Trong văn bản mùa xuân của tôi khung cảnh gia đình hiện lên như thế nào trong không khí mùa xuân

Soạn bài: Mùa xuân của tôi Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Mùa xuân của tôi chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.

ĐỀ SỐ 1: Câu 1: Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi: (...) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... (...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. (...) (Ngữ văn 7, tập một) a) Phần trích trên thuộc văn bản nào đã học? Tác giả là ai? b) Phần trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội? c) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích (chỉ rõ các từ, ngữ)? Cách sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? d) Qua đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ của em về mùa xuân. GỢI Ý: a. - Phần trích thuộc văn bản Mùa xuân của tôi. - Tác giả Vũ Bằng b. - Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm - Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. c. - Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt. - Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả. d. I. Mở đoạn: Giới thiệu về chủ đề (mùa xuân). – Mùa xuân khởi đầu của một năm, mùa con người đoàn tụ. – Mùa xuân là mùa cây cối sinh sôi, vạn vật phát triển. II. Thân đoạn: – Sự thay đổi của đất trời. – Sự thay đổi của cây cối, muôn loài. – Hoạt động của con người + Đoàn tụ (trở về quê hương sau học tập, làm việc) + Mua sắm Tết như quần áo, trang trí nhà cửa, cây cảnh… – Sự biến chuyển tình cảm + Người lớn vui vẻ, phấn khởi khi xuân về. + Trẻ em có lì xì, quần áo mới hân hoan. + Người già: thêm tuổi mới và được con cháu mừng thọ. III. Kết đoạn: cảm nghĩ về mùa xuân quay về. – Mùa xuân khởi đầu với nhiều điều tốt đẹp, vạn sự như ý. – Mùa xuân mọi người sức khỏe, bình an, mong đất nước luôn phát triển phồn thịnh. ĐỀ SỐ 2: Câu 1 (2.0 điểm): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. (Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi) a. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào? b. Nêu ba từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích? c. Tìm thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích? d. Nội dung của đoạn trích trên là gì? e. Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em hãy kể tên một văn bản cũng gợi nhắc đến truyền thống này của dân tộc. GỢI Ý: a. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm b. - Học sinh có thể nêu các từ: Nhang trầm, đèn nến, đoàn tụ, tổ tiên c. - Thành ngữ: Trên kính dưới nhường d. - Tâm trạng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc của con người khi mùa xuân về, đặc biệt là được sống trong niềm hạnh phúc của gia đình. e. - Truyền thuyết ”Bánh chưng, bánh giầy”. ĐỀ SỐ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hếtđược người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng) a. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? b. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? c. Viết đoạn văn 6-8 câu cảm nhận của em về đoạn văn trên. GỢI Ý: a. - Các BPTT: liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu b. - Tác dụng: tác giả khẳng định Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. c. - Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong kiệt tác văn chương “Thương nhớ mười” hai của nhà văn Vũ Bằng. - Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. -Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng...Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc...Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuânnên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được...ai cấm được...ai cấm được...ai cấm được...Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. -Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. ĐỀ SỐ 4: [...] "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... [...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...] (Ngữ văn 7, tập 1) a. Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Phân loại phương thức biểu đạt đó? Giải thích vì sao? b. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội trong đoạn văn? c. Trong câu văn: "Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [...]" trong đoạn văn, từ "phong" có nghĩa là gì? d. Qua đoạn văn, em hãy phát biểu cảm nghĩ về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ở quê hương em. GỢI Ý: a. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm - Phân loại: Biểu cảm trực tiếp - Thể hiện qua các động từ thể hiện trạng thái cảm xúc: thân yêu, thương mến, yêu,… b. - "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến". c. - Từ “phong” còn có nghĩa: Bọc kín. d. Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân. Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi. Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình. Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài... Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa... Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không! Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

Đến với Mùa xuân của tôi, cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.

Trong văn bản mùa xuân của tôi khung cảnh gia đình hiện lên như thế nào trong không khí mùa xuân
Tác phẩm Mùa xuân của tôi

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Vũ Bằng và văn bản Mùa xuân của tôi. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.

Mùa xuân của tôi

- Vũ Bằng (1913 - 1984) sinh ra tại Hà Nội. Quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Ông là một nhà văn và nhà báo đã sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sở trường là tùy bút, bút kí và truyện ngắn.

- Sau năm 1954, Vũ Bằng chuyển vào Sài Gòn sống, vừa làm báo vừa viết văn, vừa hoạt động cách mạng.

- Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Bút ký: Miếng ngon Hà Nội (1960), Miếng lạ miền Nam (1969), Thương nhớ mười hai (1972)...
  • Tiểu thuyết: Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931), Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937), Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940)....
  • Các tập truyện: Quých và Quác (truyện thiếu nhi, 1941), Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941)...

Bài văn “Mùa xuân của tôi” trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút - bút ký “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Tên văn bản được người biên soạn SGK đặt.

2. Hoàn cảnh sáng tác

  • Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chua cắt, tác giả đang sống ở cùng kiểm soát của Mỹ - Ngụy, xa cách quê hương.
  • Nhà văn đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết và lòng mong mỏi sớm ngày được trở về quê khi đất nước đã hòa bình, thống nhất hai miền.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “người mê luyến mùa xuân”. Tình cảm của con người với mùa xuân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “bướm ra ràng mở hội liên hoan”. Cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân.
  • Phần 3. Còn lại. Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.

4. Nội dung

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.

5. Nghệ thuật

Hình ảnh so sánh độc đáo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…

Mùa xuân của tôi

Nghe tác phẩm Mùa xuân của tôi:

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống.

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.