Trong chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Đông Nam á như thế nào

20/01/2021 621

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều chịu ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản.

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Câu hỏi :Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2

Lời giải :

Thứ nhất, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

Thứ hai, từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.

Thứ ba, cho đến thời điểm hiện tại, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế văn hóa, chính trị xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức liên quan nhé!

1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai tại Đông Nam Á

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nô dịch.

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

+ 17/8/1945, In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập.

+ 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- Thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á→ nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược→ đầu những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập.

- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông Dương giành thắng lợi.

- 1984, Bru-nây giành độc lập.

- 2002, Đông Timo tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.

Lào (1945 – 1975)

- 12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

- Tháng 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào.

- 1946 – 1954, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- 1954 – 1975, nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào.

- 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.

Campuchia (1945 – 1975)

- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Nhân dân Campuchia kháng chiến chống xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia).

- Ngày 9/11/1953, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng đất nước này.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

- 1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình,trung lập để xây dựng đất nước.

- 1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ.

- 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ.

- 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước. Tháng 9/1993, Vương quốc Campuchia được thành lập.

2. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

Bối cảnh thành lập

- Bước vào thập niên 60, các nước cần liên kết, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Đối phó với chiến tranh Đông Dương.

- Nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện ở nhiều nới. Sự thành công của khối thị trường chung Châu Âu

- ASEAN là 1 tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Bangkok (Thái Lan), gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia).

- Hiện nay ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28.07.1995), Lào và Mianma (09.1997), Campuchia (30.04.1999).

Mục tiêu

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua hợp tác chung giữa các nước thành viên.

- Trên tinh thần duy trì hòa bình vàổn định khu vực.

- ASEAN là 1 tổ chức Liên minh chính trị - kinh tế của khu vực.

Hoạt động

- Từ 1967 – 1975: tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

- Từ 1976 đến nay: hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệpước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệpước Bali).

- Nguyên tắc hoạt động (theo nội dung của Hiệpước Bali):

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương,

- Tuy nhiên, từ 1979 - 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia.

- Đến 1989, hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản. Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.

- Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình,ổn định để cùng phát triển. Năm 1992, lập khu vực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á - Âu.

3. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này

Cơ hội

- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

- Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

- Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

- Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

Thách thức

- Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

- Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

- Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Tóm tắt mục I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á hiện nay

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội (đọc thêm)

Sau chiến tranh, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước Đông Nam Á. Tạo nên những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội:

- Về kinh tế: Đông Nam Á trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc.

- Về chính trị: đều bị chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng của các nước tư bản thực dân.

- Về xã hội: sự phân hóa giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc.

+ Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh dần cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp.

+ Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành về số lượng và ý thức cách mạng.

- Cùng với những chuyển biến trong nước, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cao trào cách mạng thế giới đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

a) Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ:

- Tác động từ chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và cao trào cách mạng thế giới.

b) Nét lớn về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:

So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:

Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.

- Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng, bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

- Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)

Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản

- Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).

- Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.

ND chính

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á: nguyên nhân, điều kiện bùng nổ, đặc điểm.

Sơ đồ tư duy Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ đề