Trình bày ý nghĩa của việc học tập môn giáo dục chính trị

Câu hỏi. Ý nghĩa của việc học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên?

Trả lời:

Đối với sinh viên, đội ngũ trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước, gắn liên với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu.

Nâng cao năng lực tư duy Lý luận và phương pháp công tác

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống cánh mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.

Thông qua học tập nghiên cứu tư tường Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vối chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

-    Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng, biết sống ở đời và làm người hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu; nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự nguyện “sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với sinh viên, giáo dục tư tưởng, văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận sống, đạo làm người, hoàn thiện nhân cách cá nhân, trang bị cho họ trí tuệ và phương pháp tư duy biện chứng để họ trở thành những chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn và khát vọng của Hồ Chí Minh.

a) Chính trị và môn học Giáo dục chính trị

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lóp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của Nhà nước.

Chính trị có vai trò to lớn. Không có lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ được sự thống trị, không thể thực hiện được mục tiêu của mình. Theo V.I. Lênin, "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế... Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”. Chính trị còn là biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng.

Giáo dục Chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.

Giáo dục Chính trị là môn học bao gồm nội dung cơ bản nhất của Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Môn học là một thể thống nhất, làm rõ vai trò chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

b)Mục tiêu và yêu cầu của môn học

-  Mục tiêu của môn học:

+ về kiến thức:

Trình bày được nội dung cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; nguồn gốc, nội dung cơ bản và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh;

Hiểu biết và trình bày được nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ, nhất là đường lối đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực từ năm 1986 đến nay.

+ về kỹ năng:

Bước đầu hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào học tập, rèn luyện và công tác sau này;

Hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, phấn đấu trở thành người học sinh tốt, người công dân tốt.

- Về thái độ:

Củng cố niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn;

Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lao động, rèn luyện, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

Rèn luyện được tác phong công nghiệp, lề lối làm việc của người lao động tốt, người kỹ thuật viên tốt.

- Yêu cầu môn học:

Có ý thức gắn bó nhận thức lý luận và đường lối cách mạng của Đảng với thực tiễn cách mạng Việt Nam;

Kết hợp học tập với rèn luyện, liên hệ với vai trò của người học sinh trung học chuyên nghiệp; với cuộc sống nghề nghiệp sau khi ra trường.

Phát huy tính tích cực trong các hoạt động dạy và học; tăng cường trao đổi, thảo luận, tạo sự hứng thú và nâng cao hiệu quả môn học.

Loigiaihay.com