Tỷ lệ thương tật tính như thế nào

Trong các vụ án hình sự có không ít những hành vi phạm tội liên quan đến thương tích, tổn hại sức khỏe của người bị hại. Để bảo vệ mình và mọi người, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ về cách xác định tỷ lệ thương tổn cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ TTCT) trong các vụ án hình sự để tìm hướng giải quyết sau này.

Theo quy định tại Điều 205, 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật bao gồm:

- Khi đương sự hoặc người đại diện của họ đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ

- Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết phải tiến hành trưng cầu giám định. Theo đó, có một số tội cụ thể cần phải tiến hành trưng cầu giám định như sau:

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

+ Tội hành hạ người khác

+ Tội hiếp dâm

Cách xác định tỷ lệ thương tổn cơ thể trong các vụ án hình sự (Ảnh minh họa)

Cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể trong các vụ án hình sự

Tỷ lệ tổn thương cơ thể bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật.

Tỷ lệ thương tổn cơ thể được xác định theo % tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 quy định về tỷ lệ thương tổn cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Cụ thể các tổn thương như sau:

- Tổn thương cơ thể do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não

- Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch

-  Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ nội tiết

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ – xương – khớp

- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ do tổn thương phần mềm

- Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng

- Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác

- Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt

Ngoài ra, nếu một người có nhiều vùng bị tổn thương thì việc xác định tỷ lệ % tổn thương có thể được tính theo phương pháp cộng, cụ thể:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

a) T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất

b) T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ hai được tính:

T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

c) T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ ba được tính:

T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

d) Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ n được tính:

Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 tổn thương:

- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, xác định tỷ lệ % TTCT là 63%;

- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, xác định tỷ lệ % TTCT là 41%;

- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, xác định tỷ lệ % TTCT 22%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D được tính như sau:

- T1 = 63%

- T2 = (100 - 63) x 41/100 % = 15,17 % (kết quả lấy đến hai chữ số thập phân).

- T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100 % = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83%.

Nguyễn Hương

I. Cơ sở pháp lý
    - Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
    - Thông tư 22/2019/TT-BYT, thông tư quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần
II. Nội dung
1. Tỷ lệ thương tật là gì?
           Trước khi đi vào tìm hiểu cách tính/cách xác định tỷ lệ thương tật như thế nào thì chúng ta cần hiểu và làm rõ nội hàm của khái niệm Tỉ lệ thương tật là gì?
          Theo khoa học pháp lý, tỷ lệ thương tật là thông số giám định mức độ bị tổn thương của cơ thể nạn nhân được xác định bởi những cơ quan có đủ điều kiện và thẩm quyền.           Cụ thể theo Thông tư 22/2019/TT-BYT thì quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Cụ thể các tổn thương bao gồm:           + Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh           + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch           + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp           + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa           + Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa           + Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm           + Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng           + Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác           + Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt           + Tổn thương cơ thể do tổn thương tai – mũi – họng

          Và đương nhiên, tất cả các loại tổn thương cơ thể đã nêu trên đều được quy định cụ thể và chi tiết tại thông tư 22/2019/TT-BYT.

2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể           Cũng giống như các thủ tục khác trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự thì việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân cũng đòi hỏi phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản nhất định. Bởi chỉ khi tuân thủ những nguyên tắc pháp luật thì mọi hoạt động trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử mới tìm ra được sự thật khách quan, xét xử đúng người đúng tội.              Theo đó, việc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

             Thứ nhất, tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.


            Thứ hai, mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
          Thứ ba, nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
           Thứ tư, khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
           Thứ năm, khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.           Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

           Thứ sáu, khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.


           Thứ bảy, đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.
           Thứ tám, trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại nội dung đã trình bày.
3. Cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể
          Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau: Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn; trong đó:
                  T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này).
                     T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai: T2 = (100 - T1tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
                     T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba: T3 = (100-T1-T2) tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
                     Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n: Tn - {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} tỷ lệ % TTCT thứ n/100.  

          Ví dụ:


          Trường hợp 1: Một đối tượng có nhiều tổn thương:           Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương:           - Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 - 65%;           - Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41 %;           - Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 - 25%. Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:           - T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).           - T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%.           - T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ 1, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% - 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là: T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100 % = 4,80%           Như vậy, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

          Như vậy, tổng tỉ lệ thương tật của ông A là 83%


          Trường hợp 2: Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần:           Ông Nguyễn Văn B đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1).           Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau:                      T1 đã được xác định là 45 %;                      T2 được xác định như sau: T2 = (100 - 45) x 37/100 = 20,35 %. Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45 % + 20,35 % = 65,35 %.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65 %.

           Bài viết trên đây chỉ có giá trị tham khảo, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, xin liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn trực tiếp.

           Với độ ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm với khách hàng, Luật Đại An Phát chuyên cung cấp các dịch vụ tham gia tranh tụng để giải quyết các vụ án như: Giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp về thừa kế, tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản sau ly hôn....

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ĐẠI AN PHÁT Số điện thoại: 024.39.184.888/0973.509.636/0989.422.798

Email:   

Trân trọng!