnh lý gây ra. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan khi nhận thấy mình đang mắc phải vấn đề này.

Do thói quen ăn uống và sinh lý

Một vài nguyên nhân do thói quen ăn uống và sinh lý có thể kể đến đó là:

♦ Sự thay đổi hormone nội tiết tố thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đắng miệng khi mang thai. Nội tiết tố Estrogen được sản sinh ra giữ vai trò trong việc tiếp nhận hương vị và kích thích sự thèm ăn trong quá trình mang thai. Nếu nồng độ này thay đổi bất thường sẽ dẫn đến nhạt miệng, đắng miệng.

♦ Sự kết nối giữa khứu giác và vị giác cũng là nguyên nhân dẫn đến đắng miệng trong thai kỳ. Khi khứu giác trở nên quá nhạy bén, mẹ bầu sẽ nhận thấy vị giác của mình có vấn đề, điển hình là cảm giác lạt miệng, chua miệng, đắng miệng.

♦ Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ có hiện tượng trữ nước trên cơ thể, kể cả các tế bào vị giác có trong khoang miệng. Khi các tế bào này tập trung nhiều trên bề mặt lưỡi sẽ ảnh hưởng đến vị giác và dẫn đến đắng miệng, nhạt miệng.

♦ Khi có em bé, để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi, mẹ bầu sẽ bổ sung các thực phẩm giàu natri, canxi, sắt,... Nếu bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa các chất này sẽ dẫn đến tình trạng đắng miệng khi mang thai.

Triệu chứng đắng miệng khi mang thai

Đắng miệng khi mang thai do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể

Do một số bệnh lý gây ra

Đắng miệng khi mang thai kéo dài cùng mức độ càng tăng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây:

♦ Suy giảm chức năng gan: Chức năng gan bị suy giảm bởi một số bệnh lý như xơ gan, viêm gan, u gan, gan nhiễm mỡ,... là nguyên nhân dẫn đến thường xuyên bị đắng miệng.

♦ Trào ngược dạ dày thực quản: Mẹ bầu rất có thể bị ợ chua, trào ngược dạ dày, nóng rát ở bụng và đắng miệng.

♦ Trào ngược dịch mật: Bệnh lý này có dấu hiệu chủ yếu là ợ nóng, buồn nôn, đắng miệng, nôn ra chất lỏng màu vàng xanh, khàn giọng,...

♦ Mắc các bệnh về răng miệng: Khi bị viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu cũng sẽ dẫn đến đắng miệng, hôi miệng, phần lợi, nướu bị đau.

CÁCH KHẮC PHỤC ĐẮNG MIỆNG TRONG THAI KỲ

Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần phải có chỉ định từ bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp dân gian luôn được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra thì cũng có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên 100%. Các chị em đang mang thai có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

♦ Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng mỗi ngày từ 2 - 3 lần, trước và sau khi ngủ dậy. Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, loại bỏ các thức ăn dính ở kẽ rằng.

♦ Cung cấp đủ nước cho cơ thể khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Khi đó nước sẽ cuốn trôi các vi khuẩn có trong khoang miệng, giúp tăng tiết dịch nước bọt, giảm khô miệng và đắng miệng hiệu quả.

♦ Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung dưỡng chất thiết yếu có trong cơ thể. Nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây, hoa quả tươi nhiều vitamin, cải thiện tình trạng đắng miệng và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.

♦ Có thể dùng một số loại nước súc miệng sử dụng được cho phụ nữ mang thai để súc miệng sau khi đánh răng, giúp loại bỏ vi khuẩn một cách tối đa. Các mẹ bầu nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Triệu chứng đắng miệng khi mang thai

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu

Lời khuyên từ Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu:

Nếu tình trạng đắng miệng xảy ra, khi áp dụng một số cách trên có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đắng miệng đi kèm với một số dấu hiệu khác và không giảm, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Qua bài viết trên có thể thấy rằng, đắng miệng khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc biệt những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu không được chủ quan. Do vậy, điều quan trọng là cần phải theo dõi các dấu hiệu và chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM

Ngày Đăng: 2021-01-19 - Lượt Xem:789

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi nhất định về nội tiết tố bên trong. Bên cạnh đó vị giác và cảm giác thèm ăn cũng theo đó mà thay đổi theo.

Mẹ bầu còn hay bị ốm nghén, nên có vị đắng miệng và vô vị, chán ăn. Đắng miệng còn khiến cho mẹ bầu khó chịu, nhưng mẹ bầu vẫn phải tiếp tục ăn để không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu có thể tham khảo những điều sau:

- Ăn những thực phẩm dễ tiêu

- Cố gắng khoảng sau 4 tháng sẽ giảm bớt

- Uống thêm nhiều nước, có thể uống nước trái cây để giảm bớt đắng miệng

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và cố gắng không để bản thân căng thẳng. 

ăn uống điều độ, tập thể dục điều độ, giảm lo lắng có thể làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Nếu thường xuyên mẹ bị đắng miệng nên đi khám, Bs sẽ có thể kê thêm một số loại vitamin dành riêng cho bà bầu trong giia đoạn mẹ bầu không thể ăn uống. 

Buồn nôn, đắng miệng, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai hay không là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, bởi đây là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là các triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

Buồn nôn, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Thực tế, nhạt mồm nhạt miệng buồn nôn khi mang thai là dấu hiệu gặp ở hầu hết thai phụ khi chớm bầu. Các triệu chứng này là tình trạng ốm nghén, chủ yếu xảy ra vào buổi sáng hoặc bất kỳ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm.

Về triệu chứng buồn nôn: Thai phụ có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói. Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai thường là do các yếu tố chuyển hóa, nội tiết, tiêu hóa, tâm lý,... Đối với hầu hết phụ nữ bị ốm nghén, các triệu chứng buồn nôn thường bắt đầu khoảng 1 tháng sau kỳ kinh nguyệt gần nhất. Tuy nhiên, một số chị em ốm nghén sớm hơn hoặc không bị ốm nghén. Nếu luôn cảm thấy buồn nôn và không thể kìm lại, có thể chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị.

Về triệu chứng nhạt miệng chán ăn khi mang thai: Trong thời kỳ đầu khi mang thai, các giác quan trở nên nhạy cảm hơn và phụ nữ thường bị thay đổi khẩu vị. Một số loại thực phẩm hoặc đồ uống mà trước đây bạn thích có thể khiến bạn khó chịu, chán ăn. Các biểu hiện thường là: Nhạt miệng khi mang bầu, đắng miệng, cảm giác như có kim loại trong miệng; thèm ăn những món mới không phải món bạn thích trước đây; mất hứng thú với một số thực phẩm hoặc đồ uống trước đây bạn thích; khứu giác nhạy cảm với một số mùi nhất định,...

Xem ngay: 11 dấu hiệu mang thai sớm nhất của thai kỳ

Ngoài nhạt miệng buồn nôn, còn có một số dấu hiệu khác cho thấy chị em đã mang thai. Đó là:

  • Mất kinh nguyệt: Đây là biểu hiện có thai đầu tiên. Nếu mất kinh nguyệt khoảng 1 tuần trở lên, có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện gây lầm lẫn nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đang lo lắng, căng thẳng hoặc dùng thuốc,... gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
  • Mệt mỏi: Đây là biểu hiện có thai khá phổ biến. Chị em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi mang thai, đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ đầu mang thai, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng vọt có thể khiến bạn buồn ngủ. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng khiến bạn mệt mỏi, nhạt miệng buồn nôn và dễ xúc động hơn;
  • Đau ngực: Khi mới mang thai, ngực của chị em có thể trở nên lớn hơn, có cảm giác căng tức giống như khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cũng có thể cảm thấy đau râm ran ở ngực, các tĩnh mạch nổi rõ hơn, núm vú trở nên tối màu hơn, có hiện tượng rò rỉ sữa. Đây là biểu hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cảm giác khó chịu này sẽ giảm sau vài tuần khi cơ thể thích ứng với sự thay đổi nội tiết tố;
  • Đi tiểu thường xuyên: Khi có thai, chị em có thể cảm thấy thường xuyên mắc tiểu hơn so với bình thường, kể cả vào ban đêm. Điều này là do lượng máu trong cơ thể tăng lên trong thai kỳ khiến thận lọc, thải nước tiểu nhiều hơn;
  • Táo bón: Sự thay đổi nội tiết tố khi bạn mang thai khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, có thể gây táo bón;
  • Triệu chứng khác: Tăng tiết dịch âm đạo, trướng bụng, đầy hơi,...

Như vậy, đắng miệng, nhạt miệng buồn nôn là một trong những dấu hiệu mang thai. Việc nhận biết và xác định có thai càng sớm càng tốt để các thai phụ được chăm sóc trước sinh một cách tốt nhất.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: