Vì sao trùng sốt rét không có cơ quan di chuyển

trùng kiết lị di chuyển bằng chân giả

trùng sốt rét ko di chuyển được

Có nhiều chủng Plasmodium khác nhau gây bệnh sốt rét ở nhiều loài động vật khác nhau, điều đặc biệt là không phải mọi chủng Plasmodium gây bệnh ở loài động vật này đều có khả năng gây bệnh ở một loài động vật khác. Tại sao lại như vậy?

     Sốt rét là bệnh do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium, gây ra sự tắc nghẽn các mao mạch nhỏ của các phủ tạng, đặc biệt là não, dẫn tới rối loạn vi tuần hoàn. Hậu quả của quá trình này làm thiếu oxy tới các  tổ chức cơ thể và dẫn tới suy chức năng, thoái hoá và hoại tử tổ chức. Sốt rét nếu không được cấp cứu sớm thì tỷ lệ tử vong rất cao. Hậu quả của quá trình này làm thiếu oxy tổ chức và dẫn tới suy chức năng, thoái hoá và hoại tử tổ chức.

     Có nhiều chủng Plasmodium khác nhau, điều đặc biệt là không phải mọi chủng Plasmodium gây bệnh ở loài động vật này đều có khả năng gây bệnh ở một loài động vật khác. Tại sao lại như vậy?

    Bằng cách so sánh bộ gen của ký sinh trùng sốt rét gây bệnh ở tinh tinh P. reichenowi và ký sinh trùng gây bệnh ở người P. falciparum, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: Giữa P. reichenowi và P. falciparum có sự tương đồng gần như hoàn toàn các thông tin di truyền, khu vực gen chịu trách nhiệm cho xâm nhập vào tế bào hồng cầu là một trong một số ít các khu vực khác nhau giữa bộ gen của ký sinh trùng P. reichenowi và P. falciparum - ký sinh trùng gây ra cái chết của hơn nửa triệu trẻ em mỗi năm trên thế giới.

    Cụ thể, nghiên cứu khoảng  5.000 gen ở cả hai loại ký sinh trùng, kết quả chỉ có ba gen (RH3, RH7, EBA-165 ) có trong P. reichenowi mà không có trong trong P. falciparum và chỉ có một gen trong P.falciparum vắng mặt trong P. Reichenowi.

Vì sao trùng sốt rét không có cơ quan di chuyển

    Hình: Sơ đồ cây biểu thị sự khác nhau của 3 chủng Plasmodium, các chủng khác nhau có sự thay đổi các gen chịu trách nhiệm xâm nhập vào tế bào hồng cầu. 3 chủng trên có sự tương đồng ở phần lớn các gen, tuy nhiên có sự thay đổi một số gen, ví dụ như nhìn trên hình có thể thấy P.falciparum và P.reichenowi khác P.gabioni (một chủng cũng gây bệnh ở tinh tinh) ở chỗ chúng không có gen RH6. Giữa P.falciparum và P.reichenowi khác nhau ở P.falciparum không có các gen RH3, RH7, EBA-165 mà P.reichenowi có và P.falciparum có thêm gen RH2; P.reichenowi không có RH1.

     "Khám phá ra rằng sự khác biệt nằm ở gen chịu trách nhiệm cho việc xâm nhập vào hồng cầu, chúng tôi tin tưởng rằng nghiên cứu mình đang đi đúng hướng trong việc hỗ trợ việc tìm ra loại vaccine tốt hơn để chống lại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ", tiến sĩ Thomas Otto, làm việc tại Viện Wellcome Trust Sanger nói.

     Một số kết quả khác của nghiên cứu này:

     Đây cũng là lần đầu tiên hệ gen của ký sinh trùng sốt rét gây bệnh ở các loài động vật có họ hàng gần gũi với con người được giải trình tự đầy đủ. Điều này giúp cung cấp một cái nhìn chính xác hơn về sự giống và khác nhau giữa các chủng ký sinh trùng này.

     Trong bệnh sốt rét ở người, ký sinh trùng có thể tránh được hệ thống miễn dịch vật chủ và tiếp tục lây nhiễm do các protein mang chức năng găn kết vào hồng cầu của ký sinh trùng có thể được mã hóa bởi nhiều gen khác nhau trong một họ gen. Điều này gặp ở cả P.reichenowi có và P.falciparum.

Theo Sciencedaily

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/dac-diem-ky-sinh-trung-sot-ret/

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm gây ra do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium, chủ yếu lây truyền qua trung gian loài muỗi Anopheles với các triệu chứng đặc trưng như sốt (theo chu kỳ), ớn lạnh, vã mồ hôi, thiếu máu tán huyết và lách to.

Ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium, với 5 chủng ký sinh bao gồm:

  • Plasmodium Falciparum: Đây là loại gây bệnh chủ yếu với khoảng 70 - 80% số ca mắc sốt rét tại Việt Nam. Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium Falciparum hầu như chỉ sinh trưởng tốt tại vùng khí hậu nóng ẩm.
  • Plasmodium Vivax: Ít phổ biến hơn, với khoảng 20 - 30% số ca mắc, thường được phát hiện nhiều tại những nơi có khí hậu lạnh.
  • Plasmodium Malaria: Hiếm gặp ở Châu Á do đặc tính sinh trưởng kém ở môi trường nóng ẩm.
  • Plasmodium Ovale: Loại này chưa được phát hiện tại Việt Nam.
  • Plasmodium Knowlesi: Đây là loài mới được phát hiện, là một chủng ký sinh trùng sốt rét ở khỉ có khả năng gây bệnh cho người.

Việt Nam hiện có 3 chủng ký sinh trùng sốt rét chủ yếu là P. falciparum, P.vivax và P.malariae. Cho đến nay, phương pháp phát hiện hình thể ký sinh trùng sốt rét bằng kỹ thuật lấy tiêu bản máu và nhuộm giemsa (Romanovski) vẫn được ứng dụng để chẩn đoán và phân biệt hình thể các loài ký sinh thuộc chi Plasmodium.

Khi hút máu, muỗi cái Anopheles mang mầm bệnh sẽ truyền các thoa trùng, cùng với chất kháng đông trong nước bọt vào ký chủ người. Như vậy, quá trình phát triển và gây bệnh của ký sinh trùng sốt rét chủ yếu liên quan đến 2 ký chủ:

  • Trong cơ thể muỗi: Khi muỗi hút phải máu người nhiễm bệnh, sẽ vô tình nuôi dưỡng một lượng giao bào đực và cái, tạo ra các thoa trùng với số lượng lớn, tập trung chủ yếu ở tuyến nước bọt của muỗi.
  • Trong cơ thể con người: Thông qua những vết đốt của muỗi, thoa trùng xâm nhập vào cơ thể người. Sau khoảng 2 - 3 ngày lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, chúng sẽ tập trung lại để phát triển số lượng tại gan.

Vì sao trùng sốt rét không có cơ quan di chuyển

Quá trình phát triển và gây bệnh của ký sinh trùng sốt rét chủ yếu liên quan đến 2 ký chủ muỗi và con người

Vòng đời cơ bản của ký sinh trùng sốt rét là như nhau ở tất cả các loài Plasmodium.

  • Quá trình truyền bệnh bắt đầu khi muỗi cái Anopheles hút phải máu có chứa bào tử từ một người bị sốt rét.
  • Các giao tử bên trong muỗi bắt đầu sinh sản và tạo ra các thoa trùng sau khoảng 1 - 2 tuần.
  • Khi muỗi mang mầm bệnh đốt người khác, thoa trùng được tiêm vào bên trong cơ thể, nhanh chóng đến gan và xâm nhập vào tế bào gan.
  • Tại đây, các thoa trùng trưởng thành thành các thể phân liệt (schizonts).
  • Sau đó, các thể phân liệt này vỡ ra và giải phóng các mảnh trùng (merozoites). Sự nhân lên của ký sinh trùng sốt rét trong gan được gọi là chu kỳ tiền hồng cầu.
  • Các mảnh trùng di chuyển vào hồng cầu rồi bắt đầu quá trình nhân đôi vô tính, giai đoạn này là chu kỳ hồng cầu. Trong đó, các mảnh trùng phát triển thành thể tư dưỡng (trophozoites) rồi trưởng thành thành các thể phân liệt.
  • Các thể phân liệt này vỡ ra và giải phóng các thoa trùng. Sau từ 48 đến 72 giờ, chúng làm vỡ tế bào hồng cầu và giải phóng thoa trùng vào huyết tương, gây ra các triệu chứng lâm sàng của sốt rét.
  • Một số có thể biệt hóa thành thể hữu tính (các giao tử) khi vẫn còn trong giai đoạn hồng cầu. Khi đốt người, muỗi hút các giao tử đực và giao tử cái, bắt đầu quá trình sinh sản hữu tính, gọi là chu kỳ bào tử sinh.
  • Trong dạ dày của muỗi, giao tử đực thâm nhập vào giao tử cái để tạo ra hợp tử.
  • Các hợp tử sau đó biến đổi, dài ra, có khả năng di chuyển và phát triển thành trứng di động.
  • Trứng di động chui qua mặt ngoài thành dạ dày của muỗi, phát triển thành thể trứng nang.
  • Thể trứng nang phát triển, vỡ ra, làm giải phóng các thoa trùng.
  • Các thoa trùng di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi, tại đây chúng sẵn sàng để được truyền vào vật chủ mới và tiếp tục vòng đời của trùng sốt rét.

Đối với một số loài ký sinh trùng sốt rét như Plasmodium vivax và Plasmodium ovale, thoa trùng tồn tại một giai đoạn bất hoạt gọi là thể ngủ (hypnozoites). Nếu không được điều trị, thể ngủ có thể tồn tại ở gan trong nhiều tuần, thậm chí nhiều năm sau đó và sẽ gây tái phát sốt rét triệu chứng bằng cách xâm nhập vào dòng máu. Thể ngủ gần như không đáp ứng với hầu hết các thuốc điều trị sốt rét dùng để tiêu diệt ký sinh trùng trong máu.

Chu kỳ tiền hồng cầu (giai đoạn gan) trong vòng đời trùng sốt rét sẽ không xảy ra nếu bệnh lây truyền qua truyền máu, sử dụng chung kim tiêm hoặc do nguyên nhân bẩm sinh. Do đó, những phương thức lây truyền này không gây ra triệu chứng tiềm ẩn hoặc sự tái phát sau này.

Những triệu chứng lâm sàng của sốt rét xuất hiện khi các thoa trùng được giải phóng vào huyết tương trong giai đoạn hồng cầu. Nếu trầm trọng, sự tan máu có thể dẫn đến thiếu máu và vàng da, đây là gánh nặng cho lách để thực bào những hồng cầu nhiễm bệnh. Tình trạng thiếu máu thường nghiêm trọng hơn nếu nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hoặc nhiễm Plasmodium vivax mạn tính.

Vì sao trùng sốt rét không có cơ quan di chuyển

Tình trạng thiếu máu thường nghiêm trọng hơn nếu nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hoặc nhiễm Plasmodium vivax mạn tính.

Nhìn chung, bệnh sốt rét là căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc điều trị và vắc-xin đặc hiệu. Vì vậy, công tác phòng bệnh cần được chú trọng và chủ động thực hiện bằng những biện pháp như sau:

  • Hạn chế nguy cơ tiếp xúc với muỗi: Duy trì thói quen ngủ trong mùng, kể cả ban ngày. Ngoài ra, có thể thoa kem, xịt thuốc chống muỗi, đốt nhang đuổi muỗi hoặc sử dụng đèn bắt muỗi,...
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi sinh sống: Để hạn chế địa điểm cho muỗi cư ngụ và đẻ trứng. Những công việc cụ thể cần làm thường xuyên là phát quang cỏ cây, bụi rậm, lấp ổ gà, ổ vịt, lật úp hoặc đậy nắp các vật dụng có chứa nước như lu, gáo, lốp xe,...
  • Phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực: Khi có đợt cao điểm bệnh sốt rét, đặc biệt là vào mùa mưa, người dân nên báo cho cơ quan chức năng để thực hiện phun hóa chất diệt muỗi tại khu vực, ngăn ngừa sự lây lan ký sinh trùng sốt rét.
  • Để đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân, người được lấy máu cần khai báo y tế cụ thể, rõ ràng, đặc biệt khi sống trong vùng sốt rét hoặc từng có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ do ký sinh trùng sốt rét gây ra, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác và chữa trị sớm nhất có thể để phòng ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong do sốt rét.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: