Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam National University of Forestry,[1] viết tắt VNUF) là một trường đào tạo đa ngành bậc đại học và sau đại học ở Việt Nam[2].

Đại học Lâm nghiệp

Vietnam National University of Forestry

Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội

Cơ sở chính (Hà Nội)

Cơ sở 3 (Gia Lai)

Cơ sở 2 (Đồng Nai)

Trường Đại học Lâm nghiệp (Việt Nam)

Lịch sửSửa đổi

Cơ sở chính Trường Đại học Lâm nghiệp tại Xuân Mai, Hà Nội

  • Thành lập ngày 12/10/1956 với tên gọi Đại học Nông Lâm rồi Học viện Nông Lâm (1958), trường gồm 2 khoa chủ chốt là Nông học và Lâm học.
  • Theo quyết định 127/CP ngày 19/08/1964 của thủ tướng chính phủ, tách trường Học viện Nông Lâm thành 2 trường độc lập là: Đại học Nông nghiệp (nay là Học viện Nông nghiệp) và Đại học Lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp được thiết lập trên cơ sở khoa Lâm học và tổ cơ khí lâm nghiệp.
  • Sau khi thành lập, trường đào tạo gồm 3 ngành chính: Lâm nghiệp, Kinh tế, Công nghiệp rừng. Thời kỳ đầu do thành lập khi đất nước còn chiến tranh nên cơ sở ban đầu của trường đặt tại Đông triều - Quảng Ninh.
  • Tháng 5/1985 trường chuyển về cơ sở tại Xuân Mai - Hà Nội, xây dựng và phát triển cho tới nay.
  • Năm 1995 thực hiện chủ trương mở rộng đào tạo của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) trường mở rộng thêm quy mô đào tạo và các ngành nghề mới, với các khoa: Lâm học (tiền thân là khoa Lâm nghiệp), Quản lý tài nguyên rừng và môi trường (tiền thân là khoa Lâm nghiệp), Chế biến lâm sản (tiền thân là khoa công nghiệp rừng), Công nghiệp phát triển nông thôn (tiền thân là khoa công nghiệp rừng), Quản trị kinh doanh. Bộ Lâm nghiệp cũng quyết định và gọi tên trường là Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
  • Năm 2008 trường thành lập cơ sở 2 tại thị trấn Tràng Bom tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở sáp nhập trường Trung cấp dạy nghề Lâm nghiệp Đồng Nai.
  • Ngày 1 tháng 12 năm 2015, ông Trần Văn Chứ, hiệu trưởng nhà trường ký thông báo số 2181/ĐHLN-CT&CTSV về việc sử dụng tên gọi chính trong tiếng Việt của trường là Đại học Lâm nghiệp[1]
  • Ngày 05/10/2016 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định số 4213/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai.
  • Năm 2018, Trường THPT Lâm nghiệp được thành lập[3] (Nằm trong khuôn viên trường ĐH Lâm nghiệp)
  • Ngày 20/7/2020 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định số 2020/QĐ-BGD-ĐT về việc Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tỉnh Gia Lai[4].
  • Ngày 17/5/2021 UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 1628/QĐ-UBND về việc thành lập Trường trung học phổ thông Lâm nghiệp Đồng Nai[5] (Trong khuôn viên Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở Đồng Nai) .

Cơ sở vật chấtSửa đổi

Khu ký túc xá của sinh viên ĐH Lâm nghiệp Việt Nam

Khu Giảng đường G1 của Trường Đại học Lâm nghiệp

Vườn Thực vật Quốc gia phục vụ công tác nghiên cứu học tập của sinh viên và tham quan của khách du lịch

Khởi công xây dựng Quảng trường Sinh viên, công trình chào mừng 55 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp (1964 - 2019)

Hình ảnh thầy và trò Trường Đại học Lâm nghiệp

Cơ sở chínhSửa đổi

Trường quản lý khu vực diện tích gần 50000 ha, bao gồm:

  1. Khuôn viên trường: Có diện tích 27 ha gồm các khu chính sau:
    • Sáu tòa nhà giảng đường gồm 04 giảng đường cao tầng dành cho sinh viên học lý thuyết và 02 giảng đường lớn dành cho các cuộc hội thảo, chuyên đề khoa học.
    • Tám dãy nhà cao tầng dành cho các phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập.
    • Một nhà bảo tàng mẫu vật động vật côn trùng rừng.
    • Hai trung tâm thông tin khoa học, thư viện Lưu trữ 2017-03-05 tại Wayback Machine (thư viện truyền thống và thư viện điện tử).
    • Khu phục vụ đào tạo gồm: khu nghiên cứu thực nghiệm giống cây rừng, trung tâm thực nghiệm công nghệ sinh học, trung tâm thực nghiệm công nghiệp rừng, nhà kính,...
    • Hội trường lớn G6 dành cho các hoạt động lớn.
    • Khu nhà hành chính gồm 4 dãy nhà cao tầng phục vụ các hoạt động hành chính, trong đó có 1 nhà 6 tầng.
    • Khu KTX sinh viên gồm 13 dãy nhà 3 và 4 tầng, và 1 dãy nhà 11 tầng (riêng KTX cho sinh viên Lào có 2 tầng), đủ chỗ ăn ở sinh hoạt cho hơn 3000 sinh viên.
    • Khu nhà khách và ký túc xá dành cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngoại quốc.
    • Khu vui chơi, giải trí dành cho sinh viên: 1 CLB sinh viên, Khu liên hợp thể thao gồm: 01 nhà thi đấu đa năng, 1 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 2 sân thể dục thể thao đa năng, 2 bể bơi, 2 sân bóng chuyển, 4 phòng tập thể hình....
  2. Khu rừng thực nghiệm: Có diện tích hơn 100 ha.
  3. Khu rừng môi sinh: Có diện tích gần 400 ha.

Phân hiệu tại Đồng NaiSửa đổi

  • Phân hiệu của trường nằm ở Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
  • Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp (NGND,GS, TS Trần Văn Chứ) kiêm Phụ trách Phân hiệu
  • Website: https://vnuf2.edu.vn/

Phân hiệu tại Gia LaiSửa đổi

  • Phân hiệu của trường đặt tại tổ 4, Phường Chi Lăng, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai
  • Website: http://www.vnuf3.edu.vn/

Các Khoa đào tạoSửa đổi

Khoa Lý luận chính trịSửa đổi

Trưởng khoa: TS. Nguyễn Văn Khương

Khoa có 3 bộ môn:

  • Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
  • Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Bộ môn Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam

Khoa Lâm họcSửa đổi

Trưởng khoa: PGS.TS Lê Xuân Trường

Website: http://lamhoc.vnuf.edu.vn/

Khoa có 3 bộ môn, 1 trung tâm:

  • Bộ môn Lâm sinh
  • Bộ môn Điều tra Quy hoạch rừng
  • Bộ môn Khoa học đất
  • Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu

Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trườngSửa đổi

Trưởng khoa: PGS.TS. Phùng Văn Khoa

Website: http://tnrmt.vnuf.edu.vn/

Khoa có 6 bộ môn và 2 trung tâm:

  • Bộ môn Thực vật rừng
  • Bộ môn Động vật rừng
  • Bộ môn Quản lý môi trường
  • Bộ môn Kỹ thuật môi trường
  • Bộ môn Bảo vệ thực vật
  • Bộ môn Kỹ thuật môi trường
  • Bộ môn Hóa học
  • Trung tâm Phân tích môi trường và Ứng dụng công nghệ địa không gian
  • Trung tâm Đa dạng sinh học và Quản lý rừng bền vững

Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanhSửa đổi

Trưởng khoa: TS. Bùi Thị Minh Nguyệt

Website: http://ktqtkd.vnuf.edu.vn/

Khoa có 5 bộ môn và 1 trung tâm:

  • Bộ môn Quản trị doanh nghiệp
  • Bộ môn Kinh tế
  • Bộ môn Luật
  • Bộ môn Tài chính-Kế toán
  • Bộ môn Tin học
  • Bộ môn Ngoại ngữ
  • Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng
  • Trung tâm Thực hành Tin học

Khoa Cơ điện và công trìnhSửa đổi

Trưởng khoa: PGS.TS. Dương Văn Tài

Website: http://cdct.vnuf.edu.vn/

Khoa có 6 Bộ môn và 1 Trung tâm:

  • Bộ môn Kỹ thuật cơ khí
  • Bộ môn Công nghệ và Máy chuyên dùng
  • Bộ môn Kỹ thuật công trình
  • Bộ môn Kỹ thuật điện và tự động hóa
  • Bộ môn Vật lý
  • Bộ môn Toán
  • Bộ môn Cơ sở kỹ thuật
  • Trung tâm thí nghiệm thực hành

Các đơn vị cấp 3 trực thuộc TrườngSửa đổi

Viện Sinh thái rừng và Môi trườngSửa đổi

Viện trưởng: TS. Lê Sỹ Doanh

Website: http://vstrmt.vnuf.edu.vn/

Viện có 3 bộ môn, 2 phòng, 1 trung tâm:

  • Bộ môn Công nghệ Môi trường
  • Bộ môn Sinh thái và Phát triển rừng
  • Bộ môn Ứng dụng viễn thám trong Lâm nghiệp
  • Phòng Tổng hợp
  • Phòng Quản lý Khoa học
  • Trung tâm cứu hộ động vật
Xem thêm Viện sinh thái rừng và môi trường

Viện Công nghiệp gỗ và Thiết kế nội thấtSửa đổi

Viện trưởng: PGS.TS Lý Tuấn Trường

Website: http://vcng.vnuf.edu.vn/

Viện có 9 Đơn vị trực thuộc:

  • Bộ môn Máy và thiết bị chế biến lâm sản
  • Bộ môn Khoa học gỗ
  • Bộ môn Công nghệ vật liệu ván nhân tạo
  • Bộ môn Công nghệ đồ mộc
  • Bộ môn Nội thất
  • Trung tâm thí nghiệm thực hành
  • Bộ môn Thiết kế Công nghiệp
  • Phòng Tổng hợp
  • Trung tâm Công nghiệp rừng

Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thịSửa đổi

Viện trưởng: PGS.TS Đặng Văn Hà

Website: http://claid.vnuf.edu.vn/

Viện có 5 Đơn vị trực thuộc:

  • BM Mỹ thuật
  • Bộ môn Kiến trúc cảnh quan
  • Bộ môn Lâm nghiệp đô thị
  • Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ
  • Phòng Tổng hợp

Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệpSửa đổi

Viện trưởng: PGS. TS. Bùi Văn Thắng

Website: http://cnsh.vnuf.edu.vn/

Viện có 5 Đơn vị trực thuộc:

  • Bộ môn Công nghệ tế bào
  • Bộ môn Công nghệ Gen và Di truyền phân tử
  • Bộ môn Tài nguyên thực vật rừng
  • Trung tâm thí nghiệm thực hành
  • Bộ môn chăn nuôi thú y
  • Phòng Tổng hợp

Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thônSửa đổi

Viện trưởng: TS. Nguyễn Bá Long

Website: http://qldd.vnuf.edu.vn

Viện Phó: TS. Nguyễn Đình Hải

Viện có 5 đơn vị trực thuộc:

  • Bộ môn Trắc địa, bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
  • Bộ môn Quy hoạch và quản lý đất đai
  • Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng
  • Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
  • Phòng Tổng hợp

Trung tâm Dịch vụSửa đổi

Giám đốc: Ông Nguyễn Quang Giáp

Website: http://ttdv.vnuf.edu.vn/

Trường THPT Lâm nghiệpSửa đổi

Tên viết tắt: F-School

Hiệu trưởng: PGS.TS Hà Văn Huân

Phó Hiệu trưởng: Lê Khánh Toàn; Nguyễn Thu Trang

Website: http://thptlamnghiep.edu.vn/ Lưu trữ 2020-07-13 tại Wayback Machine

Trường THPT Lâm nghiệp có 5 đơn vị trực thuộc:

  • Tổ Tự nhiên
  • Tổ Xã hội
  • Tổ Ngoại ngữ - Tin học
  • Tổ Văn - Thể - Mỹ
  • Tổ Văn phòng

Đào tạo THPT hệ công lập chính quy

Ngành nghề đào tạoSửa đổi

Đào tạo đại học chính quySửa đổi

Đào tạo 31 ngành, gồm:

  1. Ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiên tiến, đào tạo bằng tiếng Anh)
  2. Ngành Chế biến lâm sản (Chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng Anh)
  3. Ngành Lâm nghiệp (Chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng Anh)
  4. Ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên (tiếng Việt)
  5. Ngành Công nghệ Chế biến lâm sản (Chế biến gỗ)
  6. Ngành Lâm sinh
  7. Ngành lâm nghiệp
  8. Ngành Lâm nghiệp đô thị
  9. Ngành Kiến trúc cảnh quan
  10. Ngành Công nghệ sinh học
  11. Ngành Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
  12. Ngành Khoa học môi trường
  13. Ngành Công tác xã hội
  14. Ngành Khoa học cây trồng
  15. Ngành Quản lý tài nguyên môi trường
  16. Ngành Bảo vệ thực vật
  17. Ngành Khuyến nông
  18. Ngành Quản trị kinh doanh
  19. Ngành Kinh tế
  20. Ngành Kế toán
  21. Ngành Quản lý đất đai
  22. Ngành Hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin)
  23. Ngành Thiết kế nội thất
  24. Ngành Công nghiệp phát triển nông thôn (Công thôn)
  25. Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng
  26. Ngành Kỹ thuật cơ khí
  27. Ngành Công nghệ vật liệu
  28. Ngành Công nghệ ô tô
  29. Ngành Thiết kế công nghiệp
  30. Ngành Kỹ thuật cơ điện tử
  31. Ngành Kinh tế nông nghiệp
  32. Ngành Công nghệ sinh học (Chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng Anh)
  33. Ngành Kỹ thuật cơ khí (Chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng Anh)
  34. Ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành
  35. Ngành Chăn nuôi
  36. Ngành Thú y

Đào tạo Thạc sĩSửa đổi

Các chuyên ngành:

  1. Lâm học (chương trình tiếng Anh)
  2. Kinh tế nông nghiệp
  3. Quản lý kinh tế
  4. Lâm học (CT Tiếng Việt)
  5. Công nghệ sinh học
  6. Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
  7. Khoa học Môi trường
  8. Mỹ thuật ứng dụng
  9. Chế biến lâm sản
  10. Kỹ thuật cơ khí
  11. Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hóa nông lâm nghiệp

Đào tạo tiến sĩSửa đổi

Những người tốt nghiệp xuất sắc cao học được tuyển thẳng vào hệ đào tạo tiến sĩ, những người khác đã qua thực tế sản xuất, công tác nghiên cứu trong ngành được dự thi vào đào tạo tiến sĩ. Thời gian đào tạo: 3-4 năm. Gồm các chuyên ngành:

  1. Kỹ thuật Lâm sinh
  2. Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp
  3. Điều tra và quy hoạch rừng
  4. Quản lý bảo vệ rừng
  5. Kinh tế nông nghiệp
  6. Kỹ thuật máy nông lâm nghiệp
  7. Công nghệ gỗ, giấy

Đào tạo trung học chuyên nghiệpSửa đổi

Trường đại học Lâm nghiệp chủ yếu đào tạo trình độ trung cấp tại cơ sở 2 của trường ở Đồng Nai, thời gian đào tạo 2 năm với các chuyên ngành:

  1. Lâm sinh
  2. Kiểm lâm (trình độ trung cấp của ngành quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng)
  3. Khuyến nông lâm
  4. Trồng trọt và bảo vệ thực vật
  5. Hạch toán kế toán.

Đào tạo đại học hệ vừa làm vừa họcSửa đổi

Thời gian đào tạo: 5 năm. Gồm các chuyên ngành:

  1. Quản trị kinh doanh
  2. Kinh tế lâm nghiệp
  3. Kế toán
  4. Lâm học
  5. Quản lý tài nguyên rừng và môi trường

Đào tạo chuyên tu đại họcSửa đổi

Thời gian đào tạo: 3 năm. Gồm các chuyên ngành:

  1. Lâm học.
  2. Quản lý tài nguyên rừng và môi trường.
  3. Quản trị kinh doanh.

Đào tạo liên thôngSửa đổi

Đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học bằng chính quy tại cả hai cơ sở của trường, thời gian đào tạo 1,5 năm với các chuyên ngành:

  1. Lâm sinh.
  2. Điều tra quy hoạch rừng.
  3. Quản trị kinh doanh.

Đào tạo đại học cử tuyểnSửa đổi

Chương trình đào tạo đại học dành cho con em các dân tộc ít người và vùng sâu vùng xa. Thời gian đào tạo: 5 năm. Gồm các chuyên ngành:

  1. Quản trị kinh doanh.
  2. Lâm học.
  3. Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

Xem thêmSửa đổi

  • Trang Facebook Đại học Lâm nghiệp
  • Trang Facebook Thông tin tuyển sinh Đại học Lâm nghiệp
  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội
  • Viện Sinh thái rừng và môi trường
  • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Trảng Bom, Đồng Nai
  • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Pleicu, Gia Lai

Logo của Nhà trườngSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b Phòng CT&CTSV - Đại học Lâm nghiệp (7 tháng 12 năm 2015). “Thông báo Về việc ban hành và sử dụng mẫu biểu tượng mới của trường Đại học Lâm nghiệp”. vfu.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2015. Truy cập 9 tháng 12 năm 2015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ Phòng CT&CTSV - Đại học Lâm nghiệp (7 tháng 12 năm 2015). “Giới thiệu chung về trường Đại học Lâm nghiệp”. vfu.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập 9 tháng 12 năm 2015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ “Lễ công bố Quyết định Thành lập trường THPT Lâm nghiệp”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ “Thành lập Phân hiệu trường Đại học Lâm nghiệp tại Gia Lai”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai. 16 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ “Huyện Trảng Bom có thêm một trường THPT”. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ [vnuf.edu.vn “vnuf.edu.vn”] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).