Uống thuốc xong bảo lâu được uống vitamin C

Cập nhật: 18:05 - 27/03/2020 | Lần xem: 58884

Vitamin C cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động, là chất chống oxy hoá mạnh, đóng vai trò bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công từ các vi-rút hay vi khuẩn. Việc bổ sung vitamin C cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng liều lượng cao, trong quá trình lâu dài, có thể gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Cơ thể sẽ hấp thụ vitamin C từ các sản phẩm, thực phẩm bên ngoài. Ngoài việc bổ sung vitamin C, mọi người nên bổ sung thêm những chất dinh dưỡng khác để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tầm quan trọng và tác dụng tăng cường sức đề kháng của vitamin C

Vitamin C hỗ trợ sản xuất protein quan trọng của hệ miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh, Nó còn chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào miễn dịch chống tác hại của các gốc tự do trong quá trình gây bệnh. Do đó, vitamin C có tác dụng làm mạnh hệ miễn dịch, từ đó tăng cường sức để kháng cho cơ thể

Sử dụng loại vitamin C nào sẽ tốt hơn cho cơ thể?

Vitamin C tổng hợp thì thiếu những vi khoáng chất hỗ trợ cho việc hấp thu. Vitamin C tự nhiên trong rau quả tươi, hiện diện đồng thời cùng các vitamin, enzyme và các vi khoáng chất khác. Các chất này sẽ giúp cơ thể nhận biết, hấp thu và chuyển hóa vitamin C với lượng phù hợp nhu cầu cơ thể nên hiệu quả hơn.

Hơn nữa, khi ăn rau quả thì chúng ta sẽ ăn rải đều trong ngày do đó lượng vitamin C hấp thu cũng được rải đều nên cơ thể được bổ sung đầy đủ hơn.Việc sử dụng lượng vitamin C tổng hợp liều cao khiến cơ thể không hấp thu hết. Do đó nó sẽ tổn tại trong ruột và gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy).

Uống thuốc xong bảo lâu được uống vitamin C

Ảnh: Vitamin C có trong rau quả tự nhiên (nguồn internet)

Vitamin C tổng hợp nên được sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

Vitamin C tan trong nước nên khi dùng hàm lượng cao một lần cơ thể hấp thu không hết nên sẽ thải qua nước tiểu. Do đó, việc sử dụng vitamin C hàm lượng cao sẽ không hiệu quả bằng việc dùng hàm lượng nhỏ và bổ sung nhiều lần trong ngày.

Hiện nay thì trường có rất nhiều loại vitamin C: 100mg, 500mg, 1000mg. Tuy nhiên, nhu cầu vitamin C của cơ thể thì rất ít:  ngưởi trưởng thành cần 70mg-100mg/ngày; trẻ em thì cần thấp hơn người trưởng thành. Để tăng cường sức để kháng, có thể bổ sung thêm 100mg – 200mg/lần và bổ sung 2 lần/ngày (sáng và trưa)

Khi cơ thể chúng ta thiếu sức để kháng thì có thể không chỉ thiếu vitamin C mà còn thiếu nhiều chất khác, do đó nên chọn sản phẩm có nhiều loại vitamin (multivitamin) bao gồm vitamin C và các yếu tố vi lượng khác như sắt, kẽm… Như vậy sẽ phù hợp hơn cho các trường hợp ăn uống không đầy đủ dưỡng chất

Không uống vitamin C liều cao 1000mg/ ngày vì cơ thế không cần bổ sung đến mức này.  Với liều lượng này, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ trong điều trị một số bệnh lý cần chất chống oxy hóa. Việc dùng vitamin C liều cao, cơ thế hấp thụ không hết sẽ thải qua nước tiểu, sau đó chuyển hóa thành axit oxalic tạo ra oxalat gây sỏi thận.

Uống thuốc xong bảo lâu được uống vitamin C

Ảnh: bổ sung vitamin tổng hợp nên theo chỉ định của bác sỹ (nguồn internet)

Vitamin C tự nhiên nên sử dụng như thế nào?

Trong tự nhiên, vitamin C có trong nhiều các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, đu đủ chín, kiwi, táo, ổi, ớt, bông cải xanh… Trái chín cây sẽ nhiều vitamin C hơn trái bị chín ép. Ở các loại rau xanh, vitamin C có nhiều trong lá hơn thân.

Vitamin C là chất tan trong nước nên rất dễ mất trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó nên bảo quản rau, trái cây trong bao nylon có đục lỗ và để vào ngăn mát tủ lạnh. Không nên trữ quá lâu. Trong khi nấu ăn thì nên nấu nhanh vì vitamin C cũng dẽ bị hủy ở nhiệt độ cao

Những biện pháp nào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể?

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cần nhận đủ năng lượng và đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là đủ chất đạm. Ngoài vitamin C, cần bổ sung:

  • Các loại vitamin khác A, E, D, sắt kẽm, do đó nên phải ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn đa dạng thực phẩm và phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của độ tuổi, đảm bảo đủ chất đạm và năng lượng.
  • Uống đủ nước cho cơ thể 2-2,5 lít và tùy thời tiết cũng như hoạt động thể lực của cơ thể
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh tích cực: hạn chế rượu bia và thuốc lá; tăng cường các hoạt động thể lực phù hợp với thể trạng từng người (có thể vận động khoảng 30 phút/ngày và từ 5 ngày -7 ngày/tuần).
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thư giãn và tránh căng thẳng quá mức.

Uống thuốc xong bảo lâu được uống vitamin C

Ảnh minh họa (nguồn internet)

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Uống C sủi có thể tăng cường bổ sung vitamin C cấp tốc, tuy nhiên mỗi người chỉ nên uống một lần trong những trường hợp cơ thể bị thiếu hụt vitamin C hoặc cần tăng cường miễn dịch khi bị cảm cúm.

- Thời điểm uống C sủi tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ăn no, không nên uống vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ bởi chúng có tác dụng kích thích nhẹ. Tốt nhất bạn nên sử dụng vào thời điểm trước 16 giờ hằng ngày và phải dùng sau khi ăn. Vitamin C khi vào cơ thể lúc bụng đang đói có thể gây xót và kích thích dạ dày.

- Không dùng vitamin C như một loại thuốc bổ, dùng không có giới hạn (đặc biệt đối với trẻ nhỏ). Lạm dụng viên sủi vitamin C nguy cơ bị sỏi thận sẽ tăng cao vì nó tăng đào thải canxi trong cơ thể qua đường tiết niệu.

- Với những bệnh nhân bị sỏi thận thì không nên dùng quá 1g vitamin C/ ngày. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng. Những người bị tăng huyết áp được các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được dùng thuốc dạng sủi, trong đó có viên sủi vitamin C, vì viên sủi bọt có chứa lượng lớn Natri - thành phần có trong muối, nguyên nhân gây tăng huyết áp.

- Mọi loại vitamin C cần phải được bảo quản trong hộp kín, để ở nơi khô ráo. Nên giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh những nơi ẩm thấp và có ánh sáng trực tiếp.

Vitamin C (acid ascorbic) là vitamin rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quýt và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, khoai tây, rau cải, cà chua... Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn.

Giúp trẻ em tăng trưởng và phòng bệnh

Vitamin C rất quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, giúp trẻ hấp thu hiệu quả sắt và canxi từ thực phẩm. Trong giai đoạn cơ thể phát triển nhanh, trẻ rất dễ bị thiếu vitamin C do chế độ ăn không cung cấp đủ với các biểu hiện như: giảm sức đề kháng, hay ốm vặt kèm theo mệt mỏi, biếng ăn, mụn nhọt, rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, lợi sưng, dễ chảy máu chân răng, lở miệng, nhiệt miệng... Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, giúp trẻ tự bảo vệ cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virut gây ra: cảm cúm, sốt virut, tay - chân - miệng, thủy đậu, sốt do nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp, hen suyễn…

Uống thuốc xong bảo lâu được uống vitamin C

Nên dùng vitamin C dưới dạng thực phẩm tốt hơn thuốc.

Mặc dù là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhưng vitamin C là hợp chất cơ thể không tự tổng hợp được, không bền, dễ tan trong nước nên không được tích luỹ trong cơ thể. Mặt khác, vitamin C dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên thức ăn chế biến sẵn hoặc để lâu dễ bị mất đi, vì vậy, vitamin C cần được cung cấp hàng ngày. Nguồn cung cấp vitamin C cho trẻ cơ bản từ chế độ dinh dưỡng, từ rau củ (súp lơ, cải bắp, khoai lang, khoai tây…), từ các loại quả (cam, quýt, đào, lê, táo…). Tuy nhiên, lượng vitamin C sẽ bị hao hụt đi rất nhiều trong quá trình bảo quản và chế biến, vì vậy, trẻ không nhận được đủ  vitamin C cần thiết cho cơ thể và cần bổ sung các chế phẩm chứa vitamin C.

Lưu ý khi sử dụng cùng với thuốc khác

Cần lưu ý, khi đang uống các loại thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh nhóm beta lactam như penicilin, ampicilin, amoxycilin, augmentin, unacyl, cloxacylin, oxacilin... cần chú ý không được dùng nước hoa quả hay các đồ uống có vị chua bởi vì các kháng sinh này không bền ở môi trường acid. Trong khi đó, vitamin C sủi chính là dung dịch acid ascorbic. Nhiều người thường có thói quen uống thuốc xong lại cho uống viên C sủi hoặc dùng ngay dung dịch viên C sủi để uống các loại thuốc kháng sinh khác. Đây là cách dùng thuốc không đúng dẫn đến tương tác thuốc giữa kháng sinh và vitamin C vốn có bản chất là một acid nên tác dụng của thuốc kháng sinh sẽ bị ảnh hưởng trong môi trường acid của vitamin C. Vì vậy, khi đang dùng kháng sinh, tốt nhất không nên uống cùng lúc với các thuốc có vitamin C. Cũng không nên dùng các loại nước hoa quả chua, các loại nước ngọt có ga và có pH acid ngay sau khi vừa uống thuốc kháng sinh. Cần nhớ rằng, nhiều loại thuốc kháng sinh nhóm beta lactam có tên biệt dược khác như amoksiklav, clamoxyl, hiconcil, ospen, dodacin... cũng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc không uống cùng với các chất có pH acid. Vì vậy, khi đang dùng các thuốc kháng sinh đường uống, tốt nhất không nên uống với các chất có vitamin C.

Nhiều người đau dạ dày do viêm, loét thường được khuyên không nên ăn chua để tránh tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích ổ viêm loét. Vitamin C có vị chua nên nhiều người lầm tưởng là bệnh dạ dày thì không được dùng thuốc này. Tuy nhiên, vitamin C là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chua  như chanh, cam... mà nó còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu… cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây... Người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C. Dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày. Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt nhất, nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ  không thích nghi kịp, các bậc cha mẹ nên duy trì bổ sung vitamin C đều đặn hàng ngày kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho trẻ trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh lây qua đường hô hấp do vi khuẩn và virut gây ra, tránh tình trạng bệnh tái nhiễm nhiều lần, giúp trẻ luôn mạnh khỏe. Cần có chế độ ăn uống hợp lý ngoài các chất thiết yếu cần bổ sung đầy đủ các loại rau xanh và trái cây để cơ thể không bị thiếu vitamin C. Bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng con đường tự nhiên qua ăn uống tốt hơn là dùng thuốc. Vì đây cũng là vitamin cần thiết giúp cho cơ thể chống lại các chất ôxy hóa, giữ được nét thanh xuân cho cơ thể, nhất là biểu hiện trên da.

ThS. Lê Quốc Thịnh