Ung thư giai đoạn cuối tiếng anh là gì

Bệnh nhân mắc phải ung thư giai đoạn cao và gia đình của họ thường xuyên lo lắng về những cơn đau không ngừng. Nhiều người lo sợ rằng họ sẽ không thể chịu nổi bệnh ung thư và ra đi thanh thản, đặc biệt là trong những ngày cuối đời. Do đó khi biết về thực tế một số lượng đáng kể bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không phải chịu đựng những cơn đau dày vò cơ thể, họ đã rất ngạc nhiên. Hơn nữa, nhờ những tiến bộ trong điều trị đau, phần lớn các bệnh nhân ung thư có thể được đảm bảo giảm đau thích hợp – thật vậy, không một bệnh nhân ung thư nào phải chết trong đau đớn khi họ được điều trị đau thích hợp.

Hiểu biết về cơn đau do ung thư

Đau là một hiện tượng phức tạp thường được biểu hiện qua những trải nghiệm cơ thể khó chịu. Trong khi các cơn đau thường là hậu quả của chấn thương thể chất trực tiếp do ung thư gây ra, thì bệnh nhân có thể cũng phải trải qua các trải nghiệm đau đớn tương tự hoặc thậm chí tệ hơn do rối loạn trong cảm xúc, xã hội, tâm lý và tinh thần. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích các khía cạnh thể chất của bệnh ung thư; các khía cạnh khác sẽ được đề cập trong các bài viết khác.

Ung thư gây đau đớn như thế nào?

Bệnh ung thư có thể gây ra đau đớn thông qua việc làm hư hại các mô tế bào bình thường xung quanh tế bào ung thư khi nó phát triển. Cơn đau cũng có thể do khối u ung thư gây áp lực lên các cơ quan và cấu trúc quan trọng, từ tắc nghẽn ung thư đường ruột hoặc đường tiết niệu. Nó cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh, có thể dẫn đến những hội chứng đau cũng như mất chức năng và tê liệt trên các vùng bị ảnh hưởng. Khi ung thư lan truyền trong xương, ung thư có thể gây đau do gãy xương. Một số bệnh ung thư cũng có thể gây đau thông qua rối loạn chuyển hóa. Điều quan trọng là phải tìm ra cách ung thư gây ra cơn đau vì có nhiều cách cụ thể để kiểm soát các nguyên nhân gây đau khác nhau.

Điều trị đau do ung thư như thế nào?

Cơn đau do ung thư có thể được giảm nhẹ bằng cách điều trị ung thư trực tiếp thông qua phẫu thuật (bằng cách loại bỏ khối u), thông qua thuốc (ví dụ như liệu pháp hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch) và bức xạ (liệu pháp xạ trị).

Ngay cả khi các lựa chọn này không khả thi, các triệu chứng đau đớn cũng có thể được điều trị thành công bằng thuốc giảm đau (“pain-killers”), steroid (như dexamethasone, prednisolone), các thuốc chống viêm (NSAIDs như Ponstan, Naproxen, Synflex, Arcoxia) ), và thuốc giảm đau thần kinh (thuốc làm giảm các cơn đau thần kinh, chẳng hạn như Lyrica và Gabapentin). Nếu cơn đau do ung thư khiến bệnh nhân gãy xương, phẫu thuật chữa gãy xương có thể hữu ích trong các tình huống được xem xét. Ngoài ra cũng có cách tiêm thuốc giảm đau hoặc gây mê để làm tê liệt các dây thần kinh đang truyền tín hiệu đau đớn. Hỗ trợ và tư vấn về cảm xúc cũng là liệu pháp không thể thiếu và các phương pháp điều trị giảm đau phi y tế khác (như xoa bóp, châm cứu) cần được thảo luận với bác sĩ chuyên khoa.

​Vì có rất nhiều bệnh nhân ung thư bị đau do không chỉ một mà rất nhiều cơ chế hoặc nguyên nhân gây đau, sự kết hợp các phương pháp tiếp cận có thể được yêu cầu để cung cấp giảm đau kéo dài cho bệnh nhân với tác dụng phụ tối thiểu.

Sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid

Trong số các giải pháp điều trị giảm đau, thuốc giảm đau nhóm opioid (bao gồm morphine và các loại thuốc liên quan như oxycodone và fentanyl) là các dược phẩm được đưa vào để đối phó với cơn đau do ung thư ở mức độ vừa đến nặng. Khi được sử dụng đúng cách để giảm đau, opioid nói chung an toàn và hiệu quả. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là táo bón, có thể được chữa khỏi bằng việc sử dụng thường xuyên thuốc nhuận tràng ruột (chẳng hạn như lactulose, senna, ducolax, fleet enema). Các tác dụng phụ khác như buồn nôn và uể oải chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn vào thời điểm bắt đầu điều trị bằng thuốc phiện ở những bệnh nhân chưa từng tiếp xúc với opioid và những bệnh nhân có liều tăng quá nhanh. Mặc dù opioid đã được chứng minh hiệu quả và an toàn, nhiều bệnh nhân và gia đình cố gắng tránh sử dụng opioid. Điều này thường xuất phát từ những quan niệm phổ biến lâu nay về opioid.

Bảng 1. Những quan niệm sai lầm phổ biến về Opioids (Morphine và các loại thuốc liên quan)

  1. Tất cả các cơn đau do ung thư chỉ có thể được điều trị bằng morphine

Như đã giải thích ở trên, có rất nhiều phương thức điều trị khác cho cơn đau ung thư. Mặc dù có nhiều loại thuốc khác có thể có tác dụng, khi được sử dụng một cách thích hợp, morphine là một loại thuốc có mục đích chung rất hữu ích và an toàn cho nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.

  1. Morphine và các opioid mạnh khác hoạt động bằng cách làm cho bệnh nhân buồn ngủ và quên đi cơn đau của họ

Opioid được sử dụng chủ yếu nhờ năng lực giảm đau. Chúng có thể đi kèm với tác dụng an thần, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của việc sử dụng, nhưng khi chúng được sử dụng một cách thích hợp, tác dụng an thần có thể được giảm thiểu.

  1. Morphine và các opioid tác dụng mạnh khác nên được dành riêng cho cơn đau của bệnh nhân ung tư giai đoạn cuối

Nhiều người lo lắng rằng khi họ sử dụng morphine sớm, họ có thể bị “cạn kiệt” khả năng giảm đau của thuốc sau đó. Một số bệnh nhân thì sợ sử dụng morphine vì họ tin rằng việc sử dụng nó đồng nghĩa với việc họ không còn sống được bao lâu nữa. Kết quả là, khi họ cuối cùng chấp nhận sử dụng opioid, họ cũng gần như sắp qua đời. Điều này thực sự rất đáng tiếng, vì nhiều người đã bỏ lỡ thời gian sống thoải mái được làm những gì họ thích mà không phải chịu đau đớn trước khi bệnh chuyển biến xấu.

  1. Morphine và các opioid mạnh khác sẽ đẩy nhanh tử vong và không nên dùng trừ khi bệnh nhân sắp tử vong.

Opioid thường được sử dụng cho những bệnh nhân còn cơ hội sống dù bệnh đã đến giai đoạn cuối, ví dụ, trong khi phẫu thuật. Khi được sử dụng một cách thích hợp, opioid an toàn và sẽ không dẫn đến tử vong. Thật vậy, có một số dẫn chứng chỉ ra rằng nếu được kiểm soát cơn đau đầy đủ, một số bệnh nhân thực sự có thể sống lâu hơn dự đoán.

  1. Morphine và opioid mạnh khác nên tránh sử dụng vì gây nghiện.

Có rất nhiều dẫn chứng để chứng minh opioid khi được sử dụng chỉ để giảm đau và sẽ không gây nghiện. Nếu bệnh nhân cần opioid liều cao hơn, nhiều khả năng là do mức độ cơn đau của bệnh nhân tiến triển thêm, chứ không phải là do những thay đổi tâm lý và hành vi đặc trưng của triệu chứng nghiện opioid.

Trợ giúp điều trị cơn đau do ung thư

Tại Trung tâm Ung thư OncoCare, chúng tôi tin rằng tất cả bệnh nhân đều cần được giảm đau thích hợp để thoát khỏi những cơn đau do ung thư. Mắc phải ung thư giai đoạn cao là một trải nghiệm đầy thách thức. Bệnh nhân không cần phải chịu đựng đau đớn không cần thiết, vì những cơn đau này có thể được giảm bớt bằng các phương pháp được mô tả ở trên. Hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa ung thư hoặc bác sĩ y khoa giảm nhẹ để nhận được sự giúp đỡ nhằm đối phó với cơn đau. Bằng cách này, người bệnh có thể được thoải mái ngay cả khi đang mắc phải ung thư giai đoạn cao.

Tác giả:

Bác sĩ Tan Yew Seng
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y Khoa/M.Med (Singapore)
Thành viên Trường Cao đẳng Bác sĩ Gia đình/FCFP (UK)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Palliative Medicine)

Bác sĩ Tan Sing Huang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y Khoa/M.Med (Singapore)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)

Bệnh ung thư phổi (u phổi ác tính – Malignant Lung Tumor) – tiếng Anh là Lung Cancer, Lung Carcinoma là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới với hơn 2 triệu người mắc mới và hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, trong số các bệnh nhân nhập viện, có đến 62,5% không còn khả năng phẫu thuật. Vậy làm thế nào phát hiện sớm bệnh để điều trị hiệu quả nhất?

Ung thư giai đoạn cuối tiếng anh là gì

“Kẻ giết người thầm lặng” mang tên u phổi ác tính

Chỉ chiếm khoảng 12%, nhưng bệnh ung thư phổi cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao, với 28% trong số các ca tử vong do ung thư nói chung. Tại Việt Nam, ung thư ở cơ quan này đứng ở vị trí thứ 2 (sau gan) trong top các loại thường gặp ở cả hai giới (1). Đáng ngại là, tỷ lệ người mắc căn bệnh đáng sợ này ngày càng gia tăng, kéo theo số người tử vong cũng rất cao.

Ung thư phổi (tiếng Anh là Lung Cancer) là loại ung thư khởi phát từ phổi hay còn được gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp.  Bệnh xảy ra khi một khối u ác tính hình thành trong phổi, phát triển nhanh về kích cỡ dẫn tới xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh. Hai lá phổi trong lồng ngực có chức năng hấp thụ oxy khi hít vào và thải carbon dioxide (CO2) khi thở ra.

Các bác sĩ chia u phổi (đường hô hấp) ác tính thành hai loại chính dựa trên sự xuất hiện của các tế bào khối u thư dưới kính hiển vi (2). Đó là:

  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), chiếm 80 – 85% tổng số trường hợp mắc bệnh. Đây là thuật ngữ chung để chỉ một số loại u phổi ác tính, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, biểu mô tuyến và biểu mô tế bào lớn.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 15 – 20% các trường hợp. Loại này hầu như chỉ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá nặng và ít phổ biến hơn so với ung thư không tế bào nhỏ. 

Ngoài ra, vẫn có trường hợp có thể xuất hiện các khối u phổi lành tính. U lành có về cơ bản có sự khác biệt rất lớn với u ác tính (tế bào ung thư). Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác tính chất của khối u, vẫn cần có các phương pháp chẩn đoán khoa học và chính xác từ các bác sĩ, chuyên gia y tế.

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, ung thư không tế bào nhỏ được chia thành 4 giai đoạn, tượng trưng cho mức độ di căn của các tế bào u ác tính. Việc chẩn đoán chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào sẽ giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Vì bệnh không gây ra các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, nên bệnh thường chỉ được chẩn đoán khi các tế bào khối u đã lan rộng.

Bốn giai đoạn của ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm:

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư được tìm thấy trong phổi, nhưng chúng chưa lan ra ngoài phạm vi này;
  • Giai đoạn 2: Tế bào xuất hiện ở phổi và các hạch bạch huyết lân cận;
  • Giai đoạn 3: Tế bào được tìm thấy trong phổi và các hạch bạch huyết ở giữa ngực:
    • Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư có trong các hạch bạch huyết, nhưng chỉ ở cùng bên ngực nơi những tế bào ác tính đầu tiên xuất hiện;
    • Giai đoạn 3B: Ung thư lan sang các hạch bạch huyết ở bên ngực đối diện, hoặc đến các hạch bạch huyết trên xương đòn.
  • Giai đoạn 4: Ung thư giai đoạn cuối lan rộng cả hai phổi, sang khu vực xung quanh vị trí này hoặc đến các cơ quan ở xa.

Trong khi đó, ung thư phổi tế bào nhỏ có 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn hạn chế: Tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở một bên phổi hoặc các hạch bạch huyết lân cận ở cùng bên ngực. 
  • Giai đoạn mở rộng: Các khối u ác tính đã lan rộng
    • Khắp một lá phổi;
    • Đến phổi đối diện;
    • Đến các hạch bạch huyết ở phía đối diện;
    • Lan ra chất lỏng xung quanh phổi;
    • Đến tủy xương;
    • Đến các cơ quan ở xa. 

Thống kê cho thấy tại thời điểm chẩn đoán, 2 trong số 3 người mắc ung thư tế bào nhỏ đã ở giai đoạn mở rộng.

Về cơ bản, các triệu chứng của 2 loại u phổi ác tính này là tương tự nhau. Những biểu hiện ban đầu có thể nhận thấy thường là:

  • Ho kéo dài;
  • Ho có đờm hoặc máu;
  • Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu, cười hoặc ho;
  • Khàn tiếng;
  • Hụt hơi;
  • Thở khò khè;
  • Suy nhược và mệt mỏi;
  • Chán ăn dẫn đến sụt cân.

Ung thư giai đoạn cuối tiếng anh là gì

Mệt mỏi, ho kéo dài, biếng ăn dẫn tới sụt cân cần cảnh giác với u phổi ác tính

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản kèm theo. Khi khối u lan rộng, một loạt triệu chứng khác sẽ xuất hiện, phụ thuộc vào vị trí khối u mới hình thành. Cụ thể, nếu khối u xuất hiện ở:

  • Hạch bạch huyết: người bệnh có hiện tượng nổi u, đặc biệt ở cổ hoặc xương đòn;
  • Xương: người bệnh cảm thấy đau xương, nhất là ở lưng, xương sườn hoặc hông;
  • Não hoặc cột sống: triệu chứng có thể là nhức đầu, chóng mặt, dễ mất thăng bằng hoặc tê tay/chân’
  • Thực quản: gây khó nuốt;
  • Gan: người bệnh bị vàng da và mắt.

Các khối u xuất hiện trên đỉnh phổi có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mặt, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt, đồng tử nhỏ, không đổ mồ hôi ở một bên mặt, đau nhức vai. Những triệu chứng này được gọi là hội chứng Horner. Nếu khối u đè lên tĩnh mạch lớn làm nhiệm vụ vận chuyển máu giữa đầu, cánh tay và tim sẽ dẫn đến tình trạng sưng mặt, cổ, ngực trên và cánh tay.

Ngoài ra, đôi lúc tế bào ung thư phổi còn khiến cơ thể tạo ra một chất tương tự như hormone, gây nên một loạt triệu chứng gọi là hội chứng paraneoplastic, bao gồm:

  • Yếu cơ;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Giữ nước trong cơ thể;
  • Huyết áp cao;
  • Đường huyết cao;
  • Lú lẫn;
  • Co giật;
  • Hôn mê.

Môi trường không khí ô nhiễm chính là tác nhân hàng đầu gây ra các khối u ác tính:

Ung thư giai đoạn cuối tiếng anh là gì

Thuốc lá là nguyên nhân số 1 gây ra các bệnh lý hô hấp

Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh, nhưng 90% các trường hợp ung thư phổi cấp tính là do hút thuốc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những người hút thuốc lá có khả năng mắc u hô hấp cao gấp 15 – 30 lần so với những ai không hút (3). Ngay cả khi không hút thuốc, nguy cơ của  cũng sẽ tăng lên nếu tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên (hút thuốc thụ động).

Khi khói thuốc lá vào cơ thể, nó sẽ bắt đầu làm tổn thương mô phổi. Phổi có thể sửa chữa những tổn thương này, nhưng việc hít khói thuốc mỗi ngày sẽ dần dần khiến nó mất đi khả năng tự chữa lành tổn thương.

Một khi các tế bào phổi bị tổn thương, chúng sẽ bắt đầu hoạt động một cách bất thường, làm tăng khả năng phát triển khối u ác tính ở đường hô hấp. Đây là lý do ung thư ở phổi tế bào nhỏ hầu như luôn liên quan đến việc hút thuốc nhiều. Chỉ khi ngừng hút thuốc, bạn mới giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh theo thời gian.

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, nguyên nhân thứ hai dẫn đến khối u ở vùng phổi là người bệnh tiếp xúc với radon – một loại khí phóng xạ tồn tại trong tự nhiên (4). Radon xâm nhập vào các tòa nhà thông qua những vết nứt nhỏ trên nền móng. Những người vừa hút thuốc lá vừa tiếp xúc với khí radon có nguy cơ bị ung thư rất cao.

Việc hít thở các chất độc hại khác trong thời gian dài sẽ dẫn đến xơ phổi. Nguy cơ mắc khối u ác tính của bạn sẽ tăng gấp 7 lần nếu hiện tượng phổi bị xơ hóa tiến triển. Một số chất được coi là tác nhân gây bệnh bao gồm silic, amiăng, thạch tín, cadimi, crom, niken, uranium…

Nguyên nhân thứ tư, các đột biến gen di truyền cũng làm tăng nguy cơ u ác tính. Nguy cơ này tăng lên nếu người mắc bệnh là người nghiện thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất gây u ác tính khác.

Nếu đã trải qua quá trình xạ trị vùng ngực vì một loại ung thư khác, khả năng phát triển thành u ác tính ở hệ hô hấp là có thể xảy ra.

Ung thư ở đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Những bệnh nhân u phổi sẽ bị khó thở nếu tế bào ác tính phát triển làm tắc nghẽn các đường hô hấp chính. Ung thư phổi cũng khiến chất lỏng tích tụ xung quanh phổi, làm cơ quan này khó giãn nở hoàn toàn khi hít vào.

Bệnh có thể gây chảy máu trong đường hô hấp, khiến bệnh nhân gặp tình trạng ho ra máu.

Hiện tượng này được lý giải là do chất lỏng tích tụ quá mức trong khoang màng phổi, tràn ra cả không gian bao quanh phổi. Hệ quả là đôi lúc bệnh nhân cảm thấy khó thở.

Khối u di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và xương, khiến những bộ phận này bị tổn thương nặng nề, gây ra những cơn đau đớn, buồn nôn cùng các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. Một khi khối u này đã lan ra ngoài phổi, bệnh thường không thể chữa khỏi. Mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm làm giảm các triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. (6)

Ung thư giai đoạn cuối tiếng anh là gì

Các kiểm tra cận lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, sinh thiết… giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng ung thư đường hô hấp, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, sau đó chỉ định thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng sau:  

  • Chẩn đoán hình ảnh: Một khối u bất thường có thể được nhìn thấy thông qua phim chụp X-quang, MRI, CT và PET.
  • Xét nghiệm đờm: Nếu xuất hiện triệu chứng ho có đờm, sẽ tiến hành kiểm tra đờm bằng kính hiển vi. Đây là một trong những phương pháp xác định có tế bào ung thư trong đó hay không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết nhằm kiểm tra xem khối u ở vị trí này là lành hay ác tính. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô bằng một trong những cách sau:

  • Nội soi phế quản: Một ống soi mềm được đưa qua mũi hoặc miệng, đi qua cổ họng và vào phổi.
  • Nội soi trung thất: Bác sĩ mở một đường nhỏ vào bên trong lồng ngực, sau đó đưa dụng cụ vào để lấy mẫu từ các hạch bạch huyết. Khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân.
  • Sinh thiết kim phổi: Kết quả chẩn đoán hình ảnh là cơ sở để bác sĩ xác định vị trí khối u. Sau đó, một cây kim sinh thiết được đưa qua thành ngực và đến mô phổi có khối u để lấy mẫu.

Sau khi phân tích các mẫu mô, nếu kết quả dương tính với tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm các kiểm tra khác, chẳng hạn như chụp xương, siêu âm ổ bụng… nhằm xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa, đang ở giai đoạn nào… 

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn 1: Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi, có thể hóa trị nếu bệnh có nguy cơ tái phát cao.
  • Giai đoạn 2: Phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lá phổi, kèm hóa trị để hạn chế tái phát khối u.
  • Giai đoạn 3: Kết hợp cả hóa trị, phẫu thuật và xạ trị.
  • Giai đoạn 4: Khối u đã di căn rộng nên không thể loại bỏ hoàn toàn. Lúc này, mọi biện pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch… chỉ nhằm mục tiêu kiểm soát khối u và cải thiện triệu chứng bệnh. (5)

Với ung thư phổi tế bào nhỏ, phương pháp điều trị phổ biến thường chỉ là hóa trị và xạ trị. Bởi lẽ, trong hầu hết các trường hợp được phát hiện, khối u đã quá lớn và khó phẫu thuật.

Ung thư giai đoạn cuối tiếng anh là gì

Vận động nhiều hơn để đẩy lùi nguy cơ u độc tính ở vùng hô hấp

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, không có cách nào để ngăn ngừa ung thư ác tính ở phổi tuyệt đối, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu:

  • Tránh xa thuốc lá: Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng thử. Nếu đã hút thuốc trong nhiều năm, hãy ngừng ngay. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc với khói thuốc bằng cách vận động người thân không hút thuốc, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và tránh đến các khu vực có nhiều người hút thuốc, chẳng hạn như quán bar, nhà hàng, quán cà-phê… 
  • Kiểm tra mức độ radon trong nhà: đảm bảo nó luôn ở ngưỡng an toàn.
  • Tránh các chất gây khối u tại nơi làm việc: Nếu phải làm việc trong môi trường có chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư ác tính ở phổi, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình khỏi tiếp xúc với chúng. Những biện pháp này bao gồm đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ… 
  • Có chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả: Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh u phổi cấp tính
  • Tập thể dục đều đặn: Nguy cơ mắc bệnh cùng nhiều loại u độc khác sẽ giảm khi vận động thường xuyên. Hãy cố gắng tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, với bất kỳ hình thức nào: đi bộ, đạp xe, yoga, nhảy dây, bơi lội…

Bệnh ung thư phổi (u phổi ác tính) là căn bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện, điều trị ở giai đoạn khối u chưa phát triển lớn và lan rộng. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc tầm soát khối u ác tính là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh quái ác này.