Vì sao bò bị u nang ở lứa 1

     Một số đặc điểm của bệnh viêm da nổi cục

     Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

     Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

     1. Đặc điểm của vi rút gây bệnh

     Vi rút gây bệnh viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh đậu trên dê, cừu.

     Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 2 giờ, 65 độ C trong 30 phút. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80 độ C trong 10 năm và dịch nuôi cấy mô nhiễm vi rút được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong 6 tháng.

     Vi rút nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc a xít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 – 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 37 độ C.

     Hóa chất sử dụng để diệt vi rút viêm da nổi cục bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 – 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.

     Vi rút viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng.

     2. Đặc điểm dịch tễ

     Động vật mẫn cảm với vi rút viêm da nổi cục là trâu, bò. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 – 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 – 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 – 14 ngày.

     Côn trùng chân đốt được xem là véc tơ truyền bệnh viêm da nổi cục. Mặc dù đến nay chưa xác định được véc tơ truyền bệnh cụ thể, muỗi, ruồi cắn và ve đực có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây truyền vi rút. Vai trò của các véc tơ truyền bệnh là khác nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau, phụ thuộc vào nguồn và đặc điểm của mỗi loại véc tơ. Trâu, bò đực nhiễm bệnh có thể bài thải vi rút qua tinh dịch; tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bằng chứng về đường lây truyền bệnh viêm da nổi cục thông qua tinh dịch. Ngoài ra, cũng chưa rõ có hay không việc truyền lây vi rút qua đường thức ăn và nước uống nhiễm mềm bệnh. Tiếp xúc trực tiếp được cho là không đóng vai trò quan trọng trong lây truyền vi rút viêm da nổi cục.

     Các nốt sần và vảy da chứa một lượng vi rút viêm da nổi cục tương đối cao. Vi rút có thể được phân lập từ những bệnh phẩm này trong 35 ngày và có thể lâu hơn. Vi rút có thể được phân lập từ máu, nước bọt, dịch tiết ở mắt và mũi và tinh dịch. Vi rút được tìm thấy trong máu trong khoảng từ 7 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh, với mức độ thấp hơn so với trong các nốt sần ở da tại cùng thời điểm lấy mẫu. Sự bài thải của vi rút trong tinh dịch có thể kéo dài tới 42 ngày. Cũng có bằng chứng về sự lây truyền vi rút qua nhau thai. Vi rút viêm da nổi cục không gây bệnh mạn tính. Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng mang vi rút trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.

     3. Triệu chứng, bệnh tích

     Trâu, bò mắc bệnh có những dấu hiệu dưới đây:

     – Sốt cao, có thể trên 41độ C.

     – Giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú.

     – Suy nhược, bỏ ăn và hốc hác.

     –  Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt.

     – Sưng hạch bạch huyết bề mặt.

     – Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2–5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sân này có hình tròn, chắc, tròn và nhô cao, liên quan đến da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.

     – Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.

     – Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.

    – Các chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, chẳng hạn như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

     – Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời.

     – Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.

Một số hình ảnh về dấu hiệu của bệnh viêm da nổi cục

     4. Chẩn đoán bệnh

     Chẩn đoán sơ bộ tại thực địa dựa trên những biểu hiện như sốt và các nốt sần đặc trưng trên da trâu, bò mắc bệnh.

     Chẩn đoán tại thực địa cần được xác nhận bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm các mẫu da tổn thương, vảy, máu được chống đông bằng EDTA hoặc gạc nước bọt. Vảy và da dễ thu mẫu và có thể được gửi đi mà không cần bảo quản trong môi trường vận chuyển mà có thể để trong ống lấy mẫu sạch hoặc các loại dụng cụ khác.

     5. Phòng, chống bệnh

     Kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh tại các nước Châu Âu và Tây Á cho thấy các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: Phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò.

     Đối với những nước không có dịch bệnh, cần hạn chế nhập khẩu trâu, bò và một số sản phẩm trâu, bò; áp dụng biện pháp giám sát phát hiện bệnh trong phạm vi tối thiều là 20km từ quốc gia hoặc vùng có dịch.

     Đối với những nước có dịch bệnh, hạn chế vận chuyển trâu, bò trong khu vực có dịch; tiêu hủy trâu bò biểu hiện triệu chứng lâm sàng và tiêm phòng.

Nguyễn Tất Thắng (tổng hợp)

          Bò cái chậm động dục trở lại, có rất nhiều nguyên nhân: Có thể những bò này không động dục hoặc động dục thầm lặng (phải đặc biệt chú ý hoặc dùng một số biện pháp hỗ trợ thì mới có thể phát hiện được). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do: Nuôi dưỡng kém, thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong khẩu phần thiếu hoặc mất cân đối, dẫn đến tình trạng bò gầy yếu; bò mắc các bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung như: buồng trứng kém phát triển, u nang buồng trứng, viêm tử cung với thể vàng tồn lưu,… dẫn đến thiếu hoặc rối loạn điều tiết hormone sinh dục; chăm sóc, nuôi dưỡng kém và quản lý hệ thống chăn nuôi không tốt, bò cái ít được vận động, không tiếp xúc với những bò cái trưởng thành hoặc bò đực; cũng có thể do bò đẻ lứa đầu hoặc do bê con đang bú mẹ và theo mẹ,… Tùy theo nguyên nhân gây nên hiện tượng chậm động dục, các đối tượng bò cái chậm động dục sẽ được áp dụng các giải pháp kỹ thuật thích hợp để khắc phục khác nhau.
1/ Đối với bò gầy yếu:
         Người chăn nuôi cần lưu ý với bò cái trước và sau đẻ phải chăm sóc, nuôi dưỡng đúng quy trình. Bò phải được nuôi với khẩu phần ăn đầy đủ năng lượng, protein, vitamin ADE, khoáng đa lượng và vi lượng,… Nếu sau khi đẻ bò gầy yếu thì phải tác động bằng dinh dưỡng với khẩu phần ăn bổ sung bao gồm: thức ăn tinh, thô xanh, rơm khô, bã bia, rỉ mật,… với tỷ lệ thích hợp, bổ sung khoáng bằng đá liếm tự do. Kết hợp chăn thả trên sân chơi để bò có điều kiện vận động, tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
2/ Đối với bò thể vàng tồn lưu:
         Thông thường trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ bị tiêu biến và con vật động dục trở lại. Nếu trứng được thụ tinh, hormon do thể vàng tiết ra có tác dụng giữ an toàn cho thai và con vật không động dục trong suốt thời gian mang thai, trường hợp này gọi là thể vàng sinh lý.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tường thể vàng tồn lưu ở bò nhưng chủ yếu do có những vật thể tồn tại trong tử cung (phôi, thai chết, thai chết ngâm, thai gỗ, u nhầy, tử cung có mủ,…). Nên biện pháp khắc phục khi bò bị thể vàng tồn lưu: có thể dùng tay bóc thể vàng thông qua trực tràng, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có kinh nghiệm.
Ngoài ra, có thể dùng hormone sinh sản, chế phẩm đặt âm đạo để điều trị bệnh thể vàng tồn lưu ở bò:
+ Ngày 1: Tiêm 2 ml Han-Prost và 2,5 ml Gonadorelin.
+ Ngày 7: tiêm 2,5 ml Gonadorelin.
Sau khi tiêm ngày thứ 7 theo dõi động dục ở bò để phối giống, nhưng tốt nhất nên bỏ qua chu kỳ đầu đến chu kỳ động dục thứ 2 mới thực hiện phối giống.
3/ Đối với bò bị u nang buồng trứng:
           Hiện tượng nang trứng không rụng mà lưu lại buồng trứng có đường kính lớn hơn 2,5 cm gọi là u nang buồng trứng.
Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng hiện nay chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, bệnh u nang buồng trứng thường phát hiện trong các trường hợp chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn không cân đối dinh dưỡng (mức canxi ăn vào quá nhiều) thiếu chất nhất là thiếu Vitamin A, D, E, B, thức ăn nhiễm độc tố nấm mốc,…
Do vậy, để phòng bệnh u nang buồng trứng cần kiểm soát thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị nhiễm độc tố nấm mốc, cân bằng tỷ lệ canxi.
Điều trị bệnh u nang buồng trứng có có thể áp dụng một trong các cách sau:

  • Tiêm hCG
  • Tiêm GnRH
  • Tiêm PGF2a
  • Tiêm Progesteron

Bóp vỡ u nang (qua trực tràng): cách làm này nguy hiểm, cần phải thận trọng. Trường hợp này tốt nhất điều trị theo chỉ dẫn của cán bộ thú y.
4/ Đối với bò bị viêm nhiễm đường sinh dục:
          Phổ biến là viêm tử cung. Nguyên nhân chủ yếu làm tử cung của bò bị viêm nhiễm là do bò bị sót nhau, đường sinh sản bị tổn thương trong khi đẻ. Đặc biệt, bò càng béo, thai càng to thì khi đẻ càng khó, sót nhau và nguy cơ viêm nhiễm càng cao.
Triệu chứng bò bị viêm tử cung rõ nhất là dịch thải từ tử cung kéo dài quá 2 tuần hoặc có mùi rất hôi (cổ tử cung luôn mở). Để khắc phục hiện tượng này cần giữ vệ sinh chỗ nằm của bò mẹ, không cho bò khỏe tiếp xúc với bò ốm. Bổ sung Selen và vitamin E vào khẩu phần. Duy trì thể trạng của bò không quá gầy, không quá mập bằng cách điều chỉnh lượng thức ăn tinh và thức ăn thô. Khi bò bị bệnh, bà con chăn nuôi nên điều trị bằng kháng sinh theo chỉ dẫn của cán bộ thú y. 
Trên đây là một số nguyên nhân và các giải pháp khắc phục hiện tượng chậm động dục lại của bò sau khi đẻ. Khi tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp rút ngắn khoảng cách các lứa đẻ để tăng nhanh số lượng đàn bò, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Đây cũng là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh phát triển hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

 

Lê Tùng – Hoàng Hương - Trung tâm Khuyến nông
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay1,892
  • Tháng hiện tại40,209
  • Tổng lượt truy cập314,559

Video liên quan

Chủ đề