Tỷ suất lợi nhuận ngành dịch vụ lưu trú

Trong hoạt động kinh doanh lưu trú, có rất nhiều chỉ số khác nhau cần quản trị và điều chỉnh để đảm bảo kinh doanh có lãi. Một trong số đó là ROI. Nếu bạn chưa biết ROI là gì thì cùng Hoteljob.vn tìm hiểu nhé!

Nhiều chủ homestay, khách sạn nhỏ hiện nay có thói quen tính ROI hàng tháng để biết kết quả kinh doanh như thế nào. Trước khi xác định cách tính ROI, chúng ta cần phải hiểu ROI là gì?

Tỷ suất lợi nhuận ngành dịch vụ lưu trú

Bạn biết gì về ROI?

► ROI là gì?

ROI (Return On Investment) là chỉ số tỷ suất hoàn vốn trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích dự đoán - đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư. Đây là một trong những chỉ số quan trọng khi quản trị kinh doanh khách sạn, homestay…

► Cách tính ROI trong kinh doanh dịch vụ lưu trú

 - Công thức tính tỷ suất hoàn vốn ROI

Tỷ suất lợi nhuận ngành dịch vụ lưu trú

Công thức tính tỷ suất hoàn vốn trên áp dụng cho bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú nào: khách sạn, resort, homestay… hay với Airbnb. Trong trường hợp chi quá nhiều, trong khi thu không đủ bù chi, khiến lợi nhuận âm – thì ROI cũng sẽ âm.

Hiểu một cách cụ thể, nếu chỉ số ROI là +15% thì với 100 đồng vốn bỏ ra, mang lại cho bạn thêm 15 đồng; nhưng nếu ROI -15%, khi đó với 100 đồng bỏ ra, khiến bạn lại mất thêm 15 đồng vì tình hình kinh doanh kém.

Nhà đầu tư dịch vụ lưu trú cũng có thể tính ROI dự kiến để cân nhắc đưa ra các quyết định đầu tư, điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho hợp lý.

 - Cách tính lợi nhuận ròng

Để xác định được lợi nhuận ròng, bạn cần phải biết được doanh thu dự kiến và chi phí đầu tư.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư

   • Về doanh thu dự kiến:

Bạn nên chọn tỷ lệ kín phòng ở mức trung bình 66% vì hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ cao điểm và thấp điểm. Vào mùa cao điểm, tỷ lệ kín phòng có thể đạt mức 100% nhưng vào mùa thấp điểm du lịch, chỉ số này có thể sẽ hạ xuống 30%.

Vậy doanh thu dự kiến = Giá thuê phòng 1 đêm x số lượng phòng x 20 ngày/tháng x 12 tháng (20 ngày là 66% của 1 tháng có 30 ngày).

Đó chỉ là con số doanh thu dự kiến vì thực tế doanh thu sẽ chịu sự ảnh hưởng của 2 yếu tố là giá thuê phòng 1 đêm và tỷ lệ kín phòng.

Với những Host mới bắt đầu kinh doanh Airbnb hay trong mùa thấp điểm du lịch, nên áp dụng chiến lược giảm giá phòng để tăng tỷ lệ kín phòng. Chỉ khi vào mùa cao điểm mới nên tăng giá để cải thiện doanh thu – tuy nhiên mức giá đó phải ở ngang hoặc thấp hơn mặt bằng chung của thị trường để không đánh mất đi chi phí cơ hội.

   • Về chi phí đầu tư:

Mức chi phí đầu tư thường dễ tính hơn bởi đó là tổng của chi phí mặt bằng (nếu đi thuê lại), quản lý - nhân sự, trang thiết bị nội thất - cơ sở vật chất, điện - nước, thu mua thực phẩm - thức uống, thuế…

Tỷ suất lợi nhuận ngành dịch vụ lưu trú

Chi phí đầu tư bao gồm chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, điện nước…

 - Ví dụ cách tính ROI cho trường hợp cụ thể

Ví dụ bạn kinh doanh Airbnb và thuê lại một căn nhà 10 phòng với giá thuê 60 triệu đồng/tháng (chi phí cố định), nếu khai thác hết công suất thì các loại chi phí khác vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng.

   • Nếu áp dụng tỷ lệ kín phòng 66% thì tổng chi phí = 60 + (10 x 66%) = gần 67 triệu đồng/tháng. Vậy tương ứng với 1 năm là 804 triệu đồng tiền chi phí đầu tư.

   • Với mức giá thuê phòng trung bình trên Airbnb là 500.000 đồng/đêm thì doanh thu dự kiến = 500 x 10 x 20 = 100 triệu đồng/tháng. Và doanh thu dự kiến tương ứng với 12 tháng là 1,2 tỷ.

   • Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí = 1,2 tỷ - 804 triệu = 396 triệu đồng/năm

   • Tỷ suất hoàn vốn:

Tỷ suất lợi nhuận ngành dịch vụ lưu trú

Vào mùa thấp điểm du lịch, khi tỷ lệ kín phòng giảm xuống còn 30% thì lúc đó doanh thu tháng sẽ chỉ còn = 500k x 10 phòng x 30 ngày x 30% = 45 triệu đồng, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải trả số chi phí hàng tháng = 60 + 10 x 30% = 63 triệu đồng. Nếu không muốn bù lỗ 18 triệu đồng cho tháng đó (63 – 45 = 18), bạn cần phải:

⇒ Điều chỉnh giá phòng giảm 40% xuống còn 300.000 đồng/đêm

Với mức giá phòng ưu đãi này sẽ thu hút nhiều khách đặt phòng và khi đó, tỷ lệ kín phòng có thể được kéo lên mức 90%. Như vậy doanh thu tháng = 300k x 10 phòng x 30 ngày x 90% = 81 triệu. Tuy có ít hơn doanh thu dự kiến 100 triệu đồng/tháng nhưng thu được lợi nhuận = 81 – [60+(10 x 90%)] = 12 triệu đồng.

⇒ Điều chỉnh giá phòng giảm 20% xuống còn 400.000 đồng/đêm

Tương ứng doanh thu tháng thu được là 72 triệu đồng và khi trừ đi chi phí còn lại lợi nhuận được 6 triệu đồng/tháng

Bạn có thể thấy được mức chênh lệch kinh tế giữa không giảm giá phòng và giảm giá 40% là 30 triệu đồng (lỗ 18 triệu nếu không giảm giá + 12 lãi dự kiến nếu giảm 40%). Tương tự vậy, mức chênh lệch kinh tế giữa không giảm giá phòng và giảm giá 20% là 24 triệu đồng.

Do đó, nếu vào mùa thấp điểm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần chủ động điều chỉnh giảm giá phòng xuống mức hợp lý để kéo tỷ lệ kín phòng lên, đảm bảo hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ đó vẫn có doanh thu.

Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết này, Hoteljob.vn hy vọng đã giúp bạn làm sáng tỏ được thắc mắc "ROI là gì?" cũng như cách tính chỉ số này trong loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú.

(Tham khảo nguồn FB Phuoc Huyen Anh Nguyen)

Cách tính RGI trong kinh doanh khách sạn

Kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đối mặt với khủng hoảng

25/06/2020 - 04:07 PM

Cỡ chữ

Trong tổng doanh thu của ngành du lịch, hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống luôn chiếm tỷ trọng lớn. Những tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến hoạt động này chịu thiệt hại nặng nề cả đối với các doanh nghiệp lớn và các cơ sở lưu trú, ăn uống nhỏ.

Điểm nhấn hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống

Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm vị trí quan trọng trong toàn ngành du lịch. Bên cạnh các địa điểm du lịch thì nơi lưu trú và ẩm thực là những mối quan tâm hàng đầu của du khách. Hai lĩnh vực này vừa có thể hoạt động riêng lẻ, song cũng có thể kết hợp với nhau theo nhu cầu của khách hoặc mục đích hoạt động của đơn vị kinh doanh. Trong đó, căn cứ vào nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, dịch vụ lưu trú phát triển thành nhiều loại hình như: Hotel, Motel, Hostel, Homstay, Condotel, Hometel, Bungalow, Villa, Tourist village, Serviced apartment… với 4 nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ phổ biến là: Khách giải trí, mua sắm; khách đi công tác, khách đôi và khách gia đình. Với quốc gia chú trọng phát triển du lịch như Việt Nam, hệ thống khách sạn nghỉ trọ chiếm vị trí quan trọng với doanh thu có thể chiếm từ 60-70% tổng doanh thu toàn ngành du lịch.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân tăng lên, bên cạnh nhu cầu lưu trú, nhu cầu về dịch vụ ăn uống cũng tăng nhanh khiến cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng với các hình thức nhà hàng, quán ăn, quán bar… Tương tự như với dịch vụ lưu trú, các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động một cách độc lập ở đường phố, trong các khách sạn, thậm chí trên các phương tiện vận chuyển… không chỉ hướng đến các đối tượng có nhu cầu trong nước, mà thông qua các món ăn nâng lên thành văn hóa ẩm thực bản địa đặc sắc, qua đó thể hiện nền văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị ẩm thực Việt và thu hút khách du lịch. Ngoài những lợi ích kinh tế, các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống còn giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội.

Năm 2019, hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước diễn ra sôi nổi, thị trường và nhu cầu người dân tăng cao, cùng với hoạt động du lịch đạt kỷ lục với trên 18 triệu lượt khách quốc tế khiến doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng mạnh lên 11,9%, đạt 586,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong năm và đóng góp 0,28 điểm phần trăm vào mức tăng chung của cả nước. Trong cơ cấu ngành du lịch, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng lớn, cao gấp 12,7 lần so với doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành (45,9 nghìn tỷ đồng). Với những thuận lợi và lợi ích kinh tế mà 2 hoạt động kinh doanh này đem lại, trong năm 2019, đã có thêm hơn 6,7 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đăng ký thành lập với số vốn trên 62,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% về vốn so với năm trước đó. Các doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực kinh doanh này cũng góp phần đem lại thêm trên 38,6 nghìn việc làm cho người lao động, vượt qua cả số lao động mới trong 1 số ngành phổ biến hiện nay như thông tin và truyền thông, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, giáo dục và đào tạo... Ngoài ra, trong năm qua có trên 2 nghìn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống quay trở lại hoạt động, tăng 26,8% so với năm 2018 và chỉ có 1,5 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Tỷ suất lợi nhuận ngành dịch vụ lưu trú

Ảnh minh họa, nguồn Internet


Những giá trị kinh tế to lớn của hai hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống đem lại đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới. Đây cũng chính là một trong những giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020. Ẩm thực được coi là một trong những lợi thế về sản phẩm du lịch đậm đà bản sắc của từng vùng, từng địa phương sẽ thu hút khách du lịch. Mục tiêu đến năm 2025 đón được 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 1,7-1,8 nghìn tỷ đồng; tạo ra 5,6-6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp. Đến năm 2030, sẽ đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 3,1-3,2 nghìn tỷ đồng; tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp. Trong đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn giữ vai trò quan trọng và chiếm phần lớn giá trị trong doanh thu toàn ngành.

Chật vật trong giai đoạn khó khăn

Tuy nhiên, những mục tiêu về doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống được đặt ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trước mắt khó có thể đạt được như kỳ vọng do diễn biến bất ngờ của dịch bệnh Covid-19. Đầu năm 2020, khi Chiến lược phát triển được ban hành, dịch bệnh mới chỉ xảy ra tại Trung Quốc mà chưa có dấu hiệu có thể lan rộng ra các quốc gia và vùng lãnh thổ, mặc dù vậy, Việt Nam đã có các phương án chuẩn bị đối phó. Nhưng đến nay, dịch bệnh đã lan rộng ra trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến cho nhiều quốc gia phải thực hiện các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, tăng cường kiểm dịch dẫn đến các hoạt động di chuyển, lưu trú, các loại dịch vụ trong nước và giữa các quốc gia giảm mạnh. Ngay tại Việt Nam, mặc dù đầu năm là dịp diễn ra nhiều lễ hội tâm linh, hoạt động văn hóa… thu hút du khách trong và ngoài nước, nhưng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ cũng đã thực hiện hạn chế tụ tập đông người, hủy bỏ nhiều lễ hội, hội nghị, thậm chí cách ly toàn xã hội và tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam nhằm nỗ lực kiểm soát tình hình.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý I/2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu lượt người, giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm trước, với mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường khách du lịch lớn của Việt Nam và cũng là nơi dịch bệnh bùng phát mạnh như: Trung Quốc (giảm 31,9%), Hàn Quốc (giảm 26,1%), Mỹ (giảm 21,4%)… Chỉ tính riêng tháng 3/2020, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh tới 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cũng kỳ năm 2019. Cùng với đó, hoạt động vận tải của hành khách trong nước trong 3 tháng đầu năm cũng giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm về lượng khách đi lại cả trong và ngoài nước khiến cho các khách sạn hầu như vắng khách, công suất tiêu thụ phòng của các khách sạn cao cấp trong quý I giảm 40-60% so với cùng kỳ năm trước, các cơ sở kinh doanh nhỏ không có khách phải đóng cửa. Trong khi đó, hầu như các nhà hàng, quán ăn đều vắng khách từ khi có công bố các ca nhiễm bệnh mới, thậm chí ngoại trừ cửa hàng bán thực phẩm và nhu cầu thiết yếu, còn lại tất cả đều phải đóng cửa trong thời gian thực hiện cách ly xã hội. Điều đó đã kéo theo doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh chưa từng có.

Từ đầu năm đết hết tháng 3, Tổng cục Thống kê ghi nhận mức tăng trưởng âm 11,4% trong đóng góp của ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống vào khu vực dịch vụ; tương ứng giảm 0,53% điểm phần trăm trong tổng sản phẩm trong nước (GDP). Doanh thu của hai hoạt động kinh doanh này trong quý I ước tính đạt 126,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 11,3%); riêng tháng 3/2020 doanh thu giảm 26,8% so với tháng 3/2019. Sự suy giảm doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I năm nay so với cùng kỳ năm trước giảm ở hầu hết các địa phương, nhất là các tỉnh, thành có hoạt động du lịch phát triển, như: Khánh Hòa giảm nhiều nhất 38,2%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 30,3%; Đà Nẵng giảm 23,7%; Thanh Hóa giảm 20,4%; Hà Nội giảm 20,2%; Cần Thơ giảm 17%; Lâm Đồng giảm 16,8%; Quảng Bình giảm 14,5%; Quảng Ninh giảm 12,4%; Hải Phòng giảm 8,9%...

Trong giai đoạn khó khăn, các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn khi quyết định bỏ vốn vào những hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19. Kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống là một trong 6 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới trong quý I giảm so với cùng kỳ năm trước với 1,2 nghìn doanh nghiệp mới thành lập, giảm tương ứng 1%. Các dữ liệu từ VietnamWorks cho thấy, do phải gánh chịu những tác động trực tiếp, hầu hết các doanh nghiệp cũng trì hoãn hoặc hủy bỏ những kế hoạch tuyển dụng và trong trạng thái chờ đợi, thăm dò tình hình dịch bệnh trước khi tái khởi động các kế hoạch tuyển dụng.

Bên cạnh đó, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đánh giá các dịch vụ lưu trú và ăn uống nằm trong nhóm chịu tác động cao của khủng hoảng đến kết quả kinh tế. Trước những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của việc sụt giảm nhu cầu và đình trệ kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lớn có nguồn nội lực mạnh đã cố gắng cắt giảm chi phí, cố gắng duy trì hoạt động cầm chừng, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phải đối mặt với việc tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản. Kết thúc quý I/2010, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 29,3% so với quý I/2019; và có tới 244 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 4,3% (số liệu từ Tổng cục Thống kê). Điều đáng nói là các cơ sở lưu trú và ăn uống hầu như phải đóng cửa hoàn toàn do sụt giảm nhu cầu dịch vụ và thực hiện giãn cách xã hội đã kéo theo 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ bị mất việc làm và giảm số giờ làm việc. Theo kết quả khảo sát, điều tra tình hình lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa tháng 4/2020 có gần 740 nghìn lao động trong ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; trong đó có tới 73% lao động bị ảnh hưởng đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh cá thể. Riêng ngành dịch vụ ăn uống có tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc cao nhất trong tổng số lao động bị ảnh hưởng so với các ngành khác, chiếm gần 20%. Đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam, ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại là những ngành có tỷ lệ cao người lao động làm các công việc phi chính thức ở các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ và người lao động ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế, bảo hiểm và an sinh xã hội. Nếu không có các biện pháp chính sách phù hợp, người lao động có nguy cơ cao sẽ rơi vào cảnh nghèo đói và phải đối diện với những thách thức lớn hơn để có được sinh kế, đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn về lao động trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch.

Trước khó khăn của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống nói riêng, Chính phủ đã có các chính sách kịp thời và hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó có Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2020 của Bộ Công thương về giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất kinh doanh, các cơ sở lưu trú du lịch được giảm giá điện từ mức bán lẻ áp dụng cho kinh doanh xuống mức bán lẻ điện áp dựng cho các ngành sản xuất sau khi giảm giá…; Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp theo Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thương mại, thanh toán điện tử cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Ngoài ra, còn có các chính sách hỗ trợ về thuế; tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng; được vay tiền trả lương ngừng việc cho người lao động…

Tuy vậy, điều quan trọng nhất quyết định sự tồn vong đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cả nước nói chung và doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống nói riêng lúc này chính là việc Việt Nam có thể khống chế hoàn toàn đại dịch Covid-19 để Chính phủ nới lỏng cách ly xã hội, tiến tới dỡ bỏ các biện pháp giãn cách, tái khởi động nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện kinh doanh an toàn. Điều này có thể coi là một trong các giải pháp hỗ trợ, là gói kích thích kinh tế hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, để có thể khắc phục các thiệt hại do kinh doanh đình trệ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn cần nỗ lực duy trì hoạt động, chờ đợi sự vận hành trở lại của ngành du lịch, vận tải, lưu thông hàng hóa cũng như vấn đề kiểm soát dịch bệnh và sự phục hồi của thế giới./.

Thu Hiền


Về trang trước Gửi email In trang