Ung thư hạch bạch huyết là gì

Ung thư hạch, nghe là đã thấy hãi hùng phải không nào? Đây là một bệnh lý phổ biến của chuyên ngành Ung thư và Huyết học. Chúng ta đã hiểu hết về căn bệnh này chưa? nó được chẩn đoán và điều trị ra sao. Cần chuẩn bị gì và chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết này nhé. 

1. Ung thư hạch là gì? 

Là một tình trạng bệnh lý chung chung, nói về các ung thư tại hạch bạch huyết của cơ thể. Hạch bạch huyết vốn là một cấu trúc nằm trong hệ tạo máu, chúng có nhiều vai trò trong việc cấu thành nên các tế bào tham gia vào hệ miễn dịch. Những rối loạn ở đây có thể gây nên bệnh lý ác tính tại hạch, ngoài ra ung thư hạch thứ phát di căn từ nơi khác tới mới là phổ biến hơn cả. 

Thật ra cụm từ “Ung thư hạch” là rất chung chung. Đây là một tập hợp rất rất nhiều bệnh lý khác nhau. Với chẩn đoán, điều trị và tiên lượng có thể khác nhau hoàn toàn. Do đó bài viết này sẽ cung cấp những cái nhìn cơ bản nhất để nhận diện và hình dung được bệnh. Cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để biết chích xác thể bệnh cũng như các vấn đề liên quan khác nhé.

Nổi hạch báo hiệu điều gì? Liệu nó có phải là ung thư hay không? Tìm hiểu và xem thêm trong bài viết: Nổi hạch báo hiệu điều gì?

2. Có bao nhiêu loại ung thư hạch? 

Như đã nói, có rất nhiều cách phân chia thể của bệnh. Các cách phân loại này đều nhằm mục đích phục vụ cho việc điều trị: 

Nguyên phát hay thứ phát

Ung thư hạch bạch huyết là gì

  • Bệnh nguyên phát hay còn gọi là lymphoma. 
  • Thứ phát là các ung thư từ vị trí khác di căn tới hạch: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày,… 

Nguồn gốc tế bào của lymphoma lại được chia nhỏ nữa: 

  • Hogkin hay Không hogkin. 
  • Tế bào B, tế bào T, tế bào NK,…

Ung thư phổ biến nhất là tế bào B, trong tế bào B sẽ rất có nhiều loại khác nhau, một số loại lymphoma phổ biến: 

  • Tế bào B lớn loan tỏa
  • Nang
  • Áo nang
  • Vùng rìa
  • Nguyên bào lympho 

Việc nhận diện này đôi khi rất khó khăn và phức tạp. Bác sĩ có thể phải phối hợp nhiều công cụ để đưa ra chẩn đoán chính xác nhằm phục vụ cho hiệu quả điều trị. Các xét nghiệm như sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh, siêu âm, chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, … sẽ cần thiết trong nhiều trường hợp. 

Ung thư hạch bạch huyết là gì
Cấu trúc của một hạch lympho với nhiều loại tế bào khác nhau. Ngoài ra hạch lympho còn nhận dẫn lưu từ nơi khác về

3. Bệnh ung thư hạch có nguy hiểm không? 

Câu trả lời sẽ tuỳ thuộc vào bản chất loại ung thư đó nữa. Nếu là ung thư thứ phát từ một ổ ung thư khác thì thường là giai đoạn II trở đi. Hiệu quả điều trị và tiên lượng chủ yếu là đánh giá dựa trên giai đoạn và trạng thái của vị trí nguyên phát. 

Đối với lymphoma, nguồn gốc xuất phát của tế bào ung thư rất quan trọng trong tiên lượng:

Ung thư hạch bạch huyết là gì

Một số thể rất tốt, bệnh nhân có thể sống đến 5 – 10 năm mà không có triệu chứng như u lympho tế bào nhỏ (Small lymphocytic lymphoma). Những bệnh nhân này bác sĩ cũng sẽ không điều trị nếu không có triệu chứng và bệnh không có dấu hiệu tiến triển.

3.1 Lymphoma diễn tiến chậm

Thời gian sống còn khá dài có thể đến 10 năm. Điều trị những thể này có phần nhẹ nhàng hơn. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị tương đối đơn giản, tuy nhiên bệnh giai đoạn muộn thì có xu hướng khác với triệu trị chuẩn mực.

3.2 Thể xâm lấn

Một số thể của ung thư hạch nguyên phát diễn tiến rầm rộ và gây triệu chứng nặng nề. Nếu không điều trị người bệnh có thể tử vòng vì biến chứng. Bệnh có thể đáp ứng tốt với hoá trị liệu ban đầu, nhưng tỉ lệ tái phát sớm cao và dễ kháng sau đó. 

4. Triệu chứng của ung thư hạch là gì? 

4.1 Triệu chứng B

  • Mệt mỏi đáng kể, làm suy giảm lao động hàng ngày. 
  • Sụt cân >10% trọng lượng trong vòng dưới 6 tháng.
  • Đổ mồ hôi đêm. 
  • Sốt mà không có ổ nhiễm trùng. 

4.2 Nổi hạch

  • Vị trí có thể sờ thấy hạch là ở cổ, hạch nách, hạch bẹn, hạch ổ bụng thì có thể thấy qua phương tiện chẩn đoán hình ảnh. 
  • Hạch có thể có một số đặc điểm gợi ý ác tính như: to tăng nhanh, cứng, không di động, không đau, loét hoặc chảy máu, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường. 

4.3 Các triệu chứng liên quan đến biến chứng hoặc hệ quả cuả bệnh: 

  • Thiếu máu: Xanh xao nhợt nhạt, suy giảm khả năng lao động.
  • Chảy máu: Bầm da, chảy máu cơ quan. 
  • Nhiễm trùng tái diễn: như viêm phổi, nhiễm trùng da,…
  • Bệnh siêu vi tái diễn như zona, herpes,… 
  • Đau ngực, khó thở, đau bụng.
  • Gan lách to, căng chướng bụng

4.4 Điều trị ung thư hạch như thế nào? 

Các biện pháp điều trị trong ung thư hạch có thể phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp thông thường hay sử dụng: 

  • Hoá trị liệu: Dùng thuốc chống ung thư có thể phối hợp kháng thể đơn dòng hoặc thuốc trúng đích. 
  • Xạ trị 
  • Phẫu thuật
  • Ghép tế bào gốc: trong các trường hợp đặc biệt như xâm lấn tuỷ xương.

Bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị phù hợp tuỳ thuộc vào điều kiện bệnh và thể chất của bệnh nhân. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có thêm thông tin nhé. 

5. Chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch như thế nào? 

Cũng như bao bệnh nhân ung thư khác, bệnh nhân cần được chú ý các vấn đề trọng tâm sau: 

  • Giữ vệ sinh, vật dụng cá nhân và môi trường sống. 
  • Dinh dưỡng đầy đủ, ăn chín uống sôi. Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, dễ thấp thu. 
  • Tránh tự ý sử dụng các thực phẩm chức năng có thể làm rối loạn chức năng gan sẽ ảnh hưởng đến điều trị. 
  • Trong thời gian điều trị, loét có thể xảy ra đặc biệt ở đường tiêu hoá và da. Hãy tham vấn bác sĩ điều trị trong việc lựa chọn thực phẩm và vệ sinh vết loét.

Ung thư hạch là một bệnh lý khó. Không phải loại ung thư nào cũng nguy hiểm và khó điều trị. Hãy thăm khám đúng lúc, điều trị kịp thời sẽ cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống ngoạn mục. Cũng như bao bệnh khác, vấn đề chăm sóc về vệ sinh và dinh dưỡng của bệnh nhân cũng nên được đặt lên hàng đầu. Đừng ngần ngại tham vấn bác sĩ điều trị trong bất kỳ trường hợp nào nhé.

Ung thư hạch bạch huyết (hay còn gọi là u hạch/ u lympho/ lymphoma) là một loại ung thư với tỉ lệ mắc cao. U hạch có nhiều dạng bệnh khác nhau, biểu hiện ở nhiều cơ quan. Đồng thời, bệnh có khả năng phát hiện sớm thấp, dễ nhầm lẫn với các loại ung thư khác vì triệu chứng mơ hồ.

Ung thư hạch rất nguy hiểm vì chúng tàn phá hệ miễn dịch cũng như có khả năng di căn đến bất kỳ cơ quan, vị trí nào khác trên cơ thể một cách nhanh chóng. Để không bỏ lỡ thời điểm “vàng” để chẩn đoán và điều trị, hãy cập nhật các dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết ngay hôm nay!

Nguyên nhân của ung thư hạch bạch huyết

Ung thư là kết quả của sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Tuổi thọ trung bình của một tế bào là có hạn, và sau đó tế bào sẽ chết. Tuy nhiên, ở những người bị ung thư hạch, tế bào lympho phát triển mạnh và tràn lan thay vì chết.

Không rõ nguyên nhân gây ra ung thư hạch bạch huyết, nhưng một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến những bệnh ung thư này.

Ai dễ bị ung thư hạch bạch huyết hơn

Hầu hết các trường hợp ung thư hạch được chẩn đoán không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, một số người được coi là đối tượng có nguy cơ cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ ung thư hạch không Hodgkin

Các yếu tố nguy cơ của ung thư hạch không Hodgkin (NHL) bao gồm:

Ung thư hạch bạch huyết là gì

Điều này có thể là do hệ thống miễn dịch bị suy yếu trước vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc AIDs. Trường hợp khác có thể dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng.

Những người mắc một số bệnh tự miễn. Chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh celiac, có nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết cao hơn.

Ung thư hạch bạch huyết thường tập trung ở những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, một số loại phổ biến hơn ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển một số loại ung thư hạch cụ thể và nam giới có nhiều khả năng phát triển các loại khác.

Người Mỹ da trắng ở Hoa Kỳ có nhiều khả năng phát triển một số loại ung thư hạch hơn người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Á.

Ung thư hạch bạch huyết là gì

Những người đã từng bị nhiễm trùng. Các nhiễm trùng như bệnh tế bào T bạch cầu ở người / vi-rút bạch huyết (HTLV-1); Heliobacter pylori; viêm gan C hoặc vi-rút Epstein-Barr (EBV) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc u hạch.

Những người tiếp xúc với hóa chất trong thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc diệt cỏ cũng có nguy cơ gia tăng nguy cơ u hạch. Bức xạ hạt nhân cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triểnu hạch không Hodgkin.

Béo phì được cho là có liên quan đến ung thư hạch bạch huyết, nhưng cần được nghiên cứu thêm.

Các yếu tố nguy cơ ung thư hạch Hodgkin

Các yếu tố nguy cơ đối với ung thư hạch Hodgkin bao gồm:

Nhiều trường hợp được chẩn đoán tập trung ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 30 và ở những người trên 55 tuổi.

Nam giới có nhiều khả năng phát triển loại ung thư hạch này hơn phụ nữ.

Nếu anh chị em được chẩn đoán mắc loại ung thư này, nguy cơ phát triển ung thư của bạn cũng cao hơn.

Nhiễm EBV có thể gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Nhiễm trùng này có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch.

Những người xuất thân từ hoàn cảnh kinh tế xã hội cao hơn có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn.

Những người nhiễm HIV có nguy cơ phát triển ung thư hạch cao hơn.

Các giai đoạn của ung thư hạch bạch huyết

Cả quá trình phát triển ung thu hạch không Hodgkin và ung thư hạch Hodgkin đều có thể được phân loại thành bốn giai đoạn. Giai đoạn của ung thư hạch được xác định bởi vị trí của khối u và mức độ di căn của nó.

Ung thư hạch bạch huyết là gì
Các giai đoạn ung thư hạch

Giai đoạn 1

Ung thư ở một hạch bạch huyết hoặc một cơ quan.

Giai đoạn 2

Ung thư ở hai hạch bạch huyết gần nhau và ở cùng một bên của cơ thể, hoặc ung thư ở một cơ quan và các hạch bạch huyết lân cận.

Giai đoạn 3

Tại thời điểm này, ung thư ở các hạch bạch huyết ở cả hai bên cơ thể và ở nhiều hạch bạch huyết.

Giai đoạn 4

Ung thư có thể ở trong một cơ quan và lan ra ngoài các hạch bạch huyết gần đó. Khi u hạch không Hodgkin (NHL) tiến triển, nó có thể bắt đầu di căn. Các vị trí phổ biến nhất đối với NHL di căn bao gồm gan, tủy xương và phổi.

Mặc dù ung thư hạch ở giai đoạn 4 đã tiến triển nặng nhưng vẫn có khả năng điều trị được.

Dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết

Trước khi được phát hiện cơ thể có khối u, các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết; khó thở; hơi thở ngắn và sưng phù đường hô hấp có thể xuất hiện. Một số bệnh nhân thậm chí có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân. Hãy chú ý đến các dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết sau đây:

Thiếu máu

Theo thống kê trên lâm sàng, có khoảng 10- 20% bệnh nhân bị ung thư hạch ác tính có biểu hiện thiếu máu tại thời điểm thăm khám. Thậm chí tình trạng này đã xuất hiện khoảng vài tháng trước khi các hạch bạch huyết nổi rõ.

Đối với những bệnh nhân đã rơi vào giai đoạn bệnh tiến xa (giai đoạn nặng) thì tình trạng thiếu máu có thể đã được thể hiện một cách rõ ràng. Thiếu máu giống như là một dấu hiệu mạnh mẽ để dự đoán mức độ của bệnh ung thư hạch.

Một trong những tiêu chí quan trọng để chẩn đoán mức độ tiến triển của bệnh ung thư hạch trên lâm sàng, đó chính là mức độ thiếu máu nhiều hay ít và tỉ lệ đông máu nhanh hay chậm. Đây sẽ là những cơ sở để xác định bệnh.

Ung thư hạch bạch huyết là gì
Hạch sưng to và thiếu máu

Suy giảm chức năng miễn dịch

Đây là diễn tiến phổ biến ở những người có bệnh ung thư hạch, đặc biệt là những người ở giai đoạn cuối. Bệnh càng tiến triển khi khả năng miễn dịch của cơ thể càng giảm sút.

Bệnh nhân có thể thường xuyên xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng tại hệ thống thần kinh trung ương. Viêm màng não hoặc u nang não có thể xảy ra. Những bệnh này rất có hại cho cơ thể và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Bệnh ung thư hạch bạch huyết thường đi kèm với xuất huyết não ở phân nửa số bệnh nhân.

Sưng hạch bạch huyết

Nghiên cứu thống kê trên lâm sàng cho thấy, nhiều bệnh nhân bị ung thư hạch ở giai đoạn sớm không hề cảm thấy đau. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng hơn thì triệu chứng này mới dần dần xuất hiện.
Các hạch bạch huyết sẽ dần dần sưng to, từ giai đoạn có kích thước bằng đậu nành nhỏ rồi phát triển lớn hơn như kích thước của quả táo tàu.

Độ cứng của hạch bạch huyết này thường có mức độ trung bình, rất cứng và đồng nhất. Những hạch này thường không bám dính vào da. Đến giai đoạn giữa và giai đoạn tiến triển, chúng có thể tách rời hoàn toàn với da và có thể chuyển động được dưới vùng da khi ta chạm vào.

Đến giai đoạn cuối, u hạch sẽ có thể phát triển đến mức rất to, kết dính lại với nhau thành 1 khối to. Một số trường hợp có thể có khối u với đường kính lên tới 20 cm và hơn thế nữa.

Nhiều triệu chứng của ung thư hạch giai đoạn đầu là không đặc hiệu. Điều đó khiến chúng dễ bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh lí khác. Nếu cơ thể bạn có những biểu hiện như đau trong xương; ho; mệt mỏi; lách to; sốt; đổ mồ hôi về đêm; đau khi sử dụng rượu; phát ban; khó thở; ngứa; đau bụng; sụt cân không giải thích được… Đó có thể là các dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn, loại trừ hoặc điều trị kịp thời, bạn nhé!